Luật pháp quy định tự do tín ngưỡng nhưng có cho phép tổ chức, tuyên truyền các tôn giáo trái phép hay không?
Tự do tín ngưỡng là việc tôn trọng đức tin của mỗi người. Bạn có thể tin vào Phật, có thể tin vào Thiên Chúa, có thể tin vào Sư phụ bạn (Lý Hồng Chí, Thanh Hải Vô Thượng Sư), hoặc tin vào Hitle, Satan, tin vào UFO ... Đấy là niềm tin cá nhân.
Việc tuyên truyền, rủ người khác tin giống bạn. Tổ chức hội họp, tu hành tập thể giống bạn đó là các hoạt động tổ chức, tuyên truyền tôn giáo, tại sao lại bị hạn chế?
tôn giáo
Ngay câu hỏi của bạn đã trả lời rồi. Sao có thể "cho phép" tuyên truyền, tổ chức "trái phép" được?
Chưa đc cho phép mà vẫn làm là trái phép mà trái phép là trái Luật, mà trái Luật thì bị bắt chứ sao.
Tự do tín ngưỡng hay bất cứ tự do nào cũng đều là tự do trong khuôn khổ, tự do trong Pháp Luật, chứ ko có nghĩa tự do là muốn làm gì thì làm. Nếu ko thì chả có chuyện kiện nhau tội vu khống, chả có chuyện giết người là bị lên ghế điện, chả có tòa án ở La Haye,...
Nên đừng có vin vào tự do này nọ, ai cũng tự do ko theo khuôn khổ, ko luật lệ thì xã hội này có mà loạn cả.
Nguyễn Quang Vinh
Ngay câu hỏi của bạn đã trả lời rồi. Sao có thể "cho phép" tuyên truyền, tổ chức "trái phép" được?
Chưa đc cho phép mà vẫn làm là trái phép mà trái phép là trái Luật, mà trái Luật thì bị bắt chứ sao.
Tự do tín ngưỡng hay bất cứ tự do nào cũng đều là tự do trong khuôn khổ, tự do trong Pháp Luật, chứ ko có nghĩa tự do là muốn làm gì thì làm. Nếu ko thì chả có chuyện kiện nhau tội vu khống, chả có chuyện giết người là bị lên ghế điện, chả có tòa án ở La Haye,...
Nên đừng có vin vào tự do này nọ, ai cũng tự do ko theo khuôn khổ, ko luật lệ thì xã hội này có mà loạn cả.
Aci Home
Bạn muốn kinh doanh bất cứ một ngành nghề, buôn bán sản phẩm gì cũng phải xin giấy phép kinh doanh, cấp phép hoạt động. Tôn giáo cũng vậy, muốn mở cơ sở truyền giáo thì phải được cấp phép hợp pháp.
Bạn có thể giới thiệu tôn giáo tín người của bạn với bất cứ ai, nhưng tụ họp mọi người tại các cơ sở truyền giáo mà chưa cấp phép là trái pháp luật.
Bạn có thấy một số dị giáo tại Nhật Bản, Hàn Quốc giết người rất man rợ không. Không ai dám chắc tôn giáo mới chưa được kiểm chứng không đi ngược lại sự phát triển của xã hội.
Huyền Phong
Beluga
Tính tự do tín ngưỡng thường được bảo vệ bởi pháp luật để đảm bảo mỗi người có quyền theo đuổi niềm tin cá nhân của mình. Tuy nhiên, tự do này không phải là vô điều kiện và có thể bị hạn chế trong một số trường hợp để bảo vệ lợi ích cộng đồng hoặc tránh xâm phạm quyền của người khác.
Một số quốc gia có thể hạn chế tuyên truyền hay tổ chức tôn giáo nếu nó vi phạm luật pháp, đặt ra nguy cơ an ninh, hay gây hậu quả xã hội tiêu cực. Chẳng hạn, nếu một tôn giáo thúc đẩy hoạt động khủng bố, kích động bạo lực, hoặc có thực hiện các hoạt động đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, thì có thể có các biện pháp hạn chế được áp đặt.
Tình cảm giữa tự do tín ngưỡng và bảo vệ lợi ích cộng đồng thường cần phải được cân nhắc và định rõ trong hệ thống pháp luật để đảm bảo sự cân bằng và công bằng.