Lý do thành công của người lười biếng?

  1. Phong cách sống

Lười thường bị xem là không tốt. Nhưng đa số chúng ta lại ít nhiều có máu lười, và thực tế chứng minh một số người lười biếng quá mức trong mắt xung quanh lại thành công hơn trong cuộc sống.

Với mình, lý do thành công của người lười là do họ luôn tìm ra cách thông minh nhất nhất để giải quyết vấn đề, trong khi người khác phải tốn khá nhiều công sức để hoàn thành theo cách thông thường.

Ngoài ra mọi người nghĩ còn có lý do nào để người lười biếng phát huy thành công 'bệnh lười' của mình không?


------

Trả lời của Trevor Karlson trên

quora.com
, do bạn Đỗ Mạnh Thế dịch và đăng trên Group
Quora Việt Nam
:

Jack Ma, người sáng lập Alibaba, nói với con trai:

"Con không cần phải là người đứng đầu trong lớp, ở giữa cũng được, miễn là điểm của con không quá tệ. Chỉ có như thế con mới có thời gian để học những cái khác "

Tôi quen một chàng trai là hình mẫu của sự lười biếng trong trường học.

Cậu ta không bao giờ đụng chân đụng tay vào bất cứ việc gì, và thay vào đó dành phần lớn thời gian rảnh chơi game hoặc đi chơi với bạn gái.

Dù vậy, giáo viên không thể làm gì cậu ta, bởi cậu ta tham dự đủ các bài giảng, và đã làm tốt trong các bài kiểm tra và các kỳ thi.

Họ không có lý do gì để bắt lỗi cậu ta.

Vậy mà hồi đó, tôi đã phải vật lộn với việc học hành của mình rất nhiều, và tôi biết cậu ta qua một người bạn. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện vì tôi thấy cậu ta trong phòng thể chất khá nhiều, rồi một ngày nọ tôi hỏi cậu ta về bí quyết của mình.

Đây là những gì cậu ta nói với tôi.

"Tôi không lười biếng, tôi chỉ làm vừa đủ tối thiểu để đạt được một số điểm tương đối."

Cậu ta tiếp tục nói với tôi rằng cậu ta không bao giờ đạt kết quả tốt nhất, nhưng tất cả chỉ vì cậu ta hiếm khi bỏ nỗ lực vào việc học.

Cách cậu ta tiếp cận việc học là một chiến thuật “học và hiểu luôn trong một lần”, và rõ ràng, tôi đã không sử dụng chiến thuật ấy.

Về cơ bản, chiến thuật này bao gồm sự hiểu biết một về chủ đề hoặc một khái niệm cặn kẽ trước khi chuyển sang cái tiếp theo.

Đây là những gì cậu ta làm khác với người khác. Hầu hết học sinh dành thời gian đọc hướng dẫn và làm bài một cách vô thức trong khi tham khảo các note, không bỏ ra bất cứ nỗ lực nào để hiểu được cốt lõi cốt lõi đằng sau một số vấn đề.

Tuy nhiên, những học sinh như cậu ta làm rõ bất kỳ ngờ vực nào ngay lập tức và tạo ra một mốc để lĩnh hội được nền tảng của bất cứ khái niệm nào.

Đây là cách họ có thể liên kết các khái niệm khác nhau thành một cái gì đó như kiểu một cây kiến thức, và rồi họ có thể nhớ mọi thứ tốt hơn và lâu hơn.

Tên cậu ấy là Jackson, cậu ấy tiếp tục điều hành nhiều công việc kinh doanh thành công và hiện đang sống một cuộc sống mà hầu hết mọi người đều mơ ước.

Hóa ra cậu ta không lười biếng như mọi người vẫn thấy, cậu ta chỉ biết khi nào cần nỗ lực, khi nào cần thư giãn và không quan tâm quá nhiều.

------

Từ khóa: 

phong cách sống

Nếu ai đó nghĩ rằng lười nhác mang lại thành công, thì tôi là người đầu tiên không đồng ý. Mặc dù tôi cũng khá lười, và thi thoảng cũng tự an ủi mình rằng, chính sự lười nhác sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo, thúc đẩy những cách làm đột phá để giúp mình tiếp tục được lười. Tuy vậy thực lòng mà nói tôi không tán đồng quan điểm trên.

Rất đồng ý rằng: "everybody have a tendency to be lazy", mọi người đều có xu hướng lười, mong muốn lười. Do đó, nếu bạn lười nhác thì đó là điều bình thường, không có gì xấu cả. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn là người chăm chỉ, và sẽ hơi đặc biệt nếu bạn là dạng siêu lười.

Theo tôi chăm chỉ là điều kiện cần có của thành công, nhưng tạm bỏ những người chăm chỉ sang một bên và không thảo luận ở đây. Với những người lười và siêu lười tại sao họ vẫn có thể thành công? Bởi vì họ giỏi, bởi vì họ vẫn đủ đam mê với những thứ họ thích và bởi vì họ lọc bỏ nhanh (lười nhác) với những thứ họ không thích ...

Mấu chốt của vấn đề ở đây là: thế nào là thành công?

Thành công là việc bạn có một mục tiêu, và bạn đã thực hiện được nó. Hãy thử hình dung đơn giản, bạn một đích đến và bạn cần đi bộ được tới đó đúng giờ.

=> Để thành công thì:

  • Cần nắm rõ đích đến của mình. Biết mình muốn gì, thích gì, cần hoàn thành điều gì.
  • Bạn phải khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, giỏi, thông minh ... năng lực cá nhân phải đủ mạnh. Nếu năng lực cá nhân chưa đủ bạn cần phải huy động sự giúp đỡ bên ngoài (lập nhóm, lập công ty, kêu gọi đầu tư ...)
  • Việc chăm chỉ cũng rất là tốt, giúp bạn đi sớm, xuất phát sớm. Nhưng rõ ràng việc có tới được đích đúng giờ hay không thì lười hay chăm trong nhiều trường hợp sẽ không có tính quyết định.
Trả lời

Nếu ai đó nghĩ rằng lười nhác mang lại thành công, thì tôi là người đầu tiên không đồng ý. Mặc dù tôi cũng khá lười, và thi thoảng cũng tự an ủi mình rằng, chính sự lười nhác sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo, thúc đẩy những cách làm đột phá để giúp mình tiếp tục được lười. Tuy vậy thực lòng mà nói tôi không tán đồng quan điểm trên.

Rất đồng ý rằng: "everybody have a tendency to be lazy", mọi người đều có xu hướng lười, mong muốn lười. Do đó, nếu bạn lười nhác thì đó là điều bình thường, không có gì xấu cả. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn là người chăm chỉ, và sẽ hơi đặc biệt nếu bạn là dạng siêu lười.

Theo tôi chăm chỉ là điều kiện cần có của thành công, nhưng tạm bỏ những người chăm chỉ sang một bên và không thảo luận ở đây. Với những người lười và siêu lười tại sao họ vẫn có thể thành công? Bởi vì họ giỏi, bởi vì họ vẫn đủ đam mê với những thứ họ thích và bởi vì họ lọc bỏ nhanh (lười nhác) với những thứ họ không thích ...

Mấu chốt của vấn đề ở đây là: thế nào là thành công?

Thành công là việc bạn có một mục tiêu, và bạn đã thực hiện được nó. Hãy thử hình dung đơn giản, bạn một đích đến và bạn cần đi bộ được tới đó đúng giờ.

=> Để thành công thì:

  • Cần nắm rõ đích đến của mình. Biết mình muốn gì, thích gì, cần hoàn thành điều gì.
  • Bạn phải khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, giỏi, thông minh ... năng lực cá nhân phải đủ mạnh. Nếu năng lực cá nhân chưa đủ bạn cần phải huy động sự giúp đỡ bên ngoài (lập nhóm, lập công ty, kêu gọi đầu tư ...)
  • Việc chăm chỉ cũng rất là tốt, giúp bạn đi sớm, xuất phát sớm. Nhưng rõ ràng việc có tới được đích đúng giờ hay không thì lười hay chăm trong nhiều trường hợp sẽ không có tính quyết định.

Mình nghĩ người thông minh thường sẽ lười hơn một chút, do họ biết cách xoay sở, tư duy để có thể đạt được các kết quả theo những cách thông minh & ít tốn sức lực hơn . Vì vậy, họ có thời gian để học/ làm/ trải nghiệm nhiều thứ, tư duy linh hoạt và kiến thức phong phú khiến họ có nhiều cơ hội thành công hơn. Trong mọi tình huống, họ luôn cố gắng tìm ra cách "thông minh" nhất, con đường ngắn nhất để giải quyết - nên nói họ "lười" là lười trong action chứ ko phải "lười suy nghĩ" hay thái độ lười biếng.

Vậy nên lý do thành công của người lười chính là họ có tư duy, có tri thức để có thể Làm Ít đi mà hiệu quả vẫn rất tốt :D