Lối sống buông thả của giới trẻ hiện nay có phải hoàn toàn do lỗi từ giáo dục?

  1. Giáo dục

Đọc được tiêu đề trên từ một bài báo trên VOV, nói về vụ nữ sinh đại học ném con sơ sinh mới đẻ xuống từ tầng 31 của chung cư Linh Đàm là sản phẩm một nền giáo dục không tốt, mình mới suy nghĩ hẳn tiêu đề này đã quá quy chụp.

Chắc không ai là không biết về vụ vứt con của bạn nữ nói trên. Bút mực các báo lớn nhỏ nói về vụ việc này cả tháng nay cũng nhiều, đặc biệt nếu theo dõi dư luận trên mạng xã hội thì mọi người cũng thấy phần lớn là đả kích lối sống buông thả, sự thiếu hiểu biết, thiếu tính người của bạn nữ. Đành rằng đây là lối sống buông thả và có thể nói tới chữ sa đọa, nhưng đây chỉ là một số trong xã hội chứ không thể lôi ra để đánh đồng cho toàn bộ thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay được. 

Đằng rằng giáo dục cũng có coi là có một phần lỗi, nhưng ngoài ra thì mọi người nghĩ những yếu tố và nguyên nhân nào dẫn tới vụ việc gây rúng động dư luận như lần này? Văn hóa, xã hội ảnh hưởng như thế nào? Ngoài việc chỉ trích bạn nữ sinh vừa đáng trách vừa đáng thương trên thì còn những thành phần nào cần phải lên án trong vụ án này nữa?

Từ khóa: 

giáo dục

,

giới trẻ

,

giáo dục

Mình nghĩ chủ íu do 2 thứ:

  • Áp lực kinh tế (cái này có trách thì trách cả cái hệ thống kinh tế kìm kẹp con người mà chúng ta đang sống trong).
  • Đạo đức xh xuống cấp (cái này mình đồng ý với bạn Vinh, rằng chủ íu là do tác động của truyền thông và MXH, ngoài ra là do xh chúng ta quá chú trọng vào những cái hào nhoáng bên ngoài, và xem nhẹ vẻ đẹp bên trong; ko chú trọng nuôi dưỡng cái thiện, cái tốt nơi con người - nói chung cũng do yếu tố môi trường).

Xh con người chúng ta đã đi quá xa so với xuất phát điểm rồi, giờ có muốn quay ngược trở lại e rằng cũng khó. Cho nên nếu nói chuyện trách móc thì mình sẽ ko trách cô gái kia, có trách là trách cái cách mà cả cái xh này, cả cái thế giới này nó đang thay đổi theo chiều hướng xấu thui.

Nhưng nói như vậy ko có nghĩa là tụi mình phải chịu bất lực, buông xuôi. Mình nghĩ 1 trong những giải pháp cho những vấn nạn kiểu này là phải gia tăng dân trí. Người có trí tuệ sẽ hiểu đc bản chất và nguyên tắc vận hành của thế giới và hệ thống mà anh ta đang sống trong, và dựa vào đó đưa ra những quyết định hợp lý. :-)

Trả lời

Mình nghĩ chủ íu do 2 thứ:

  • Áp lực kinh tế (cái này có trách thì trách cả cái hệ thống kinh tế kìm kẹp con người mà chúng ta đang sống trong).
  • Đạo đức xh xuống cấp (cái này mình đồng ý với bạn Vinh, rằng chủ íu là do tác động của truyền thông và MXH, ngoài ra là do xh chúng ta quá chú trọng vào những cái hào nhoáng bên ngoài, và xem nhẹ vẻ đẹp bên trong; ko chú trọng nuôi dưỡng cái thiện, cái tốt nơi con người - nói chung cũng do yếu tố môi trường).

Xh con người chúng ta đã đi quá xa so với xuất phát điểm rồi, giờ có muốn quay ngược trở lại e rằng cũng khó. Cho nên nếu nói chuyện trách móc thì mình sẽ ko trách cô gái kia, có trách là trách cái cách mà cả cái xh này, cả cái thế giới này nó đang thay đổi theo chiều hướng xấu thui.

Nhưng nói như vậy ko có nghĩa là tụi mình phải chịu bất lực, buông xuôi. Mình nghĩ 1 trong những giải pháp cho những vấn nạn kiểu này là phải gia tăng dân trí. Người có trí tuệ sẽ hiểu đc bản chất và nguyên tắc vận hành của thế giới và hệ thống mà anh ta đang sống trong, và dựa vào đó đưa ra những quyết định hợp lý. :-)

Cái kết luận ấy quá chủ quan.

Nói giới trẻ thì quá vơ đũa cả nắm. Đó chỉ là 1 bộ phận ko lớn nhưng cũng ko hẳn là nhỏ của lớp trẻ hiện nay.

Giáo dục giúp định hình con người nhưng giáo dục không chỉ là việc của nhà trường mà còn của gia đình và cả xã hội. Ngành giáo dục hiện nay đã quá rối rắm rồi lại còn thêm những cái luật "trời ơi" thì khó có thể uốn nắn đc lớp trẻ. Thời buổi này, mức sống đã tăng lên. Đồng tiền trở nên nhỏ bé. Dịch vụ ăn chơi nở rộ. Nếu gia đình cũng lo chạy theo nhịp sống mà bỏ bê, ko dạy dỗ, quản lý. Lêu lổng thì hư là điều tất yếu. Nhất là trong xã hội xô bồ hiện nay, sự lên ngôi của internet cụ thể hiện nay là mạng xã hội khiến những người trẻ tiếp xúc với quá nhiều thứ, tốt có, xấu có. Nhưng xấu thì chắn chắn nhiều hơn tốt, vì bươi móc cái xấu ng khác ra thì view, like, follow cứ gọi là tràn trề. Lại nữa học cái tốt thì mất cả đời chứ cái xấu thì ngày 1 ngày 2. Nếu nói cho trắng ra thì giới trẻ ngày nay sa đọa cũng vì một phần những anh "nhà báo" "lương tâm ko có răng" cứ viết xấu viết xàm, cốt view càng cao càng tốt mà ko thấy lương tâm cắn rứt (ko có răng mà).

Nói thật, mình cũng chẳng phải là già mà nhìn lớp sau mình cỡ 3-4 năm là phải tôn bọn nó sư phụ. Hồi bằng bọn nó mình có biết ất giáp gì đâu. Bồ bịch 2-3 ng 1 lúc. Rồi nhà nghỉ, khách sạn các kiểu. Còn bây giờ thì cấp 2 ko biết tôn vô cái cấp bậc gì. Thời cấp 2 chỉ biết đánh điện tử là coi như ăn chơi rồi 😂😂

Sự việc đáng tiếc trên đây, giờ chẳng thể quy trách nhiệm cho ai đc nửa cả. Có thể do giáo dục, có thể do gia đình, bạn bè hay chính xã hội đã ko can thiệp trước khi mọi việc xảy ra mà chỉ tung hê lên khi sự việc đã rồi để kiếm nhuận bút. Khi chính chúng ta còn làm ngơ trước mặt xấu của xã hội thì đó chỉ là một hệ quả có thể xem là tất yếu thôi.

Mình nghĩ vấn đề này có nhiều khía cạnh lắm

  • Do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, người thân nên không chỉ sống buông thả mà còn làm nhiều chuyện lố để mọi người quan tâm, gây chú ý
  • Do cuộc sống về mặt vật chất quá đầy đủ, hầu hết có sẵn,được cha mẹ chu toàn đâu cần phấn đấu
  • Do hiệu ứng đám đông, mọi người chú ý vào những vấn đề giật gân, mà nổi tiếng hay tai tiếng thì đều đem lại lợi ích
  • Do sự phát triển mạng xã hội làm xa cách con người với con người. Mọi người tìm hiểu nhau chỉ qua sự ảo chứ có cảm nhận vấn đề thật,con người thật đâu