Loài Người Sẽ Không Chết Cóng Khi Mặt Trời Chết Đi, Viễn Cảnh Thực Sự Còn Đáng Sợ Hơn Nhiều
Từ sau khi tiến hóa, con người sinh sôi và phát triển rất nhanh, đến nay đã chiếm lĩnh toàn bộ diện tích đất liền, không có nơi nào trên Trái Đất con người chưa từng đặt chân đến.Tuy nhiên, có một nơi vẫn đang an toàn trước sự xâm lăng của chúng ta : Đó chính là Châu Nam Cực.Chính nhiệt độ cực lạnh xấp xỉ âm 90 độ C và các cơn gió lên tới 100 m/s đã khiến Châu Nam Cực trở thành một lục địa chết, theo đúng nghĩa đen.
Chính vì vậy, con người rất lo sợ viễn cảnh băng giá này sẽ xảy ra trên toàn trái đất, và "kẻ hủy diệt" đáng sợ không phải ai khác, chính là Mặt Trời. Liệu khi Mặt Trời chết đi, không còn chiếu sáng nữa, nó có khiến Trái Đất trở về Kỷ Băng Hà và tiêu diệt sự sống hay không?
Quá trình diệt vong của Mặt Trời :
Trong lõi của Mặt Trời tồn tại áp suất và nhiệt độ cực lớn, áp suất này cung cấp gia tốc cho các nguyên tử khí ( chủ yếu là Hydro ), chúng va đập vào nhau với vận tốc lớn, phá vỡ liên kết của electron với hạt nhân nguyên tử, trạng thái này gọi là Plasma, sau đó tổng hợp các hạt nhân nguyên tử Hydro thành hạt nhân mới nặng hơn: Heli.
Chính phản ứng tổng hợp hạt nhân này sinh ra năng lượng dưới dạng nhiều bức xạ, một phần trong đó là bức xạ nhìn thấy chính là ánh sáng mặt trời đã nuôi dưỡng sự sống trên hành tinh xanh của chúng ta. Nhưng để tạo ra bức xạ, Mặt trời cũng tự tiêu tốn 1 tỷ kg khối lượng của mình sau mỗi giây. Vì vậy 5 đến 6 tỷ năm sau, lực hấp dẫn của mặt trời sẽ giảm xuống, làm mất cân bằng với áp suất và nhiệt độ từ bên trong lõi, khiến Mặt trời bị nở to ra biến thành một Sao Khổng Lồ Đỏ.
Tuy nhiệt độ bề mặt giảm đi nhưng ánh sáng của một ngôi sao Khổng Lồ Đỏ rất mãnh liệt, nó có thể biến các tiểu hành tinh quay quanh nó thành bụi khí, tác nhân của sự hủy diệt hàng loạt này chính là bức xạ điện từ, liên quan đến hiệu ứng Yarkovsky-O'Keefe-Radzievskii-Paddack ( YORP ), được đặt theo tên của bốn nhà khoa học đã tìm ra nó.
Hiệu ứng YORP xảy ra khi nhiệt lượng của một ngôi sao làm thay đổi góc quay của một vật thể nhỏ trong Hệ Mặt trời - ví dụ như một tiểu hành tinh.
Khi một ngôi sao trở thành Sao Khổng Lồ Đỏ, độ sáng của nó tăng từ 1.000 đến 10.000 lần.Tác động này tạo ra một lực đẩy nhỏ, có thể trong khoảng thời gian ngắn không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài hơn, các tiểu hành tinh sẽ bị quay hoặc lắc lư lệch khỏi trục của nó.
Vậy điều gì sẽ xảy ra với Trái Đất :
Năng lượng ánh sáng từ Mặt trời sẽ làm bề mặt trái đất nóng chảy. Về lý thuyết, nếu Mặt Trời phình quá to, nó có thể nuốt chửng luôn cả Trái Đất.Mọi sinh vật trên hành tinh xanh sẽ bị đốt cháy bởi nhiệt lượng khổng lồ.
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời chỉ vào khoảng 150 triệu km, nhưng bán kính của Sao Khổng Lồ Đỏ có thể lên đến 300 triệu km.Nhiệt lượng bề mặt không dưới 5000 độ C sẽ hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất trong nháy mắt.
Thực ra chúng ta sẽ không còn tồn tại đến lúc đó, vì trước khi điều này xảy ra, sinh quyển của Trái Đất đã bị phá hủy từ lâu bởi độ tăng ánh sáng liên tục của Mặt Trời. Trong vòng vài tỷ năm nguồn năng lượng tăng thêm này sẽ làm bốc hơi tất cả các đại dương. Hydro từ nước sẽ bay vào không gian và khí quyển Trái Đất sẽ trở nên giống với khí quyển Sao Kim, cuối cùng sự diệt vong của Mặt Trời sẽ để lại một Trái Đất bị đốt cháy, và bề mặt đã tan chảy.
Sau đó, Mặt Trời sẽ bị co lại thành sao lùn trắng , và độ sáng bắt đầu giảm dần , thậm chí thấp hơn hiện tại.Vì vậy Trái Đất sẽ bị nướng chín trước khi trở thành một hành tinh băng giá.
Vậy tại sao Trái Đất không trở thành tro bụi khi tiếp xúc với nhiệt độ 5000 độ C? Thực ra hàng ngày chúng ta đều đứng trên một "lò lửa" khổng lồ 6000 độ mà không hề hấn gì, đó chính là lõi của Trái Đất.
Loài Người Có Thể Làm Điều Gì Để Ngăn Chặn Thảm Hỏa Xảy Ra ?
Viễn cảnh 5 tỷ năm sau có vẻ quá xa vời để nghĩ đến, mặc dù lúc đó với công nghệ phát triển vượt bậc, chúng ta cũng chẳng thể làm được gì để cứu lấy Mặt Trời, quá trình Sinh - Diệt là tất yếu trong vòng đời của một ngôi sao.
Việc cần làm trước tiên bây giờ, là chúng ta nên tìm ra những ngôi nhà mới, để chuẩn bị cho những cuộc di cư xuyên vũ trụ. Chương trình không gian Kepler với sứ mệnh "Săn tìm hành tinh" vẫn đang miệt mài làm việc này, họ đã xác định được 54 vật thể vũ trụ nằm trong vùng có thể có sự sống hoặc điều kiện phù hợp với sự sống của con người.
Mô phỏng tàu không gian Kepler
Theo Trung tâm Nghiên cứu Ames thuộc NASA, đầu năm 2017, tàu vũ trụ Kepler đã phát hiện 219 ứng viên hành tinh mới, trong tổng số 4.034 ứng viên hành tinh tiềm năng trong dải Ngân hà.
Vì vậy, các bạn cứ yên tâm ! rồi sẽ đến ngày chúng ta trở thành giống loài xâm lăng cả vũ trụ.
Nguồn : Trường Vũ