Lý thuyết thực hành Công tác xã hội là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mỗi lý thuyết CTXH có một vai trò khác nhau và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ứng dụng, thực hành nghề CTXH. Áp dụng lý thuyết có thể giúp chúng ta hiểu vì sao các TC lại hành động như vậy. Áp dụng lý thuyết có thể giúp nhân viên CTXH xác định được những nguồn lực hữu hiệu hoặc những rủi ro, hậu quả có thể xảy ra của một vấn đề hoặc hành vi nào đó của TC. Điều này sẽ giúp nhân viên CTXH có được những can thiệp phù hợp để từ đó làm giảm thiểu tối đa các hậu quả đó. Sử dụng hiểu quả những lý thuyết có liên quan đến tình huống cụ thể của TC sẽ gợi ý cho nhân viên CTXH những phương thức can thiệp vấn đề hiệu quả. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành CTXH được coi là mối quan hệ tất yếu vì lý thuyết CTXH là lý thuyết thực hành. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành CTXH xoay quanh bốn đặc tính sau: • Tính ứng dụng (applicability): lý thuyết ứng dụng trong thực hành có được không, có hiệu quả không. • Tính thích hợp (relevance): thực hành có thể làm thay đổi lý thuyết không và ngược lại. • Tính hạch toán (accountability): lý thuyết có hỗ trợ cơ quan dịch vụ hay nhân viên thực hành đo đếm được hoạt động và hiệu quả của mình không. • Tính pháp lý (legitimation): CTXH có vị trí và giá trị xã hội không. Lý thuyết cung cấp hướng dẫn thực hành cho nhân viên CTXH chuyên nghiệp để họ có thể xem cái gì được, cái gì chưa được cần bổ sung. Trong chừng mực nào đó, lý thuyết được coi như định hướng chính trị để nhân viên CTXH nhận định xem việc ứng dụng có cái gì phù hợp, có cái gì chưa phù hợp; lấy lý thuyết để xem xét đánh giá ngay việc ứng dụng lý thuyết, lấy lý thuyết này để kiểm chứng lý thuyết kia.
Trả lời
Mỗi lý thuyết CTXH có một vai trò khác nhau và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ứng dụng, thực hành nghề CTXH. Áp dụng lý thuyết có thể giúp chúng ta hiểu vì sao các TC lại hành động như vậy. Áp dụng lý thuyết có thể giúp nhân viên CTXH xác định được những nguồn lực hữu hiệu hoặc những rủi ro, hậu quả có thể xảy ra của một vấn đề hoặc hành vi nào đó của TC. Điều này sẽ giúp nhân viên CTXH có được những can thiệp phù hợp để từ đó làm giảm thiểu tối đa các hậu quả đó. Sử dụng hiểu quả những lý thuyết có liên quan đến tình huống cụ thể của TC sẽ gợi ý cho nhân viên CTXH những phương thức can thiệp vấn đề hiệu quả. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành CTXH được coi là mối quan hệ tất yếu vì lý thuyết CTXH là lý thuyết thực hành. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành CTXH xoay quanh bốn đặc tính sau: • Tính ứng dụng (applicability): lý thuyết ứng dụng trong thực hành có được không, có hiệu quả không. • Tính thích hợp (relevance): thực hành có thể làm thay đổi lý thuyết không và ngược lại. • Tính hạch toán (accountability): lý thuyết có hỗ trợ cơ quan dịch vụ hay nhân viên thực hành đo đếm được hoạt động và hiệu quả của mình không. • Tính pháp lý (legitimation): CTXH có vị trí và giá trị xã hội không. Lý thuyết cung cấp hướng dẫn thực hành cho nhân viên CTXH chuyên nghiệp để họ có thể xem cái gì được, cái gì chưa được cần bổ sung. Trong chừng mực nào đó, lý thuyết được coi như định hướng chính trị để nhân viên CTXH nhận định xem việc ứng dụng có cái gì phù hợp, có cái gì chưa phù hợp; lấy lý thuyết để xem xét đánh giá ngay việc ứng dụng lý thuyết, lấy lý thuyết này để kiểm chứng lý thuyết kia.