Lời khuyên cho các bạn sinh viên cách xây dựng nguồn tài chính từ thời đi học?
đầu tư & tài chính
Khi mình tổ chức các lớp cho cả sinh viên và người đi làm, mình luôn khuyến khích các bạn đầu tư, kinh doanh để phát triển vốn tài chính của mình. Tuy nhiên, mục đích chính của sự khuyến khích này không phải để tăng nguồn vốn tài chính mà chính yếu là tăng năng lực quản lý tài chính của họ. Bởi, nếu không phát triển năng lực quản lý tài chính thì kiếm được tiền rồi tiền cũng sẽ nhanh chóng đi mất, chuyện này không hề hiếm. Có 1 trò chơi mình hay để các bạn làm là, các bạn sẽ làm gì với 10 tỷ? 90% lúng túng, 10% còn lại tự tin phát biểu và khi hỏi lại căn cứ vào đâu mà bạn đưa ra các phân bổ tiền như thế, thì 10% này nín thin. Các bạn không có căn cứ nào hết.
Với câu hỏi của bạn, thay vì mình trả lời ngay, mình đặt lại câu hỏi
- Vì sao sinh viên cần xây dựng nguồn tài chính từ thời đi học?
- Ý nghĩa của việc xây dựng vốn tài chính là gì?
- Thời đi học được tính từ lúc nào?
- Sinh viên cần kiếm thêm bao nhiêu là được hay càng nhiều càng tốt?
- Dựa vào đâu để bạn biết là bao nhiêu là đủ?
Và cuối cùng là 1 câu hỏi hết sức cơ bản "Tài chính mà bạn đang nói tới là gì mà phải đi xây dựng?".
Trả lời được những câu hỏi về tính mục đích, thời gian, số tiền mong muốn, hiểu được các động cơ của bản thân và biết cách sử dụng số tiền có được rồi sau đó bắt tay vào làm cũng không muộn đâu :)
Nguyễn Minh Nhật
Khi mình tổ chức các lớp cho cả sinh viên và người đi làm, mình luôn khuyến khích các bạn đầu tư, kinh doanh để phát triển vốn tài chính của mình. Tuy nhiên, mục đích chính của sự khuyến khích này không phải để tăng nguồn vốn tài chính mà chính yếu là tăng năng lực quản lý tài chính của họ. Bởi, nếu không phát triển năng lực quản lý tài chính thì kiếm được tiền rồi tiền cũng sẽ nhanh chóng đi mất, chuyện này không hề hiếm. Có 1 trò chơi mình hay để các bạn làm là, các bạn sẽ làm gì với 10 tỷ? 90% lúng túng, 10% còn lại tự tin phát biểu và khi hỏi lại căn cứ vào đâu mà bạn đưa ra các phân bổ tiền như thế, thì 10% này nín thin. Các bạn không có căn cứ nào hết.
Với câu hỏi của bạn, thay vì mình trả lời ngay, mình đặt lại câu hỏi
Và cuối cùng là 1 câu hỏi hết sức cơ bản "Tài chính mà bạn đang nói tới là gì mà phải đi xây dựng?".
Trả lời được những câu hỏi về tính mục đích, thời gian, số tiền mong muốn, hiểu được các động cơ của bản thân và biết cách sử dụng số tiền có được rồi sau đó bắt tay vào làm cũng không muộn đâu :)
Huỳnh Nguyễn Tố Anh
Hồi đó từ lúc mình vào Sài Gòn học đại học thì cũng có hình thành suy nghĩ sẽ giảm bớt phần trợ phí từ gia đình. Mình có 1 số kinh nghiệm trong việc tạo nguồn tài chính cho mình, có khả năng chi trả các khoản và có để dành được một ít phòng thân.
Trừ việc may mắn được ở nhà người quen 1 năm, ở với anh Hai cho tới giờ, nên tiền thuê nhà chưa bao giờ tự trả, cùng lắm là trả chi phí phụ thêm khi ở chung cư mà thôi. Đây là 2 cách mình tự trải nghiệm và được bạn bè chia sẻ:
1. Đi làm:
Làm từ part-time bán hàng, đến thu ngân, thời vụ trong khoảng năm nhất, năm hai vào những khoảng thời gian rảnh như hè, nghỉ giữa các kỳ. Cũng có khoản dư dư mua sắm quần áo, đi học mấy thứ mình thích hoặc tò mò.
Từ cuối năm hai, mình chán mấy việc tay chân nên kiếm công ty nào đó đi làm để ngó nghiêng xem môi trường làm việc như thế nào, thì từ lúc này mình có tài chính rõ ràng hơn. Ngoài ra, rảnh mình có đi hỗ trợ làm event, do mình cũng thích mảng này nên làm thêm thoai.
2. Đầu tư/ Buôn bán:
Cái này thì mình quan sát từ bạn mình là chính. Tùy khả năng của mỗi người mà có nhiều cách khác nhau: có đứa ra bán quán ăn, quán nước, bán đồ handmade, có đứa đi đầu tư chứng khoán, có đứa còn đi làm " Mẹ mìn" kiếm khách hàng và có nguyên 1 dàn gia sư để nhận khách, nó ở giữa ăn hoa hồng thôi.
Với mình, khi không quá áp lực về chuyện tiền bạc nên tâm thế khi đi làm khá đơn giản là mình sẽ học thêm cái mới, vun bồi cái thấy, cái biết mới thành ra không quá lao đầu đi làm mà bỏ học, tuy nhiên có 1 môn do lơ là nên bị rớt và thi lại nên ra trường trễ hơn dự định 6 tháng =))