Lời thề Lam Sơn?

  1. Lịch sử

Khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu và kết thúc bằng 2 hội thề:

-Hội thề Lũng Nhai: Lê Lợi vốn là một thanh niên cao to đẹp trai, giàu có đại gia, đáng lẽ đã có một cuộc sống sung sướng vì nhà Minh cũng rất thích ông. Nhưng tự nhiên bị chuyển quốc tịch từ Việt Nam sang Trung Quốc nên ông cảm thấy rất cay đắng và nhục nhã. Thế là bỏ hết, bỏ hết, tiền bạc phần đem cho người nghèo, phần thì chiêu đãi giang hồ, phần đem mua vũ khí. Nhà cửa êm ấm cũng bỏ lại luôn, chọn rừng núi Lam Sơn thâm u lạnh lẽo làm căn cứ. Ngày diễn ra hội thề Lũng Nhai nói chung là có 19 người thôi, ít vô cùng.

Mục đích của hội thề này là công khai làm phản nhà Minh và quyết tâm phục hưng lại Đại Việt vốn đã mất trên bản đồ thế giới. Đa phần các khởi nghĩa nông dân thường bị dập tắt nhanh chóng, vì nông dân thì làm sao đánh nổi triều đình. Quân Lê Lợi cũng thế, thua cháy máy ở giai đoạn đầu. Có lần bị vây cực kỳ dữ dội tại núi Chí Linh, mà lúc đó lại hết sạch lương thực. Buộc lòng Lê Lai phải tình nguyện ra mặt nhử quân Minh, để Lê Lợi và các tướng Lam Sơn mở đường tẩu vi thượng sách. Lê Lợi rất thương cảm nên về sau bảo hậu thế khi cúng mình thì cúng Lê Lai trước, ông nợ Lê Lai một mạng sống, ân tình này đến chết không quên. 

May mắn rằng về sau tiếng tăm Lê Lợi quá nổi. Lúc đó trên toàn cương thổ Đại Việt cũng có nhiều lực lượng đấu tranh lẻ tẻ và họ quyết định kéo hết về dưới ngọn cờ chung. Anh hùng trong thiên hạ nối tiếp nhau lục tục ra mắt tiếp kiến đại minh chủ Lê Lợi tại “Lam Sơn Bạc”. Trong đó xịn nhất là Nguyễn Trãi và Nguyễn Chích. Hai ông này như là Ngọa Long và Phượng Sồ của Lam Sơn. Nếu như Lê Lợi là Hổ thì Nguyễn Trãi là đôi cánh giúp ông bay cao, còn Nguyễn Chích là nanh vuốt giúp ông phá địch.

Bước ngoặt của khởi nghĩa Lam Sơn là khi nghĩa quân theo lời Nguyễn Chích, từ vùng Thanh Hóa đánh xuống phía nam chiếm được Nghệ An bao la. Nước Việt đã hồi sinh được một nửa, Lam Sơn nắm chắc trong tay một vùng rộng lớn, từ đó đánh luôn ra Bắc để thu dọn tàn cuộc. Mình không đi sâu vào chi tiết ở đây, nhưng giai đoạn sau Lam Sơn đánh rất bừng bừng khí thế và cái gì đến cũng phải đến.

- Hội thề Đông Quan: Sau khi đại tướng Liễu Thăng bị trảm bay đầu tại Chi Lăng, Vương Thông cầu hòa, Mộc Thạnh rút lui thì coi như ván cờ đã kết thúc. Lê Lợi muốn giữ thể diện cho thiên triều Đại Minh nên tổ chức hội thề này coi như tiệc chia tay, ai về nhà nấy. Từ nay Đại Việt và Chị Na ân oán coi như trả xong, không còn xâm phạm lẫn nhau nữa.

Quân Minh bỏ đi, để lại một sự đứt gãy văn hóa không thể bù đắp được cho nước Việt trong 20 năm tận diệt. Lê Lợi và mọi người phải bắt tay lại từ đầu, xây dựng lại đất nước từ đống ngổn ngang đổ nát đó, nhưng điều tuyệt vời nhất là: tổ quốc ta vẫn còn.

Từ khóa: 

lê lợi

,

khởi nghĩa lam sơn

,

lịch sử

Một trong những mất mát lớn nhất mà quân Minh làm tới văn hóa Đại Việt đó là đốt pha kho tàng thư tịch.

Điều lệ quan lại, tiêu chuẩn quan phục, long phục của nhà Lý Trần.

Các văn kiện chính trị thời Lý Trần.

Sách sử, sách Nho, ghi chép tập tục nước ta thời Lý Trần.

Không phải tự nhiên mà vào 3 đời vua đầu nhà Hậu Lê mà các vua lại đi đầu trong việc tạo ra văn kiện hành chính ( pháp luật - luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật, bản đồ - Hồng Đức địa dư)

Quân Minh qua chiếm nước ta nói dài không dài, nói ngắn không ngắn nhưng đó là lần mà dân tộc ta đứng sát vách tử thần, bị xóa tên, bị tiêu hủy thư tịch, bị diệt văn hóa.

Trả lời

Một trong những mất mát lớn nhất mà quân Minh làm tới văn hóa Đại Việt đó là đốt pha kho tàng thư tịch.

Điều lệ quan lại, tiêu chuẩn quan phục, long phục của nhà Lý Trần.

Các văn kiện chính trị thời Lý Trần.

Sách sử, sách Nho, ghi chép tập tục nước ta thời Lý Trần.

Không phải tự nhiên mà vào 3 đời vua đầu nhà Hậu Lê mà các vua lại đi đầu trong việc tạo ra văn kiện hành chính ( pháp luật - luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật, bản đồ - Hồng Đức địa dư)

Quân Minh qua chiếm nước ta nói dài không dài, nói ngắn không ngắn nhưng đó là lần mà dân tộc ta đứng sát vách tử thần, bị xóa tên, bị tiêu hủy thư tịch, bị diệt văn hóa.