Lý Chiêu Hoàng - Cánh hoa trôi giữa hoàng triều
Ta đọc đâu đó 4 câu thơ, xin mạn phép đưa ra để mở đầu bài viết của mình.
"Chấm dứt một vương triều
Lại có vương triều mới
Chỉ có một tình yêu
Nối liền hai triều đại"
Chẳng có gì trong sáng và thánh thiện bằng tình yêu, nhưng trớ trêu thay lại bị lợi dụng trong trò mưu đồ bá vương nơi cung đấu. Người phải chịu số phận bi thương, cuộc đời long đong như cánh hoa trôi giữa hoàng triều không ai khác chính là Lý Chiêu Hoàng - nữ hoàng đầu tiên và duy nhất trong Lịch sử Việt Nam.
Không một nhân vật lịch sử nào có thể khiến người ta ám ảnh lâu đến thế. Không một nhân vật lịch sử nào có cuộc đời lại sóng gió đến vậy: Từ hoàng đế trở thành hoàng hậu. Từ hoàng hậu trở thành công chúa. Có lẽ đây là một trong những trường hợp hiếm có trong lịch sử Á Đông.
nguồn ảnh: Cometwithouse
Lý Chiêu Hoàng trước tên huý là Phật Kim, sau đổi là Thiên Hinh, con gái thứ của Lý Huệ Tông. Huệ Tông không có con trai nối, lập làm hoàng thái tử để truyền ngôi, ở ngôi được 2 năm. Lên 7 tuổi, Chiêu Hoàng trở thành quân cờ chính trị trong tay Trần Thủ Độ, mở ra cuộc đời sóng gió đầy bi thương và những chuỗi bất hạnh về sau.
Tháng 2/1225, năm Thiên Chương Hữu Đạo thứ 2, sau gần một năm lên ngôi, đất nước bấy giờ rơi vào tình cảnh lầm than, bá tánh đói khổ, hạn hán lũ lụt diễn ra triền miên. Vị vua 8 tuổi này không thể một tay chèo chống đất nước. Mọi quyền hành đều rơi vào tay Trần Thủ Độ. Sở dĩ Thủ Độ chưa lật đổ nhà Lý chỉ vì lo sợ các thể lực đang cát cứ tại ở các địa phương như Đoàn Thượng ở Hải Dương, Nguyễn Nộn ở Kinh Bắc đem quân về đánh.
Mỗi ngày ngồi trên ngai vàng như một con rối, không biết và cũng chẳng thể làm gì khác. Không thể vui chơi vô lo vô nghĩ như bao đứa trẻ khác. Bao nhiêu nỗi bực dọc và khó chịu đó chỉ biết trút lên đầu những người trong hậu cung. Chỉ có trong hậu cung này, Lý Chiêu Hoàng mới có thể thích làm gì thì làm. Mỗi lần như vậy vị đế vương nhỏ tuổi này lại phá phách nghịch ngợm khiến cho cả hậu cung được phen gà bay chó sủa. Từ đó mà vị đế vương nhỏ tuổi kia đã có tiếng là ngang bướng, khó tính, khó chiều.
Năm ấy, Cảnh lên 8 tuổi, mới được tuyển vào các sắc dịch trong nội. Một hôm đến phiên Cảnh bưng nước rửa chân lên cho Chiêu Hoàng. Vị đế vương nhỏ tuổi này ban đầu giận dữ lắm, nhìn thấy Cảnh, Chiêu Hoàng lấy làm ưa lắm. Đôi mắt e thẹn nhìn Cảnh và nụ cười đó đã làm vị nữ vương bé nhỏ nhưng vị nữ vương ấy đâu biết rằng đây sẽ làm thay đổi cả một vương triều.
Ảnh lấy từ comic Cánh hoa trôi giữa hoàng triều
Một lần trốn ra điện chơi đêm cùng Cảnh, thấy Cảnh trốn trong chỗ tối thì ra trêu chọc, nắm tóc hoặc là dẫm chân lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói: "Nếu thực có thế thì họ làm vua chăng? Cả họ cùng chết chăng?"
Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: “Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh”. Chiêu Hoàng cười và nói: “Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó”. Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm.
Ra lệnh đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”
Năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế, hiệu là Thái Tông (太宗). Giang sơn Đại Việt chính thức sang tên đổi chủ. Chính thức chấm dứt 216 năm nhà Lý cai trị. Từ đây mở sang lịch sử nhà Trần - một triều đại có nhiều chiến công vang dội 3 lần đẩy lùi vó ngựa Nguyên Mông khó có triều đại nào sánh kịp.
Chiêu Hoàng được phong làm Hoàng hậu, hiệu là Chiêu Thánh.
Ảnh lấy từ comic Cánh hoa trôi giữa hoàng triều
Lại nói về tình cảm của 2 vị quân vương kia, có hay chăng chuyện tình cảm ở đây? Hay chỉ là quân cờ trong tay Trần Thủ Độ? Lợi dụng 2 đứa trẻ mà dựng nên đế nghiệp nhà Trần một cách khôn khéo và bài bản? Cái đó thì chỉ có Trần Thủ Độ mới biết được, bản thân người viết cũng không thể biết được.
Sau khi Chiêu Thánh nhường lại giang sơn cho Cảnh, tưởng từ đây cuộc sống đã an phận nhưng sóng gió không ngừng ập tới với vị Hoàng hậu trẻ tuổi này. Năm lên 14, sau khi sinh được con trai là thái tử Trịnh, nhưng thái tử đã chết yểu. Cũng phải thôi, Chiêu Thánh khi ấy mới có 14 tuổi, cơ thể đang ở tuổi dậy thì, phát triển chưa hết thì thai nhi chết yểu là rất cao còn chưa kể để lại nhiều hậu quả xấu đối với người mẹ.
Từ đó, Chiêu Thánh đau ốm liên miên suốt 5 năm giời mà vẫn không thấy có con. Lúc này Trần Thủ Độ và Thiên Cực công chúa Trần thị - mẹ ruột của Chiêu Thánh sốt ruột bàn kế ép Trần Thái Tông lấy Thuận Thiên công chúa - chị ruột của Chiêu Thánh, vợ của Trần Liễu - anh trai Trần Thái Tông đang mang thai ba tháng. Giáng Chiêu Thánh xuống làm công chúa, lập Thuận Thiên làm Hoàng hậu.
Đến hổ dữ còn không ăn thịt con mà con người lại đang tâm dồn con gái mình vào sóng gió. Thật chẳng đáng làm mẹ. Nhưng theo ta nghĩ, bà ấy cũng chỉ vì lợi ích và cơ nghiệp của gia tộc Trần thị thôi. Đã sinh ra trong nhà đế vương thì không có quyền làm theo ý mình đâu. Đạo diễn của màn này là Trần Thủ Độ, dù bị mang tiếng ác thì cũng phải đoạt thiên hạ cho nhà Trần.
Bất bình với mưu kế của Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông bỏ lên núi Yên Tử. Ngày hôm sau, Thủ Độ đem các quan đến đón vua về, nài nỉ không được cho bảo người cắm nêu trên núi, xây thành ngay giữa Yên Tử, Phù Vân quốc sư tâu thì Cảnh mới chịu về Kinh.
Sau 21 năm sống cuộc đời cô độc và buồn thảm từ khi bị truất xuống làm công chúa Chiêu Thánh, bị giam lỏng vào lãnh cung, sống nương nhờ cửa Phật. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Tháng giêng, mùa xuân (1258). Đem Hoàng hậu cũ là Lý Thị gả cho Ngự sử Đại phu Lê Phụ Trần. Quân Mông Cổ đã rút lui, trăm họ lại yên nghiệp làm ăn như trước, sáng ngày mồng một tết, nhà vua ngự triều ở chính điện, định công đánh giặc để ban thưởng, phong cho Lê Phụ Trần chức Ngự sử đại phu, lại gả Chiêu Thánh công chúa cho. Nhà vua bảo Lê Phụ Trần rằng: "Nếu trẫm không có nhà ngươi giúp sức, thì làm gì được có ngày nay, nhà ngươi nên cố gắng để cùng làm tròn sự nghiệp sau này".
"Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!”.
Nhưng đó cũng là niềm an ủi, niềm hạnh phúc những năm tháng cuối cùng đối với Chiêu Thánh. Trần Thái Tông làm vậy cũng vì quá yêu Chiêu Thánh mà thôi, không nỡ để người con gái ấy chết mòn trong lãnh cung, để người con gái ấy có được hạnh phúc thực sự. Trần Thái Tông đã bất chấp thế gian dị nghị chê trách để cho Chiêu Thánh được 20 năm được hưởng cuộc sống đáng mơ ước thay vì tiếp tục cô quạnh một mình trong phần cuối cuộc đời.
Trần Thái Tông chấp nhận để Chiêu Thánh rời khỏi kinh thành, chấp nhận thôi truy sát vương tôn triều Lý, chấp nhận lập đền miếu cho các công thần triều Lý, có lẽ là mong muốn nàng có thể bình bình an an, thanh thanh thản thản sống đến bạc đầu, thứ chàng không thể cho nàng vậy thì để người khác tốt hơn cho nàng.
Năm 1277, Thượng hoàng Thái Tông qua đời, Chiêu Thánh mang tâm bệnh rồi một năm sau trầm mình tự vẫn, thọ 61 tuổi. Chiêu Thánh mất đi nhưng những thành kiến khắc nghiệt của các sử thần Nho giáo vẫn không chịu buông tha. Việt Sử Tiêu Án viết: Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta truyền lại rằng: Bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên đầm có miếu Chiêu Hoàng, đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu Thánh mà đặt ra thuyết ấy. Bà Chiêu Hoàng nhất sinh là người dâm, cuồng, lấy chồng không vừa lứa đôi, đâu còn trinh tiết như lời người ta truyền lại.
Đời nữ vương thật lãnh bạc, sinh ra trong thời cuộc phân tranh, lên ngôi khi bản thân chưa đủ mạnh mẽ, có tình cảm với người ở phe hủy diệt triều đại của mình, tin tưởng rồi bèo bọt kiếp hai chồng, mang tai
Ảnh lấy từ comic Cánh hoa trôi giữa hoàng triều
thiên nam nữ kiệt
,phụ nữ việt nam
,lịch sử
đọc xong vừa thấy tội vừa thấy thương :'(
Tường Vũ
đọc xong vừa thấy tội vừa thấy thương :'(
Người ẩn danh
Bạn bổ sung thêm nguồn hình vào nhé. Bài viết cảm xúc lắm
Thanh Bình
bài viết hay lắm ạ