Lũ lụt miền Trung có phải do nguyên nhân chặt phá rừng bừa bãi?

  1. Tin Tức

Có lẽ ai cũng nghĩ rằng Việt Nam đang phá rừng rất nhiều, và lũ miền Trung đang trải qua là một hệ quả tất yếu của nạn chặt phá rừng này. Trên Facebook, mọi người đang lên án rất nhiều các dự án thuỷ điện gây ra hậu quả nghiêm trọng cho rừng.

Thế nhưng số liệu về diện tích rừng tại Việt Nam lại không cho thấy điều đó. Theo bạn thì sao? Bạn tin vào điều gì?

52FA1D5B-E5E5-4C2F-836F-4C6EE76B4E0E


Từ khóa: 

tin tức

Mình chưa đọc phần trả lời bên dưới, nhưng khi thấy chữ "hệ quả tất yếu" là muốn nói ngay...
Có quá nhiều lý do cho lũ lụt, nên gần như không có cái nào là "tất yếu"...
Chặt phá rừng ảnh hưởng đến xói mòn đất, đất không giữ được nước nên mưa bao nhiêu sẽ gửi đi bấy nhiêu, cho nên cũng đúng khi nói là có ảnh hưởng đến lũ lụt. Thêm nữa, năm nay bị xói mòn thì năm sau sẽ bị xói mòn nặng hơn, kéo theo các tác động cũng nặng hơn chút.
Thủy điện về nguyên tắc là hạn chế lũ lụt. Nhưng đó là về nguyên tắc, nếu thủy điện xả lũ bữa bãi thì tác động rất nhãn tiền.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra cũng ảnh hưởng không ít đến lượng mưa. Tất nhiên, khi tính ra bằng con số thì có vẻ không nhiều theo hàng năm nhưng tác động vẫn là có.
Thiếu đường thoát nước cũng là một nguyên nhân, khi càng lúc đường đi của nước bị thu hẹp dần, do nhà ở, khu du lịch và bê tông hóa đường xá và đê điều. Tất nhiên, nó vẫn thuộc nhóm ít ảnh hưởng, mặc dù ảnh hưởng lớn đến các thành phố lớn ở VN.
Cũng không loại trừ ảnh hưởng của truyền thông khiến người ta cảm thấy lũ lụt càng lúc ảnh hưởng càng nặng. Thực ra không hẳn đâu, mọi năm đều có người chết cả.
Trả lời
Mình chưa đọc phần trả lời bên dưới, nhưng khi thấy chữ "hệ quả tất yếu" là muốn nói ngay...
Có quá nhiều lý do cho lũ lụt, nên gần như không có cái nào là "tất yếu"...
Chặt phá rừng ảnh hưởng đến xói mòn đất, đất không giữ được nước nên mưa bao nhiêu sẽ gửi đi bấy nhiêu, cho nên cũng đúng khi nói là có ảnh hưởng đến lũ lụt. Thêm nữa, năm nay bị xói mòn thì năm sau sẽ bị xói mòn nặng hơn, kéo theo các tác động cũng nặng hơn chút.
Thủy điện về nguyên tắc là hạn chế lũ lụt. Nhưng đó là về nguyên tắc, nếu thủy điện xả lũ bữa bãi thì tác động rất nhãn tiền.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra cũng ảnh hưởng không ít đến lượng mưa. Tất nhiên, khi tính ra bằng con số thì có vẻ không nhiều theo hàng năm nhưng tác động vẫn là có.
Thiếu đường thoát nước cũng là một nguyên nhân, khi càng lúc đường đi của nước bị thu hẹp dần, do nhà ở, khu du lịch và bê tông hóa đường xá và đê điều. Tất nhiên, nó vẫn thuộc nhóm ít ảnh hưởng, mặc dù ảnh hưởng lớn đến các thành phố lớn ở VN.
Cũng không loại trừ ảnh hưởng của truyền thông khiến người ta cảm thấy lũ lụt càng lúc ảnh hưởng càng nặng. Thực ra không hẳn đâu, mọi năm đều có người chết cả.

1. Lụt là do mưa nhiều, nước đổ về nhiều, ko thoát nước kịp. Thằng thủy điện nó không làm ra nước, ko đổ thêm nước vào để gây lụt. Rừng phòng hộ có tác dụng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ.

2. Chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn quá nhiều thì lũ sẽ về nhanh hơn, mạnh hơn, xói mòn mạnh, lũ ống, lũ quét xảy ra thường xuyên hơn. Chỉ có rừng phòng hộ đầu nguồn mới có tác dụng trên, các loại rừng thưa trồng mới, rừng trồng làm nguyên liệu làm giấy... ko có tác dụng gì mấy khi có lũ lụt.

3. Các hồ chứa thủy điện đều có khả năng phòng lũ. Thực tế sau khi xây các hồ chứa thủy điện thì ít lũ hơn nhiều, chỉ khi nào mưa quá nhiều, quá lớn vượt quá dung tích phòng lũ của hồ thì ở dưới mới bị lũ lụt. Bạn có thể hỏi những người sống ở những vùng bị lũ lụt xem, trước khi xây thủy điện thì năm nào cứ mưa là lụt, còn khi xây thủy điện rồi thì vài năm mới có 1 trận lụt.

4. Nói thủy điện gây ảnh hưởng xấu lên môi trường thì đúng chứ bảo nó gây lũ thì ko đúng. Thủy điện khi bắt đầu mưa thì nó sẽ giữ nước lại đến một giới hạn nào đấy, khi mực nước vượt quá giới hạn thì nó xả tràn, nước về bao nhiêu nó xả xuống bấy nhiêu, nó không sinh ra được thêm nước mà bảo nó làm lũ lớn hơn. Có cái hồ thủy điện thì nước về đồng bằng ít hơn, và chậm hơn 1 khoảng thời gian, có thêm thời gian để sơ tán, chuẩn bị. Nó chỉ xả quá lượng nước về hồ trong trường hợp xả trước để đón đợt lũ mới sắp về, và cái này phải có chỉ thị của bên phòng chống lụt bão thì mới được làm.

Nói ko phải do phá rừng thì cũng ko đúng. Vì rừng có nhiều loại rừng. Mỗi loại lại có khả năng giữ nước, chống xói mòn khác nhau. Rừng nghèo 100m2 đc vài ba cây lớn, rừng rụng lá,... thì khó có thể nói giữ nước tốt như rừng nguyên sinh rậm rạp đc. Nên thống kê chung chưa thể đưa ra kết luận.

Và thủy điện gây lũ lớn, đó cũng là nguyên nhân ko thể bỏ qua. Mình ở vùng lũ, trước kia khoảng năm 199x thì thường xuyên có lũ, tất nhiên lớn nhỏ đều có. Nhưng sau này, khi có các thủy điện thì vài ba năm mới lũ lớn 1 lần, còn lũ nhỏ nhỏ khá ít (nhà vợ sếp mình ở sát sông, cao hơn mặt sông có hơn 1m thôi, mà mua cái ghe 3 năm giờ mới đc đem ra dùng). Đó là nhờ sự điều tiết, nhưng năm nào điều tiết ko nổi thì giống đập Tam Hiệp năm nay thôi.

Tất cả đều là nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên nhân lớn hơn là hiện tượng biến đổi khí hậu. Năm 98-99 cũng như năm nay, hết El Nino là đến La Nina khiến thời tiết trở nên cực đoan hơn, bão và áp thấp dồn dập, mà bão thì luôn mang theo 1 lượng lớn mưa. Địa hình ngắn dốc của miền Trung khiến lũ lên nhanh. Mưa lại kéo dài từ sau Trung thu đến nay là hơn 10 ngày khiến đất bão hòa nước, hồ chứa bão hòa nước, chỗ nào cũng đầy nước, lại mưa dồn dập với lượng lớn thì lũ lớn là dễ hiểu. Đây là điều đã được Trung tâm KTTVTW dự báo từ tận tháng 9.