Lòng trung thành của người Nhật trong thời đại ngày nay?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tính chất của chữ “Trung” đã để lại dấu ấn không những trong lĩnh vực chính trị mà cả trong lĩnh vực kinh tế. Ngay từ thời cổ đại, Nhật Bản đã xây dựng hệ thống quân đội trên quan điểm “lòng trung thành tuyệt đối của các quân nhân”. Cho đến ngày nay, khi mà Nhật Bản đang tập trung phát triển kinh tế thì quan niệm về “lòng trung thành” vẫn là cơ sở để xây dựng phương pháp quản lý nhân sự trong kinh doanh. Người Nhật tin rằng tâm hồn của người sinh viên mới ra trường là một trang giấy trắng, thuận lợi cho họ viết lên lịch sử và nội quy của công ty, là mảnh đất còn tươi sức sống cho “chủ nghĩa trung thành tuyệt đối” phát triển. Vì theo họ thái độ đạo đức và tinh thần có mối liên hệ quan trọng với sức mạnh sản xuất và trong đó thái độ trung thành với công ty đặc biệt được đề cao. Quan niệm này dẫn đến việc người Nhật sử dụng phương pháp tuyển chọn nhân viên trong số những sinh viên vừa tốt nghiệp. Phương pháp tuyển chọn nhân công mới ra trường đã mở đường cho việc phát triển chế độ thu dụng suốt đời, nó được củng cố bằng hệ thống trả lương theo thâm niên để giữ chân công nhân. Trong những năm chiến tranh, chế độ này được củng cố bằng việc áp dụng mẫu hình quân đội. Tính không di động của lao động đã được củng cố thêm bởi chính sách của chính phủ. Việc cấm thuyên chuyển lao động đã được ủng hộ bỡi một lập trường mang tính đạo lý rằng “Thông qua việc phục vụ một cách tập trung cho nhà máy của mình, người công nhân có thể phục vụ một cách tốt nhất cho đất nước”. Chức năng giống như hộ gia đình của nhà máy đã được thực hiện theo mệnh lệnh của chính quyền Nhà nước và trong lĩnh vực này thái độ đạo đức và tinh thần yêu nước đã được coi trọng hơn kinh nghiệm về chuyên môn. Như vậy chủ nghĩa gia đình, con đẻ của cơ chế vận hành một xí nghiệp công thương hiện đại và là anh em sinh đôi của chế độ thu dụng nhân công suốt đời chính là công cụ của nhà nước trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Một điểm khá đặc biệt trong tư tưởng người Nhật là hầu như họ không có tư tưởng yêu nghề, chỉ có tình cảm với công ty. Hay nói cách khác các nhân viên hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho công ty chứ không phải là cho nghề nghiệp. Đó là vì: “ngay từ đầu, một người được nhận vào làm không phải theo một nghề cụ thể mà là cho bất kỳ một công việc nào do công ty xác định cho người đó. Thực tế thông thường đối với một cá nhân là lần lượt làm hàng loạt những công việc khác nhau” ‎. Do đó trong cuộc đời của mình người Nhật đã thưòng phải trải qua những công việc khác nhau mà bản thân họ không được lựa chọn nên họ ít có tình cảm trung thành với nghề nghiệp. Mức độ trọng thị trên cơ sở phân biệt đẳng cấp thể hiện rõ trong giao tiếp đó là sự thay đổi thái độ tùy thuộc vào cấp bậc của người đối diện và thay đổi tới mức, mà người nghe khó có thể tin rằng đó là những lời nói của cùng một người. Để xác định cấp bậc thì khi hai chủ thể giao tiếp với nhau thì việc đầu tiên mà người Nhật làm là trao đổi các danh thiếp cho nhau. Hay trong cách sắp xếp phòng thì chỗ ngồi cao nhất luôn ở trung tâm, đằng sau là hội trường (tokonoma) - nơi bày hoa và treo các dãy băng xoắn được tô màu dành cho người thuộc cấp bậc cao nhất; chỗ ngồi thấp nhất là ở sát lối vào phòng dành cho người thuộc cấp bậc thấp nhất. Ngoài ra còn có hiện tượng những người ở cấp bậc cao trên cơ sở cao niên áp đả những người ở cấp bậc thấp hơn gọi là Choyonojo. Như vậy ở Nhật Bản, một khi cấp bậc đã được hình thành trên cơ sở tuổi tác (cao niên) và khoảng thời gian phục vụ (thâm niên) thì trật tự đó được áp dụng trong mọi hoàn cảnh và kiểm soát trên quy mô rộng lớn của đời sống xã hội và hoạt động cá nhân. Điều đó dẫn đến tư tưởng cố gắng đạt đến vị trí cao trong hệ thống cấp bậc được hình thành và được xem như là mục đích phấn đấu của mọi người trong xã hội. Bên cạnh đó hệ thống cấp bậc này được xây dựng trên cơ sở “cao niên” và “thâm niên” cho nên đối với mỗi cá nhân thì không có con đường nào khác là cố gắng ổn định công việc trong một nhóm hay công ty duy nhất và muốn tồn tại trong một nhóm thì phải tận tâm, trung thành với nhóm trên cơ sở “nhóm của chúng ta đối lập với thế giới”. Đặc quyền đặc lợi của vị trí cao trong hệ thống cấp bậc là một trong những động cơ thúc đẩy sự phát triển tư tưởng trung thành trong xã hội Nhật Bản. Như vậy, trong khu vực xí nghiệp, khi các công ty mua tình cảm trung thành thông qua hệ thống thâm niên thì họ đòi hỏi phải trả lại bằng sự làm việc suốt đời, với mục đích để cho mọi người từ giám đốc đến nhân viên đều phải bị cuốn hút hoàn toàn vào công ty tới mức anh ta gần như không còn một cá tính nào nữa, có nghĩa là: “người chủ không chỉ thuê riêng bản thân lao động của con người mà thực sự thuê toàn bộ con người”. Điều này được thể hiện trong thành ngữ “Marugakae” (bao bọc toàn xã hội). Xu hướng này có thể được thấy liên tục trong hệ thống quản lý của Nhật Bản từ thời Minh Trị cho đến nay. Tư tưởng này được hình thành trên cơ sở ý thức nhóm. Một trong các biểu tượng của ý thức nhóm là thuật ngữ “会社“( Kaisha) Theo Chie Nakane, “Kaisha” không có nghĩa là các cá thể bị cuốn vào xí nghiệp bởi mối quan hệ hợp đồng trong khi vẫn tự nghĩ rằng mình vẫn là những cá thể riêng lẻ, mà trái lại Kaisha là công ty “của tôi” hay “của chúng tôi”, là cộng đồng mà mỗi người đã có ý muốn trước hết được trở thành thành viên và là cộng đồng có tầm quan trọng nhất đối với cuộc đời của người đó. Do vậy, trong đa số các trường hợp công ty bảo đảm sự tồn tại trọn vẹn của từng cá nhân và có uy quyền về mọi mặt đối với cuộc sống của người đó. Phải chăng đây là hình ảnh về mối quan hệ giữa các trang viên thời Heian và các võ sĩ Samurai Nhật Bản còn lưu lại? Ngày nay, khi thất nghiệp, đa số người Nhật Bản sẽ không trở về nhà mà sẽ trải qua những ngày cuối đời trong các thùng carton cho đến khi không còn gì để sống hay không thể chịu đựng thêm nữa thì họ sẽ ra đi bằng phương pháp truyền thống của người Nhật là ‘seppuku’ (tự sát).
Trả lời
Tính chất của chữ “Trung” đã để lại dấu ấn không những trong lĩnh vực chính trị mà cả trong lĩnh vực kinh tế. Ngay từ thời cổ đại, Nhật Bản đã xây dựng hệ thống quân đội trên quan điểm “lòng trung thành tuyệt đối của các quân nhân”. Cho đến ngày nay, khi mà Nhật Bản đang tập trung phát triển kinh tế thì quan niệm về “lòng trung thành” vẫn là cơ sở để xây dựng phương pháp quản lý nhân sự trong kinh doanh. Người Nhật tin rằng tâm hồn của người sinh viên mới ra trường là một trang giấy trắng, thuận lợi cho họ viết lên lịch sử và nội quy của công ty, là mảnh đất còn tươi sức sống cho “chủ nghĩa trung thành tuyệt đối” phát triển. Vì theo họ thái độ đạo đức và tinh thần có mối liên hệ quan trọng với sức mạnh sản xuất và trong đó thái độ trung thành với công ty đặc biệt được đề cao. Quan niệm này dẫn đến việc người Nhật sử dụng phương pháp tuyển chọn nhân viên trong số những sinh viên vừa tốt nghiệp. Phương pháp tuyển chọn nhân công mới ra trường đã mở đường cho việc phát triển chế độ thu dụng suốt đời, nó được củng cố bằng hệ thống trả lương theo thâm niên để giữ chân công nhân. Trong những năm chiến tranh, chế độ này được củng cố bằng việc áp dụng mẫu hình quân đội. Tính không di động của lao động đã được củng cố thêm bởi chính sách của chính phủ. Việc cấm thuyên chuyển lao động đã được ủng hộ bỡi một lập trường mang tính đạo lý rằng “Thông qua việc phục vụ một cách tập trung cho nhà máy của mình, người công nhân có thể phục vụ một cách tốt nhất cho đất nước”. Chức năng giống như hộ gia đình của nhà máy đã được thực hiện theo mệnh lệnh của chính quyền Nhà nước và trong lĩnh vực này thái độ đạo đức và tinh thần yêu nước đã được coi trọng hơn kinh nghiệm về chuyên môn. Như vậy chủ nghĩa gia đình, con đẻ của cơ chế vận hành một xí nghiệp công thương hiện đại và là anh em sinh đôi của chế độ thu dụng nhân công suốt đời chính là công cụ của nhà nước trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Một điểm khá đặc biệt trong tư tưởng người Nhật là hầu như họ không có tư tưởng yêu nghề, chỉ có tình cảm với công ty. Hay nói cách khác các nhân viên hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho công ty chứ không phải là cho nghề nghiệp. Đó là vì: “ngay từ đầu, một người được nhận vào làm không phải theo một nghề cụ thể mà là cho bất kỳ một công việc nào do công ty xác định cho người đó. Thực tế thông thường đối với một cá nhân là lần lượt làm hàng loạt những công việc khác nhau” ‎. Do đó trong cuộc đời của mình người Nhật đã thưòng phải trải qua những công việc khác nhau mà bản thân họ không được lựa chọn nên họ ít có tình cảm trung thành với nghề nghiệp. Mức độ trọng thị trên cơ sở phân biệt đẳng cấp thể hiện rõ trong giao tiếp đó là sự thay đổi thái độ tùy thuộc vào cấp bậc của người đối diện và thay đổi tới mức, mà người nghe khó có thể tin rằng đó là những lời nói của cùng một người. Để xác định cấp bậc thì khi hai chủ thể giao tiếp với nhau thì việc đầu tiên mà người Nhật làm là trao đổi các danh thiếp cho nhau. Hay trong cách sắp xếp phòng thì chỗ ngồi cao nhất luôn ở trung tâm, đằng sau là hội trường (tokonoma) - nơi bày hoa và treo các dãy băng xoắn được tô màu dành cho người thuộc cấp bậc cao nhất; chỗ ngồi thấp nhất là ở sát lối vào phòng dành cho người thuộc cấp bậc thấp nhất. Ngoài ra còn có hiện tượng những người ở cấp bậc cao trên cơ sở cao niên áp đả những người ở cấp bậc thấp hơn gọi là Choyonojo. Như vậy ở Nhật Bản, một khi cấp bậc đã được hình thành trên cơ sở tuổi tác (cao niên) và khoảng thời gian phục vụ (thâm niên) thì trật tự đó được áp dụng trong mọi hoàn cảnh và kiểm soát trên quy mô rộng lớn của đời sống xã hội và hoạt động cá nhân. Điều đó dẫn đến tư tưởng cố gắng đạt đến vị trí cao trong hệ thống cấp bậc được hình thành và được xem như là mục đích phấn đấu của mọi người trong xã hội. Bên cạnh đó hệ thống cấp bậc này được xây dựng trên cơ sở “cao niên” và “thâm niên” cho nên đối với mỗi cá nhân thì không có con đường nào khác là cố gắng ổn định công việc trong một nhóm hay công ty duy nhất và muốn tồn tại trong một nhóm thì phải tận tâm, trung thành với nhóm trên cơ sở “nhóm của chúng ta đối lập với thế giới”. Đặc quyền đặc lợi của vị trí cao trong hệ thống cấp bậc là một trong những động cơ thúc đẩy sự phát triển tư tưởng trung thành trong xã hội Nhật Bản. Như vậy, trong khu vực xí nghiệp, khi các công ty mua tình cảm trung thành thông qua hệ thống thâm niên thì họ đòi hỏi phải trả lại bằng sự làm việc suốt đời, với mục đích để cho mọi người từ giám đốc đến nhân viên đều phải bị cuốn hút hoàn toàn vào công ty tới mức anh ta gần như không còn một cá tính nào nữa, có nghĩa là: “người chủ không chỉ thuê riêng bản thân lao động của con người mà thực sự thuê toàn bộ con người”. Điều này được thể hiện trong thành ngữ “Marugakae” (bao bọc toàn xã hội). Xu hướng này có thể được thấy liên tục trong hệ thống quản lý của Nhật Bản từ thời Minh Trị cho đến nay. Tư tưởng này được hình thành trên cơ sở ý thức nhóm. Một trong các biểu tượng của ý thức nhóm là thuật ngữ “会社“( Kaisha) Theo Chie Nakane, “Kaisha” không có nghĩa là các cá thể bị cuốn vào xí nghiệp bởi mối quan hệ hợp đồng trong khi vẫn tự nghĩ rằng mình vẫn là những cá thể riêng lẻ, mà trái lại Kaisha là công ty “của tôi” hay “của chúng tôi”, là cộng đồng mà mỗi người đã có ý muốn trước hết được trở thành thành viên và là cộng đồng có tầm quan trọng nhất đối với cuộc đời của người đó. Do vậy, trong đa số các trường hợp công ty bảo đảm sự tồn tại trọn vẹn của từng cá nhân và có uy quyền về mọi mặt đối với cuộc sống của người đó. Phải chăng đây là hình ảnh về mối quan hệ giữa các trang viên thời Heian và các võ sĩ Samurai Nhật Bản còn lưu lại? Ngày nay, khi thất nghiệp, đa số người Nhật Bản sẽ không trở về nhà mà sẽ trải qua những ngày cuối đời trong các thùng carton cho đến khi không còn gì để sống hay không thể chịu đựng thêm nữa thì họ sẽ ra đi bằng phương pháp truyền thống của người Nhật là ‘seppuku’ (tự sát).