Lực hút của hố đen ngoài không gian lớn như thế nào?

  1. Khoa học

Mình khá thích tìm hiểu Thiên Văn và được biết là Hố đen vũ trụ đến nay vẫn tồn tại nhiều giả thiết về khả năng "nuốt chửng" cả dải Ngân hà và kết thúc tất cả nếu bị rơi vào nó. Nghe thì thật sự đáng sợ vì vốn dĩ chúng ta chưa có quá nhiều tài liệu nghiên cứu chính xác về Hố Đen và lực hút của nó.
Từ khóa: 

hố đen

,

lực hút

,

khoa học vũ trụ

,

khoa học

mình nghĩ hố đen cũng tương tự như sao neutron thôi chỉ là lực hút mạnh đến lỗi nó hút cả sáng nên ta không quan sát được thôi , Stephen hawking có nói hố đen không thực sự đen, vậy nên gọi là sao tối thì sát nghĩa hơn, bạn xem interstellar chưa :v
Trả lời
mình nghĩ hố đen cũng tương tự như sao neutron thôi chỉ là lực hút mạnh đến lỗi nó hút cả sáng nên ta không quan sát được thôi , Stephen hawking có nói hố đen không thực sự đen, vậy nên gọi là sao tối thì sát nghĩa hơn, bạn xem interstellar chưa :v

Lực hút của hố đen đến từ trọng lực. Nên hố đen càng nặng (trọng lượng lớn) thì lực hút nó càng lớn. Vì vậy, lực hút của hố đen chỉ tương đương lực hút của 1 ngôi sao nặng bằng nó thôi. 1 hố đen nặng như Trái Đất (đường kính chân trời sự kiện khoảng 3cm) thì ở khoảng cách 6400km lực hút nó tương đương với Trái Đất đang hút chúng ta hiện nay thôi.

Còn việc hố đen hút cả ánh sáng thì chỉ khi ở khoảng cách đủ gần tâm hố đen (tập hợp khoảng cách này tạo nên 1 mặt cầu gọi là chân trời sự kiện). Như hố đen khối lượng bằng Trái Đất như đã nói trên ở khoảng cách 3cm thì ánh sáng hết đường ra. Lực hút khủng khiếp đến từ khoảng cách thôi.