Lý do người ta đi tu là gì?

  1. Tâm linh

Bạn nghĩ những lý do gì mà người tu hành quyết định đi tu, ngoài những lý do mà ngươi đời hay mặc định do họ gặp nhiều khổ đau, bất như ý trong cuộc sống, trầm cảm, bế tắc.. còn có những lý do thực sự gì khác.

Nếu muốn đi tu cần phải xác định trước những điều gì? Chuẩn bị gì?

Từ khóa: 

tâm linh

Vì họ bỗng phát hiện ra rằng "đời là bể khổ", rằng đi tu là một trong những cách, nếu không phải cách tốt nhất, hợp lý nhất, để thoát khổ. Và để nhận ra được rằng đời là bể khổ, tất nhiên trước hết họ cần phải trải nghiệm sự khổ, có thể một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thông qua quan sát xã hội xung quanh.

Nếu muốn đi tu cần xác định trước rằng đi tu là một việc khó, nếu không phải là một trong những việc khó khăn nhất đối với con người. Đi tu đòi hỏi chúng ta phải rũ bỏ càng nhiều truy cầu & ham muốn của con người càng tốt. Và đây là việc rất khó thực hiện, vì nó đi ngược lại các bản năng rất "động vật" của chúng ta. Nhưng một khi bạn đã rũ bỏ được chúng, bạn sẽ trải nghiệm một cảm giác hạnh phúc, bình yên thực sự.

Thế nên thiền sư Thích Nhất Hạnh từng phát biểu đại ý rằng "đi tu rất khó, nhưng mà tu được thì sẽ rất sướng".

Muốn tu thì không nhất thiết phải vào chùa, cũng chẳng cần học thuộc bài kinh hay quán thiền nào cả. Miễn là bạn biết cách làm chủ tư tưởng cũng như các thôi thúc đến từ cơ thể mình, biết cách gieo trồng các nhân tốt, nhân thiện, thế là bạn đã tu rất thành công rồi. Đây chính là việc "tu tại tâm" mà anh

Phan Đức Dũng
 đã nhắc đến.

undefined
Thân.
Trả lời

Vì họ bỗng phát hiện ra rằng "đời là bể khổ", rằng đi tu là một trong những cách, nếu không phải cách tốt nhất, hợp lý nhất, để thoát khổ. Và để nhận ra được rằng đời là bể khổ, tất nhiên trước hết họ cần phải trải nghiệm sự khổ, có thể một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thông qua quan sát xã hội xung quanh.

Nếu muốn đi tu cần xác định trước rằng đi tu là một việc khó, nếu không phải là một trong những việc khó khăn nhất đối với con người. Đi tu đòi hỏi chúng ta phải rũ bỏ càng nhiều truy cầu & ham muốn của con người càng tốt. Và đây là việc rất khó thực hiện, vì nó đi ngược lại các bản năng rất "động vật" của chúng ta. Nhưng một khi bạn đã rũ bỏ được chúng, bạn sẽ trải nghiệm một cảm giác hạnh phúc, bình yên thực sự.

Thế nên thiền sư Thích Nhất Hạnh từng phát biểu đại ý rằng "đi tu rất khó, nhưng mà tu được thì sẽ rất sướng".

Muốn tu thì không nhất thiết phải vào chùa, cũng chẳng cần học thuộc bài kinh hay quán thiền nào cả. Miễn là bạn biết cách làm chủ tư tưởng cũng như các thôi thúc đến từ cơ thể mình, biết cách gieo trồng các nhân tốt, nhân thiện, thế là bạn đã tu rất thành công rồi. Đây chính là việc "tu tại tâm" mà anh

Phan Đức Dũng
 đã nhắc đến.

undefined
Thân.

Bạn gieo nhân đi tu thì cũng phải có đủ duyên mới trổ quả được. Trước ở 1 CLB mình tập cũng có chàng trai phẫn uất sự đời đến độ cho đi hết tài sản, tạm biệt gia đình để khăn gói đi tu, ai can ngăn như nào cũng không được. Vào 1 ngôi chùa ở miền Nam tha thiết bày tỏ và tập sự được một thời gian thì bị nhà chùa...giả về với lí do chàng chưa phù hợp. Buồn trên cả buồn nên chàng bị stress một thời gian, anh chủ nhiệm CLB phải xách tay chàng đến gặp sư phụ của ảnh (vốn là một bậc cao tăng nên xin phép không tiết lộ danh tính) để trình bày nguyện vọng. Lần này Hòa thượng đã đả thông được tư tưởng để chàng ý hoàn tục và về sống an vui với gia đình đến tận bây giờ.

Mình biết một câu chuyện khác do một nhà sư chia sẻ. Nhà sư hồi nhỏ sinh ra trong một gia đình bình thường, có bố mẹ anh chị em. Năm lớp 8 trong một lần lên chùa ở trên núi chơi thầy được nghe pháp một lần và cảm kích sâu sắc. Từ đó thầy hay trốn học để lên chùa nghe pháp, gia đình nhiều lần can ngăn giữ lại nhưng không thể, cuối cùng cũng đồng ý để thầy xuất gia và nhà chùa cũng hoan hỉ tiếp nhận thầy.

Qua 2 ví dụ nêu trên, mình nghĩ bạn nên trực tiếp đến hỏi đáp với một người 'chuẩn chỉ' trong giới mới biết được mình có phù hợp hay không. Chúc bạn thân tâm an lạc :)

Thứ nhất bạn cần xác định mục đích : vì sao tu, tu để làm j ? Để lặng yên với thế giới hay thấu hiểu vũ trụ

Thứ 2 : chọn trường phái tu: Cái này nhiều người hay cứ mặc định đi tu là tu Phật nhưng trên thế giưới có cả đống đạo: phật, thiên chúa, đạo giáo....

Thứ 3: Sơ phác về đạo của bản thân: Đạo theo tôi là con đường đi của mỗi người, nó sẽ dẫn ta đến với sự nhìn nhận đầy đủ về vũ trụ theo lắng kính của mỗi người. Đạo có khi phức tạp như hạnh phúc, nhưng có khi chỉ đơn giản như ăn uống, mặc, ngủ, thở cũng đủ chứng đạo

Thực ra đi tu có thể có nhiều xuất phát điểm khác nhau. Theo mình các giả thuyết đó là:

1. Đi tu xuất phát từ dòng đời xô đẩy (Giống như bạn mô tả ở trên)

2. Đi tu xuất phát từ ý chí muốn giúp đỡ đời người (Trong sáng)

3. Đi tu vì mục đích thương mại (Không trong sáng)

Thực ra có một loại tu nữa là "Tu tại tâm", nghĩa là làm nhiều điều thiện. Trước khi nghĩ tới làm điều thiện thì cần không hoặc hạn chế làm điều xấu cho người khác. Muốn giải tận gốc tệ nạn của xã hội thì cần lan tỏa "Tu tại tâm", giúp họ nhận thức được chính mình. Nếu chỉ đi giúp đỡ người khác mà không tác động tới nhận thức thì chỉ có thể giải được cái ngọn.

Mình thích "tu tại tâm" hơn là cần phải vào chùa/đền để tu.

Tôi khuyên các bạn chưa đi tu rằng
Ai đi tu rồi sẽ thấy k được theo như mong cầu của họ
Nơi đi tu cũng chỉ là nơi hang ố của mọi tà thần
Ai đi tu rồi mới biết 

Đi tu kỵ nhất là khổ đau, bế tắc,... Vì khi đã quên hết khổ đau, bế tắc cảnh chùa u tịch, đời sống khắc khổ, rồi thì sẽ lẽ lỡ đường tu thôi.

Ng đi tu thì lý do là gì thì mỗi ng sẽ có mỗi lý do riêng. Có nhiều ng khi còn nhỏ, cha mẹ khổ quá phải gửi con lên chùa, rồi ở lại luôn. Có ng thì thất tình, "Buồn đời cắt tóc đi tu, đến khi nghĩ lại thấy 'ngu' hết buồn". Rồi thì nhiều lý do khác.

Mình cũng chưa đặt câu hỏi này với các thầy và cũng ko định. Nhưng theo mình nghĩ, những sư mà tu lâu được thì có lẽ các thầy đi tu vì nhận ra cuộc đời này phù phiếm, hoặc là các sư gọi chung là có duyên với Phật.

Cái này mình chỉ biết Ni sư Thích Nữ Thể Quán ở Huế trong quyển "Tiếng Trúc Vi Vu", ni có kể là đêm cha sư đc thăng hàm tướng quân (Vua Nguyễn). Ni thấy 3 ngày yến tiệc linh đình, đến hết ngày thứ 3 thì hết ca hát, hết yến ẩm, chỉ còn hoa tàn xác pháo,... đại loại vậy. Nên sư thấy cuộc đời phù hoa rồi cũng lụi tàn. Nên sư ko hiểu có gì đó thúc đẩy sư đứng lên, gói bộ đồ mà đến xin vào chùa.

Lúc tự nhiên ngộ thì là lúc duyên với Phật đã kết. 1 ng bước vào con đường tu, vậy thôi.

Mình không rành nhưng tu giúp anh thanh thản.

Về cơ bản thì vì họ tin vào cái tôn giáo nào đó tuyên truyền làm họ nghĩ là:

  • Đi tu là thoát khỏi kiếp, nghiệp gì đó
  • Đi tu phổ độ chúng sinh, hi sinh bản thân giúp người khác.

Ngoài ra còn có:

  • Chán đời, bế tắc, bất lực trước thực tại nên đi trốn
  • "Hoa rơi cửa phật vạn sự tùy duyên"
  • H nó cũng là 1 nghề, ăn nên làm ra phết đó.

Đọc truyện thì có mấy câu này:

  • "Người trong thế gian, vui buồn hạnh phúc đều là quyền lợi trời sinh người ta được hưởng. Có nhân đạo mà không biết hưởng thụ, lại kêu người làm việc nghịch thiên, đi truy cầu thiên đạo hư vô mờ mịt"
  • "Lừa gạt cha mẹ, làm gia môn không có đời sau, đấy là vô cùng bất hiếu. Vạn vật trời sinh, một âm một dương, tự tiện xuất gia, làm trong nhân thế có một nam/ nữ không lấy được vợ, càng không thể sinh con, dẫn tời một đời lại có người không vợ hoặc không chồng, từ đó dẫn tới đời đời kiếp kiếp âm dương mất điều hòa." =))

Nói chung cá nhân mình thấy việc đi tu là đi ngược lại sự phát triển của xã hội loài người, người người nhà nhà cùng đi tu thì chả cần Thanos sau 1 thế hệ con người tự tuyệt chủng. 

phật độ ta không độ nàng