Lời tự thú của một bác sỹ: "ân hận lớn nhất của đời tôi là cho con đi du học"?
Sáng nay, nhiều trang tin online đã đăng tải một câu chuyện chia sẻ từ một bác sỹ người Hà Nội, rằng ông thấy một trong những hối hận lớn nhất đời mình chính là cho con đi du học. Lý do là vì hai con trai ông, sau nhiều năm sống ở tây, càng ngày càng thấy ngao ngán văn hóa và các phong tục tập quán quê Việt. Vì chúng "cảm thấy quá rườm rà". Bác sỹ này cho rằng chính việc đi du học đã khiến các con mình mất khả năng hòa hợp với văn hóa quê mình. Và ngày càng xa cách gia đình.
Khỏi phải nói, câu chuyện của ông đã gây không ít tranh cãi. Một chiều dư luận ủng hộ ông, cho rằng du học ở đâu cũng được, nhưng chữ "hiếu", chữ "tình" phải giữ lấy. Chiều dư luận khác tán thành việc các con ông cố gắng bám trụ ở lại Mỹ, bởi cái gì dở và lạc hậu thì phải thay đổi. Trong khi văn hóa Việt quả thực có nhiều hủ tục rườm rà không cần thiết cần phải được bỏ.
Quan điểm của các bạn?
hôm nay có gì hot
,du học
,gia đình
,giáo dục
Vì bạn yêu cầu tôi trả lời nên tôi mới nói, vì thường tôi ít thích nói chuyện quan điểm.
Trước khi bắt đầu, tôi chưa hiểu bạn có ý gì không khi cắt mất một chữ của người ta? Nội dung gốc là "ân hận lớn nhất của đời tôi là cho con đi du học sớm", còn câu hỏi của bạn thì bỏ mất chữ "sớm". Với tôi, đây là điểm mấu chốt của vấn đề.
Khi đi du học lúc còn nhỏ, đứa con vẫn chưa hiểu hết phong tục và văn hoá của người Việt, mà nó phải đi ra ở riêng, và làm quen với văn hoá Mỹ. Như vậy, đứa con được nuôi dưỡng bằng cách hành xử của Mỹ, nên nhìn nhận vấn đề giống kiểu Mỹ là tất nhiên. Cũng giống như bạn không thể kỳ vọng một người trưởng thành từ môi trường Việt Nam có thể hiểu và nhìn nhận vấn đề giống người Mỹ được.
Tôi là người sinh ra và lớn lên ở VN, tôi cảm nhận được điều này rất rõ, vì khi qua Úc tôi gặp nhiều trường hợp người ta "hi" "how are you?" xong rồi cắp đít đi luôn. Rồi ngược lại, tôi "hey" họ thì họ cũng "hey" lại rồi tiếp tục đi. Với người Việt, đây là bất lịch sự, nhưng với họ, đấy chỉ là phép xã giao. Đó là chưa kể người ta không thích cái gì thì nói thẳng tuột ra, lên mặt kiểu khó chịu lắm đó, không biết kiêng nể, kính trên nhường dưới gì cả.
Tóm lại, điều tôi nói ở đây là: Nếu đã quyết định cho con đi du học sớm thì phải chấp nhận cái kết cục là nó không biết gì về văn hoá người Việt. Một khi chấp nhận điều đó rồi, mà nếu nó còn cố gắng tìm hiểu văn hoá Việt và chấp nhận nó thì đó là điều tốt, đáng hoan nghênh, còn nếu không thì phải chấp nhận, không nói lời hối tiếc. Đó không phải là lỗi của đứa con, đó là lỗi của cha mẹ.
Và vì bài viết kia chỉ là lời nhận thức lỗi lầm của người cha bác sĩ, tôi thấy chả có vấn đề gì ở đây cả. Cái sai ở hiện tại, nếu có, thì chắc chắn là việc người cha đó trách đứa con mình thế này thế kia. Sai hoàn toàn.
OK, xong phần phân tích. Giờ tôi nói quan điểm của mình.
Một là, tôi không thấy bài viết kia đề cập đến chữ "hiếu" (hoặc tôi đọc chưa kỹ), do đó, chúng ta không nên nhầm lẫn chuyện "con có hiếu hay không" với chuyện "coi một vài hành xử của người Việt là lạc hậu". Quan điểm của tôi ở chuyện "hiếu" này là: chúng ta không nên phán xét vội, phải để đến khi đứa con đó nói lên chính kiến của mình thì mới phán đoán được.
Với lại, chuyện "hiếu" là thế nào? Có phải là con cái phải sống ngay bên cạnh cha mẹ? Hay là con cái chọn nơi tốt nhất cho cha mẹ? Nếu cha mẹ không chịu đi thì con cái không ép mà phải làm theo cha mẹ? Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó?
Tôi không có ý kiến về chuyện này, mỗi người một quan điểm. Vấn đề là: Chừng nào mà chừng ấy câu hỏi chưa được thống nhất, thì mọi người có bàn đến hết thế kỷ này cũng chưa chắc tìm ra câu trả lời cho chuyện "hiếu là thế nào?".
Hai là, tôi cho rằng việc tranh luận mà chia làm 2 phe thì không tốt lắm. Mỗi người nên là một phe, và nên chấp nhận khác biệt lẫn nhau, chứ không phải chia phe ra để công kích lẫn nhau.
Và vì thế, tôi chọn phe tổng hợp lại tất cả các yếu tố. Tên gọi khác là "phe ba phải", hay phe "đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Tức là tôi vẫn tiếp cận những văn hoá mới, và không thi hành những thứ mà tôi cho là dơ bẩn, nhưng tôi không lên án điều đó.
Nói về dơ bẩn một chút. Các bạn có bao giờ chui vô rừng sống 1 ngày chưa? Móc đất và giun lên mà bỏ vào miệng, hái trái cây chát để ăn và lấy nước? Vì lẽ đó, tôi thấy chấm chung thì còn sạch hơn rất rất rất nhiều. Tuy nhiên, nói thì nói, tôi kiên quyết không ăn mắm tôm, vì tôi không thích, chứ không phải vì tôi không theo văn hoá người Việt là phải ăn thịt chó với mắm tôm.
Lý do mà tôi khuyên không nên chia phe là như thế. Vì khi chia phe, chúng ta dễ bị công kích bởi phe đối địch. Mới nhắc tới thịt chó, phe "cấp tiến" sẽ nói phe "bảo thủ" rằng "chó không phải là thức ăn" và rằng "gìn giữ văn hoá người Việt tức là cho phép bắt chó làm thịt à?". Nói một câu như thế là rất thiển cận và có phần sỉ nhục khi suy nghĩ về người ủng hộ văn hoá Việt. Thì tương tự, khi mọi người lên tiếng việc người ta ủng hộ văn hoá Mỹ là "mất gốc", nghe rất chói tai và mang màu khinh khi người "cấp tiến".
Tóm lại, tôi nói 2 quan điểm của mình:
- Một là tôi muốn nghe lời giải thích của người con trước khi đưa ra quan điểm chính thức về chuyện này,
- Hai là tôi sẽ không chọn phe nào cả mà tự mình đứng về một phe của tôi, theo các quan niệm sống của tôi, và tôi thích những gì tôi thích và ghét những gì tôi ghét.
Kha Nguyen
Vì bạn yêu cầu tôi trả lời nên tôi mới nói, vì thường tôi ít thích nói chuyện quan điểm.
Trước khi bắt đầu, tôi chưa hiểu bạn có ý gì không khi cắt mất một chữ của người ta? Nội dung gốc là "ân hận lớn nhất của đời tôi là cho con đi du học sớm", còn câu hỏi của bạn thì bỏ mất chữ "sớm". Với tôi, đây là điểm mấu chốt của vấn đề.
Khi đi du học lúc còn nhỏ, đứa con vẫn chưa hiểu hết phong tục và văn hoá của người Việt, mà nó phải đi ra ở riêng, và làm quen với văn hoá Mỹ. Như vậy, đứa con được nuôi dưỡng bằng cách hành xử của Mỹ, nên nhìn nhận vấn đề giống kiểu Mỹ là tất nhiên. Cũng giống như bạn không thể kỳ vọng một người trưởng thành từ môi trường Việt Nam có thể hiểu và nhìn nhận vấn đề giống người Mỹ được.
Tôi là người sinh ra và lớn lên ở VN, tôi cảm nhận được điều này rất rõ, vì khi qua Úc tôi gặp nhiều trường hợp người ta "hi" "how are you?" xong rồi cắp đít đi luôn. Rồi ngược lại, tôi "hey" họ thì họ cũng "hey" lại rồi tiếp tục đi. Với người Việt, đây là bất lịch sự, nhưng với họ, đấy chỉ là phép xã giao. Đó là chưa kể người ta không thích cái gì thì nói thẳng tuột ra, lên mặt kiểu khó chịu lắm đó, không biết kiêng nể, kính trên nhường dưới gì cả.
Tóm lại, điều tôi nói ở đây là: Nếu đã quyết định cho con đi du học sớm thì phải chấp nhận cái kết cục là nó không biết gì về văn hoá người Việt. Một khi chấp nhận điều đó rồi, mà nếu nó còn cố gắng tìm hiểu văn hoá Việt và chấp nhận nó thì đó là điều tốt, đáng hoan nghênh, còn nếu không thì phải chấp nhận, không nói lời hối tiếc. Đó không phải là lỗi của đứa con, đó là lỗi của cha mẹ.
Và vì bài viết kia chỉ là lời nhận thức lỗi lầm của người cha bác sĩ, tôi thấy chả có vấn đề gì ở đây cả. Cái sai ở hiện tại, nếu có, thì chắc chắn là việc người cha đó trách đứa con mình thế này thế kia. Sai hoàn toàn.
OK, xong phần phân tích. Giờ tôi nói quan điểm của mình.
Một là, tôi không thấy bài viết kia đề cập đến chữ "hiếu" (hoặc tôi đọc chưa kỹ), do đó, chúng ta không nên nhầm lẫn chuyện "con có hiếu hay không" với chuyện "coi một vài hành xử của người Việt là lạc hậu". Quan điểm của tôi ở chuyện "hiếu" này là: chúng ta không nên phán xét vội, phải để đến khi đứa con đó nói lên chính kiến của mình thì mới phán đoán được.
Với lại, chuyện "hiếu" là thế nào? Có phải là con cái phải sống ngay bên cạnh cha mẹ? Hay là con cái chọn nơi tốt nhất cho cha mẹ? Nếu cha mẹ không chịu đi thì con cái không ép mà phải làm theo cha mẹ? Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó?
Tôi không có ý kiến về chuyện này, mỗi người một quan điểm. Vấn đề là: Chừng nào mà chừng ấy câu hỏi chưa được thống nhất, thì mọi người có bàn đến hết thế kỷ này cũng chưa chắc tìm ra câu trả lời cho chuyện "hiếu là thế nào?".
Hai là, tôi cho rằng việc tranh luận mà chia làm 2 phe thì không tốt lắm. Mỗi người nên là một phe, và nên chấp nhận khác biệt lẫn nhau, chứ không phải chia phe ra để công kích lẫn nhau.
Và vì thế, tôi chọn phe tổng hợp lại tất cả các yếu tố. Tên gọi khác là "phe ba phải", hay phe "đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Tức là tôi vẫn tiếp cận những văn hoá mới, và không thi hành những thứ mà tôi cho là dơ bẩn, nhưng tôi không lên án điều đó.
Nói về dơ bẩn một chút. Các bạn có bao giờ chui vô rừng sống 1 ngày chưa? Móc đất và giun lên mà bỏ vào miệng, hái trái cây chát để ăn và lấy nước? Vì lẽ đó, tôi thấy chấm chung thì còn sạch hơn rất rất rất nhiều. Tuy nhiên, nói thì nói, tôi kiên quyết không ăn mắm tôm, vì tôi không thích, chứ không phải vì tôi không theo văn hoá người Việt là phải ăn thịt chó với mắm tôm.
Lý do mà tôi khuyên không nên chia phe là như thế. Vì khi chia phe, chúng ta dễ bị công kích bởi phe đối địch. Mới nhắc tới thịt chó, phe "cấp tiến" sẽ nói phe "bảo thủ" rằng "chó không phải là thức ăn" và rằng "gìn giữ văn hoá người Việt tức là cho phép bắt chó làm thịt à?". Nói một câu như thế là rất thiển cận và có phần sỉ nhục khi suy nghĩ về người ủng hộ văn hoá Việt. Thì tương tự, khi mọi người lên tiếng việc người ta ủng hộ văn hoá Mỹ là "mất gốc", nghe rất chói tai và mang màu khinh khi người "cấp tiến".
Tóm lại, tôi nói 2 quan điểm của mình:
Nguyễn Quang Vinh
Cái này là tranh cãi giữa phe bảo thủ và phe tiến bộ đây. Ngay cả ở VN, mình có mấy anh chị, rồi cả bạn bè. Vào Sài Gòn học và mình nghĩ sau này chắc cha mẹ chết hết thì mấy đứa con về đây bán nhà đem tiền vào Sài Gòn sống thôi. Vậy đấy, cuộc sống Sài Gòn đã quâ khác với Hội An, huống hồ Việt với Mỹ.
Theo quan điểm mình thì việc 2 ng bám trụ lại Mỹ thì cũng chẳng có gì để phàn nàn. Con ng, ai ko mong muốn có cuộc sống tốt hơn. Nhưng nếu nói là quá ngao ngán với cuộc sống ở VN thì đó là điều đáng trách. Nói chung thì mình ko bằng các bạn ấy, và cũng ko phải là các bạn ấy để hiểu cho chính xác. Nhưng các bạn ấy như từ đám đất đen vươn lên bầu trời rồi quay lại chê đất sao bẩn thế thì chẳng thể chấp nhận đc. Bạn ấy là ng Việt nhưng lại tự bài trừ văn hóa Việt thì chẳng quá đáng lắm sao. Chẳng đc như ng Tàu, có đi đâu thì cũng lôi đến cả cái bếp đi theo, "ở đâu có khói ở đó có ng Tàu" mà.
Toan Huynh
Như @Kha Nguyen đã nói, các bạn ấy đã đi du học quá sớm và lớn lên thành một người ở nền văn hoá khác. Theo bài là vợ bác sĩ cũng đã chọn xuất ngoại theo con. Và ông ấy đang sống ở Việt Nam một mình. Vậy là mất cả vợ lẫn con...
Tuy nhiên vấn đề chính của bs là "Ông động viên nhưng con ông không về vì chúng không thích cách sống của người Việt." Tuổi già cô đơn của bs muốn sống bên con cháu, và ông không muốn qua với con cháu chỉ muốn con cháu về VN sống với mình. Giả sử ông cho con đi du học trễ hơn, khả năng cao là con ông vẫn ở lại (60-70% ở lại) và bác sĩ vẫn hối tiếc.
Dẫn nguồn:
Thống kê số lượng du học sinh Việt Nam 2018: tại nước ngoài, Mỹ, Úc, Anh, Singapore,
kenhtuyensinh.com.vn