Lý giải về câu nói “Vắng tanh như chùa bà Đanh”?
Mình cũng khá hay dùng câu nói này, mặc dù vẫn chưa biết nguồn gốc của nó là ở đâu :v Và không biết chùa bà Đanh liệu có thật hay không?
văn hóa
Chùa Bà Đanh trong câu nói trên thực ra ở ngay Thụy Khuê, Hà Nội (thường bị nhầm với chùa Bà Đanh ở Hà Nam). Chùa được xây dựng năm 1497, sau đó địa phận của chùa được lấy để xây dựng trường Chu Văn An bây giờ nên chùa được dời về chùa Phúc Lâm ở Thụy Khuê.
Sau khi vua Lê Thánh Tông đi dẹp quân Chiêm Thành, có đưa về rất nhiều tù binh. Thời điểm đó vua cho xây dựng Châu Lâm Viện (viện tu dưỡng Châu Lâm) để phục vụ cho quá trình cải tạo các tù nhân Chiêm. Cùng với đó, ông cũng cho xây một ngôi chùa (chùa Châu Lâm tên thật của chùa Bà Đanh) lấy tên trùng với viện tu dưỡng. Theo tấm bia Chính Hòa 20 (1699) có ghi “Châu Lâm tự hiệu là chùa Bà Đanh”. Sở dĩ có tên như vậy vì một người phụ nữ có tên Nôm là Bà Đanh có từng là người có công trông coi chùa một thời gian dài.
Vì chùa Châu Lâm dành riêng cho người Chiêm Thành nên người Việt không dám vào đây, chỉ có ít tín đồ theo Đạo Phật vào cúng lễ. Và dân phường Thụy Chương cũng có một ngôi chùa riêng là Phúc Long nên chùa Châu Lâm quanh năm vắng vẻ. Sau này thì một số người Chiêm Thành được trở về quê, số khác lấy vợ, lấy chồng sinh con nên Châu Lâm Viên chật chội khiến họ phải di sang các khu vực khác sinh sống. Rồi chùa xuống cấp vì lâu không được tu sửa, lại càng vắng vẻ, câu nói "vắng như chùa Bà Đanh" có là vì vậy.
Yvonne
Chùa Bà Đanh trong câu nói trên thực ra ở ngay Thụy Khuê, Hà Nội (thường bị nhầm với chùa Bà Đanh ở Hà Nam). Chùa được xây dựng năm 1497, sau đó địa phận của chùa được lấy để xây dựng trường Chu Văn An bây giờ nên chùa được dời về chùa Phúc Lâm ở Thụy Khuê.
Sau khi vua Lê Thánh Tông đi dẹp quân Chiêm Thành, có đưa về rất nhiều tù binh. Thời điểm đó vua cho xây dựng Châu Lâm Viện (viện tu dưỡng Châu Lâm) để phục vụ cho quá trình cải tạo các tù nhân Chiêm. Cùng với đó, ông cũng cho xây một ngôi chùa (chùa Châu Lâm tên thật của chùa Bà Đanh) lấy tên trùng với viện tu dưỡng. Theo tấm bia Chính Hòa 20 (1699) có ghi “Châu Lâm tự hiệu là chùa Bà Đanh”. Sở dĩ có tên như vậy vì một người phụ nữ có tên Nôm là Bà Đanh có từng là người có công trông coi chùa một thời gian dài.
Vì chùa Châu Lâm dành riêng cho người Chiêm Thành nên người Việt không dám vào đây, chỉ có ít tín đồ theo Đạo Phật vào cúng lễ. Và dân phường Thụy Chương cũng có một ngôi chùa riêng là Phúc Long nên chùa Châu Lâm quanh năm vắng vẻ. Sau này thì một số người Chiêm Thành được trở về quê, số khác lấy vợ, lấy chồng sinh con nên Châu Lâm Viên chật chội khiến họ phải di sang các khu vực khác sinh sống. Rồi chùa xuống cấp vì lâu không được tu sửa, lại càng vắng vẻ, câu nói "vắng như chùa Bà Đanh" có là vì vậy.
Nguyễn Quang Vinh
Chùa này có thật ở Hà Nam. Vắng thì vắng thật. Nhưng để vào câu thành ngữ thì có lẽ do nó có vần "vắng tanh" và "bà Đanh".