Lựa chọn KẾ TOÁN hay KIỂM TOÁN?
Có lẽ vấn đề này sẽ được quan tâm nhiều hơn từ các bạn sinh viên chuẩn bị bước vào những năm tháng tại môi trường đại học và các bạn sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp ra trường.
Thực ra, đây là những suy nghĩ và chia sẻ của mình khi mới còn là năm nhất cho đến khi đã ra trường đi làm được mấy năm.
Mình là một cựu sinh viên chuyên ngành Kiểm toán đã đi làm 7 năm. Thú thực khi mới vào trường, trường mình bắt buộc phải chọn chuyên ngành ngay khi nhập học, không giống như các trường khác năm 2 mới phải chọn chuyên ngành. Lúc thi vào tài chính mình đã chọn sẽ theo Kế toán, nhưng rồi sau đó lại chọn Kiểm toán chỉ bởi Kiểm Toán nghe “oai” hơn.
Nhưng sau khi học tập và đi làm, mình rút ra được một số điểm như sau:
1. Về kiến thức chuyên ngành
Nói chung thì nội dung học cũng không quá khác nhau. Một bên sẽ được học kỹ hơn về kế toán thêm một chút về kiểm toán, còn một bên thì học cả kế toán lẫn kiểm toán.
Dân kế toán thì kiến thức chuyên ngành chủ yếu về hợp nhất báo cáo tài chính, những kiến thức này không phải đi làm đã được tiếp cận luôn. Kế toán thì vẫn sẽ học một chút về kiểm toán nhưng chắc chắn sẽ không sâu. Còn kiểm toán, do phải học cả kiến thức kế toán và kiến thức kiểm toán, nên mình cảm thấy nội dung học rộng nhưng không sâu.
Một công việc tốt thì tỉ lệ chọi cũng sẽ rất cao. Do đó, để có thể có được những lợi thế hơn đối thủ thì ngoài học trên trường, hãy học các kiến thức ở bên ngoài nữa. Có thể là thi các chứng chỉ khác như: APC, CPA, học thêm ngoại ngữ (Tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn,...).
Các bạn có thể tham khảo các tài liệu ÔN THI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN tại đây:
2. Cơ hội nghề nghiệp khi ra trường
Thị trường việc làm với kế toán và kiểm toán không có quá nhiều sự phân biệt rõ ràng. Một người học kiểm toán nhưng hoàn toàn có thể chuyển sang làm kế toán.
Theo mình thấy thì các bạn học kiểm toán thường có suy nghĩ là ra trường nhất định sẽ làm cho một công ty kiểm toán cho dù là công việc nhiều còn mức lương thì lại thấp. Nhưng thực tế, các bạn không cần phải tự bó hẹp mình lại với những suy nghĩ như vậy. Học kiểm toán các bạn hoàn toàn có thể trở thành một kế toán viên đầy tiềm năng cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Rất nhiều người bạn của mình sau khi không thể xin vào làm tại các Big4 kiểm toán đã rẽ sang hướng làm kế toán. Lúc đó mới hì hục học lại kiến thức kiểm toán.
Bạn sẽ có 4 năm đại học để tìm tòi và định hướng con đường sự nghiệp tương lai của mình. Nhưng dù thế theo chuyên ngành nào đi chăng nữa thì cốt lõi nhất vẫn là nắm vững kiến thức về kế toán.
3. Quyền lựa chọn là thuộc về bạn
Nếu bạn không đủ điểm để đỗ vào chuyên ngành kiểm toán thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn hướng đi trở thành một kế toán viên.
Trong thời gian 4 năm, các bạn nếu quyết tâm theo kiểm toán đến cùng, thì mình khuyên rằng hãy học hành chăm chỉ, học thêm tiếng anh thật tốt, quyết tâm
Đến năm 3 các bạn có thể tham gia thi tuyển vào các cuộc thi của Big4 dần để quen môi trường. Khi trở thành sinh viên năm cuối thì hãy chuẩn bị cho mình một bản CV thật đẹp để có thể tự tin ứng tuyển vào công ty kiểm toán mà mình mong muốn.
Còn đối với các bạn muốn theo kế toán, thì các bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các bạn kiểm toán. Bởi lẽ, kế toán là nghề đòi hỏi phải có nhiều năm kinh nghiệm, vì vậy các bạn sẽ mất thêm một vài năm làm việc cật lực để học hỏi và trau dồi thêm kiến thức thực tế.
Nếu có cơ hội được làm trong một công ty lớn chuyên nghiệp thì tốt, còn không cứ hãy kiên trì với một công ty nhỏ nhé.
Chốt lại là dù theo nghề nào thì cũng hãy theo đuổi nó với sự quyết tâm và tâm thế sẵn sàng đối diện với những khó khăn, nhiều lúc sẽ bị vỡ mộng. Nhưng cứ đi rồi sẽ tới thôi, cứ kiên trì thì sẽ gặt hái được thành công.
Ngoài ra, tất cả các kiến thức, thông tin liên quan tới ÔN THI CHỨNG CHỈ kế toán, kiểm toán, thuế,... được chia sẻ tại: