Lý Chiêu Hoàng _ tội đồ dòng tộc hay người hùng thầm lặng?
Lý Chiêu Hoàng là vị nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của dân tộc Việt Nam chúng ta, nhưng không vì thế mà làm nên một người phụ nữ đặc biệt. Nếu như so sánh với nhiều nữ trung hào kiệt trong lịch sử Việt Nam thì có thể thấy Lý Chiêu Hoàng không bao giờ có thể sánh ngang tầm với những cái bóng như :Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan,... được. Không những thế, bà còn phải gánh trên lưng cái tiếng để cơ nghiệp hơn 200 năm nhà Lý rơi vào tay nhà Trần...
*Lý Chiêu Hoàng ban đầu có tên là Lý Phật Kim, sau đổi là Lý Thiên Hinh, con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung, sinh vào tháng 9 năm Mậu Dần (1218) tại kinh đô Thăng Long, Đại Việt, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa. Tháng 6 năm 1225 (theo Đại Việt sử lược), Lý Huệ Tông không có con trai, ông phải truyền ngôi cho Phật Kim với tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Tháng 11 năm 1225 (theo Đại Việt sử lược), Lý Chiêu Hoàng bị Trần Thủ Độ ép truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Đó cũng là dấu chấm hết của triều đại nhà Lý.
Và do đó, Lý Chiêu Hoàng vô tình bị đẩy vào tội làm mất một triều đại mà bao nhiêu công lao của Thái Tổ, Thái Tông, gây dựng vào tay người khác. Điều đó có thật sự công bằng?
*Tội đồ của họ Lý?
Lý Chiêu Hoàng lên ngôi khi chưa đầy 8 tuổi. Liệu một đứa trẻ 8 tuổi khi lên ngôi có thể làm được điều gì? Tất nhiên là không thể rồi. Nhưng có một vị khác nhiều tuổi hơn lại có thể, đó là Thái sư Trần Thủ Độ. Ông đã có một âm mưu chính trị nhằm đảo chính lật đổ nhà Lý. Thử hỏi, việc quy chụp việc kết thúc một chiều đại vào tay một cô bé 8 tuổi có hợp lý? Hay chỉ là lời biện hộ một cách lấp liếm của những vị vua “ đức độ” nhà Lý đời trước?
* Anh hùng thầm lặng?
Đúng thế! Với nhiều người thì sẽ cười phá lên hoặc bác bỏ luận điểm này. Nhưng không phải không có lý. Trần Thủ Độ có tài giỏi cỡ nào cũng không thể có kế hoạch chuyển giao quyền lực một cách hoàn hảo đến như thế nếu như không có sự xuất hiện của 2 vị nhân vật tưởng như chỉ là con dối đó là : Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh.
Đại Việt sử ký toàn thư chép:
"...Một hôm, Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu...”
Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong làm Hoàng hậu, trở thành vị Hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử, vì khi đó bà mới 7 tuổi. Bà chung sống với Thái Tông hoàng đế hơn 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Thái Tông rất yêu thương và kính trọng. Điều đó chứng minh rằng tình cảm của họ là có thật chứ không phải là hoàn toàn bị ép buộc. Chỉ có điều tình cảm vừa chớm nở năm 8 tuổi đó lại bị Trần Thủ Độ lợi dụng để thực hiện âm mưu chính trị của mình. Hơn nữa, sau khi nhường ngôi, bà đã phải chịu bao đắng cay tủi hờn nhưng không trách móc hay có âm mưu tạo phản hay trả thù. Dù bị họ Trần đối xử bạc bẽo nhưng bà vẫn cam chịu hi sinh
“Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!”
Sự việc Lý Chiêu Hoàng lên ngôi và bà và Trần Cảnh có tình cảm đã là 1 bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Điều đó đã là bước đệm chuyển giao quyền lực một cách nhẹ nhành và ít bạo lực. Giả sử không có các sự việc đó, thì việc đảo chính sẽ là một bức tranh đầy máu lửa và sự tàn sát đến tận diệt của họ Lý. Không những thế, sự viêc đảo chính làm lòng nhân dân bất an, nước ngoài như Chiêm Thành thừa cơ quấy rối, nhà Tống đang có chiến tranh với nước Kim và Mông Cổ cũng muốn phô trương thực lực, mượn gió bẻ măng “ giúp Lý diệt Trần”,... thì quả thực ngàn cân treo sợi tóc. Điển hình là cuộc xóa ngôi nhà Trần của Hồ Quý Ly, kêt quả là nước ta bị quân Minh đô hộ đi kèm sự tàn ác suốt 20 năm trời...
Lý Chiêu Hoàng chỉ là một con người được lịch sử tạo nên và cũng chính Lý Chiêu Hoàng góp phần làm nên lịch sử. Đó là bước chuyển mình mở ra một triều đại lừng lẫy nhất lịch sử. Đó là bước đệm đầu tiên để 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược...
Anh hùng không phải nhất thiết phải cầm quân đánh giặc dẹp loạn, không phải nhất thiết là đứng lên dựng nước,...Buông bỏ, rút lui khỏi sự tranh đấu giữ lấy một chiều đại đã tàn lụi, tránh (dù là vô tình) cho nhân dân khỏi nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu thì cũng nên nhìn nhận lại về một Lý Chiêu Hoàng - vị nữ hoàng đầu tiên, duy nhất, đặc biệt nhất và cũng đầy bất hạnh -vô tình trở thành một người hùng thầm lặng của tộc Việt Nam chúng ta!
thiên nam nữ kiệt
,phụ nữ việt nam
,lịch sử
Dùng chữ tội đồ nghe nặng nề quá. Thử hỏi một cô bé 8 tuổi chưa đủ trách nhiệm hình sự thì làm được gì. Bản thân mình thì không tin vào những thứ quá đẹp đẽ như đoạn trích trên. Anh hùng thì cũng không phải đâu. Xét về logic mà nói thì một cô bé 8 tuổi hoàn toàn có thể bị lừa vào một buổi lễ thành hôn vì một cái kẹo (!) Một cô cái 18 tuổi lớn lên trong cái nền tảng Nho giáo sau khi họ Lý đã tàn thì làm được gì nữa. Tuân theo tam tòng tứ đức hay chống lại cả một thời đại? Theo mình Lý Chiêu Hoàng chỉ là một con chim nhỏ đáng thương bị nhốt trong lồng son bất lực trước dòng chảy của lịch sử.
Quý
Dùng chữ tội đồ nghe nặng nề quá. Thử hỏi một cô bé 8 tuổi chưa đủ trách nhiệm hình sự thì làm được gì. Bản thân mình thì không tin vào những thứ quá đẹp đẽ như đoạn trích trên. Anh hùng thì cũng không phải đâu. Xét về logic mà nói thì một cô bé 8 tuổi hoàn toàn có thể bị lừa vào một buổi lễ thành hôn vì một cái kẹo (!) Một cô cái 18 tuổi lớn lên trong cái nền tảng Nho giáo sau khi họ Lý đã tàn thì làm được gì nữa. Tuân theo tam tòng tứ đức hay chống lại cả một thời đại? Theo mình Lý Chiêu Hoàng chỉ là một con chim nhỏ đáng thương bị nhốt trong lồng son bất lực trước dòng chảy của lịch sử.
Trung Thanh Nguyen
Bài viết có tâm, đi sâu vào phân tích, nhận định thay vì ăn vào lối mòn kiểu "năm tháng - sự kiện" thông thường, nhưng đúng là không nên dùng chữ "tội đồ".
Vũ Anh
Tặng bạn 1 vote, rất hay!