Luật sư nên đứng về phía công lý hay thân chủ?
hướng nghiệp
,thấu ngành hiểu nghề
Đấy là một vấn đề chưa có câu trả lời. Mình hành nghề trong lĩnh vực này nên mình chỉ có thể phân tích một chút theo quan điểm của bản thân.
Đầu tiên, phải nói đến "công lý" là gì trước đã. Như mình được học thì đại khái: công lý là lẽ phải, lẽ công bằng và dựa vào nhiều thứ khác nữa như văn hoá, xã hội, quyền cơ bản của con người,... rất chung chung phải k? Về cơ bản, theo mình thì khi nói về "thế nào là công lý" thì mình sẽ nghĩ đến: xã hội đó thấy như thế nào là công lý. Tới đây chắc bạn cũng hiểu, công lý là một khái niệm sẽ tự thay đổi đối với từng xã hội, tôn giáo, nền văn hoá... đối với người này đó là công lý, người kia thì khác. Luật sư chỉ đứng về phía pháp luật mà thôi.
Đi vào điểm chính, luật sư nên đứng về phía nào?
Nghề mình có 1 câu: luật sư vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Rất nhiều người nhầm lẫn ở một số điểm sau:
1. Luật sư để bảo vệ cho khách hành "dựa trên các quy định và không trái pháp luật", lấy pháp luật làm nền tảng. Hoàn toàn khác với, bất chấp để đạt đc lợi ích cho khách hàng.
Ở đây mình k nhắc đến luật sư làm trái luật nhé. trái luật khác hoàn toàn với lách luật. Đây là cách nói tiêu cực, nhưng nó đều hướng đến mục đích là "làm những gì mà pháp luật KHÔNG CẤM". Đây chính là điểm để luật sư bám vào và lí lẽ đối với các vấn đề chưa được pháp luật bao phủ tới.
2. Thế nào là vì lợi ích cao nhất của khách hàng? Đó k phải là đổi trắng thành đen. Mà là: dựa vào pháp luật để đưa thân chủ, từ vùng đen, tiến dần đến ranh giới hay vùng xám một cách gần nhất, sâu nhất.
Như vậy thì luật sư nên đứng về phía nào?
Một phần, luật sư đứng về phía luật pháp, bảo vệ để thân chủ được nhận sự xét xử công bằng nhất, dựa trên pháp luật. Hay có thể nghĩ theo kiểu, luật sư bảo vệ cho pháp luật để pháp luật được vận dụng công bằng nhất. Chẳng phải đó là công lý? Khi pháp luật chính là cơ sở đạo đức căn bản của một xã hội.
Một phần khác, luật sư lựa chọn phương án tốt nhất mà không trái luật để khách hàng có được lợi ích cao nhất khi mà một vấn đề có thể chịu điều chỉnh ở nhiều luật và có nhiều phương án khác nhau để vận dụng luật. Đó lại là vì lợi ích khác hàng.
Mình cung cấp thêm, luật sư là người bào chữa, không phải là người thực thi pháp luật. Cho nên luật sư được miễn trừ khỏi trách nhiệm tố giác thân chủ, mặc dù đây là vấn đề đang tranh cãi ở VN. Theo mình, đây là quyền cơ bản của người bào chữa. Với thiên chức là công dân, anh phải tố giác. Nhưng với thiên chức là luật sư, anh được miễn trừ. Nếu k được miễn trừ, anh k thể có được trạng thái tốt nhất để bảo vệ pháp luât.
Vậy nên nếu để trả lời câu hỏi của bạn mình chỉ có thể nghĩ đến: luật sư đang đi trên dây và phải tìm đc sợi dây cân bằng công lí và lợi ích.
Tất nhiên là trừ luật sư phá luật, cái này thì hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng, bao gồm cả phá "một vài" rule nếu như vẫn nằm trong tầm kiểm soát thiệt hại
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Ninh Phạm
Hoàng Gia Bảo
Theo quan điểm của mình một người luật sư giỏi sẽ có khả năng cân đối lợi ích giữa thân chủ của mình và làm đúng theo khuôn khổ luật pháp. Dĩ nhiên rồi luật sư k thể phạm luật để bảo vệ thân chủ của mình, và ngược lại luật sư cũng không thể đứng về phía luật pháp mà kết tội thân chủ được, vì cuối cùng người trả tiền cho luật sư là thân chủ của họ, và bảo vệ thân chủ cũng là nhiệm vụ của người làm luật sư.