Loài khổng tước
Loài khổng tước
Khổng tước có thể ăn tất cả các loại sâu độc, cho nên thường dùng để tượng trưng cho bản tôn có thể tiêu diệt hết thảy Ngũ độc phiền não của chúng sinh. Trong "Bạch bảo khẩu sao" có viết: Đồng nữ Nang Ngu Lê tay cầm khổng tước 3, 5 cọng đuôi lại biểu tượng của trừ tai,... đuôi khổng tước tượng trưng cho A Di Đà Như Lai phương Tây đã tọa, khổng tước dùng việc ăn sâu độc để duy trì sinh mệnh, Phật A Di Đà cũng như vậy để đoạn diệt mọi tội ác độc địa mà chúng sinh tạo ra, khiến cho thọ mệnh bình thường không xấu xa, cho nên mới tọa lên khổng tước. Khổng tước 3 đuôi, biểu trưng cho việc phẩy đi Tam độc khiến nó thành Tam bộ Như Lai; khổng tước 5 đuôi, biểu thị phẩy đi Ngũ thức phiền não, khiến cho nó được chứng thực quả Như Lai Ngũ trí viên giác.
Lông khổng tước vốn chỉ lông "mắt" trên thân chim khổng tước, thường được trang trí trên vành ô báu, gương và các thiên thần hoặc dùng để vẩy nước trong bình tịnh thủy hoặc lông trên phi tiêu. "Mắt" trên lông khổng tước đại diện cho trí tuệ, cán lông màu vàng phát ra ánh sáng đại diện cho vô số phương tiện và phương pháp của đức Phật. Khổng tước trở thành thánh vật từ sớm của Ấn Độ cổ, theo truyền thuyết và cách gọi tên của nó có liên quan đến nhau. Tộc Thích Ca (Sakya) thời kỳ đầu, các thầy chiêm bốc đã dẫn đến núi Himalaya, tại nơi mà nghe thấy tiếng chim khổng tước rõ nhất có xây dựng một tòa thành mỹ lệ, có tên là Mao Lợi Da, nghĩa là thành Khổng Tước. Sau này con cháu của Chiên Đà La Kiệp Đa, thống nhất Bắc Bộ đại lục, xây dựng nên vương triều Khổng Tước nổi tiếng. Khổng tước cũng có liên quan đến mặt trời, vì tiếng kêu của nó gọi ánh sáng mặt trời đến. Nó kiêu hãnh xòe rộng chiếc đuôi hình cầu báo hiệu bắt đầu một mùa. Nó trở thành vật tượng trưng cho ánh sáng, hình khổng tước thường được tạo hình trên đèn dầu bằng đồng hoặc đồ đựng nên rất đẹp, là biểu tượng chiếu rọi vũ trụ của Ấn Độ và Nepal. Khổng tước theo quan niệm của người Ấn Độ nó được cho là kẻ thù của những loại độc vật như rắn và bọ cạp, màu sắc và bộ đuôi đẹp lộng lẫy của nó tượng trưng cho những loài vật độc biến thành cam lộ trí tuệ hoặc sự viên mãn. Phật A Di Đà màu đỏ ở phương Tây dùng khổng tước làm vật cưỡi, bảo tọa khổng tước tượng trưng cho Ngài A Để Hiệp (Atisa) vĩ đại trong Phật giáo và vương triều Khổng Tước của Ấn Độ.
Lông khổng tước đã thành một vật cầm mang nhiều ý nghĩa, ba chiếc lông tụm lại thành một nhóm đại diện cho sự biến hóa Tam độc; năm chiếc lông tụm lại thành một nhóm đại diện cho sự cải biến Ngũ độc (tham, sân, si, mạn, nghi) thành năm trí tuệ Phật. Lông khổng tước trong giáo pháp Đại viên mãn, tượng trưng cho "siêu việt định". Trên bình cam lộ hoặc cây như ý trong tự viện của Phật giáo Tây Tạng có trang trí lông khổng tước, tượng trưng cho cát tường, thanh tĩnh và vĩnh cửu.
Khổng Tước Minh Vương tên Phạn là Mahā-mayūra-vidya-rājñī (Đại Khổng Tước Minh Phi) dịch âm là Ma Ha Ma Du Lợi Du La Diêm. Lại có tên gọi là Kim Diệu Khổng Tước Minh Vương (Suvarṇābhāsasya mayūra-vidya-rājñaḥ), Khổng Tước Vương (Mayūra-rāja), Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương (Buddha-mātamahā-mayūra-vidya-rāja), Phật Mẫu Đại Kim Diệu Khổng Tước Minh Vương (Buddha-māta-mahā-suvarṇābhāsasya mayūra-vidya-rāja), Khổng Tước Minh Vương Bồ Tát (Mayūra-vidya-rāja-odhisatva), Phật Mẫu Đại Kim Cương Diệu Khổng Tước Minh Vương…
Hệ Phật Giáo Nam Truyền ghi nhận pháp tu của chim công qua bài Hộ Chú Khổng Tước nhằm giúp cho người tu hành tránh được những hiểm họa và cạm bẫy, còn nếu bị rơi vào cạm bẫy thì sẽ được an lành.
Hộ Chú Khổng Tước
Bản tiếng Pali-Anh: Moraparitta, Paritta Chanting, Wat Bukit Perak.
Việt dịch: Tống Phước Khải
Udetayañcakkhumā ekarājā
Harissavaṇṇo paṭhavippabhāso
Taṃ taṃ namassāmi harissavaṇṇaṃ paṭhavippabhāsaṃ
Tayajja guttā viharemu divasaṃ
Ye Brāhmaṇā vedagu sabbadhamme
Te me namo te ca maṃ pālayantu
Namatthu Buddhānaṃ, nammtthu Bodhiyā
Namo Vimuttānaṃ namo Vimuttiyā.
Imaṃ so parittaṃ katvā moro carati esanā.
Apetayañcakkhumā ekarājā
Harissavaṇṇo paṭhavippabhāso
Taṃ taṃ namassāmi harissavaṇṇaṃ paṭhavippabhāsaṃ
Tayajja guttā viharemu divasaṃ
Ye Brāhmaṇā vedagu sabbadhamme
Te me namo te ca maṃ pālayantu
Namatthu Buddhānaṃ, nammtthu Bodhiyā
Namo Vimuttānaṃ namo Vimuttiyā.
Imaṃ so parittaṃ katvā moro vāsamakappayīti.
Sau khi thực hiện việc bảo hộ xong, chim công nghỉ ngủ yên lành tại nơi trú ngụ.
Thông thường, Minh vương thường hiện tướng phẫn nộ, khiến người thường có cảm giác khó thân cận. Hơn nữa, một Minh vương thì hình tượng trang nghiêm, nhã nhặn dễ gần, đồng thời dùng tọa trên khổng tước. Theo "Khổng Tước Minh vương kinh" ghi chép, khi đức Phật còn tại thế, có một vị tỳ khưu bị rắn độc cắn, nghĩ rằng khó qua khỏi nên rất buồn phiền, tuyệt vọng. A Nan liền thỉnh cầu đức Phật đại bi cứu giúp, đức Phật niệm chân ngôn xua đuổi chướng ngại, ma quỷ, độc hại, ác tật, đây chính là chân ngôn của Khổng Tước Minh vương.
Ngoài ra trong Kinh còn chép về chuyện Đức Phật dạy về tiền kiếp của Ngài khi hành Bồ Tát đạo có một kiếp Ngài là Khổng Tước: “vào thời rất xa xưa ở trong núi tuyết có con chim Khổng Tước lông màu vàng kim, thường ngày thanh tịnh trì tụng bài chú này rất là siêng năng tinh tấn, vì vậy luôn luôn được thần chú bảo hộ bình yên an ổn, không ai có thể săn bắt nó được.
Một hôm Khổng Tước vì tham mê ái dục, cùng với rất nhiều con chim khổng tước mái đi dạo chơi ở một khu rừng núi rất xa, mãi vui chơi nên Khổng Tước quên mất trì chú, vì vậy mà bị thợ săn bắt được, lúc bị bắt nó hồi phục được chánh niệm, liền trì tụng thần chú, cuối cùng thì thoát khỏi được sự vây bắt của thợ săn, được tự do bay về núi của mình...”. Đây là điển tích do Đức Phật khai thị để cho chúng ta biết sự có mặt của Khổng Tước Minh Vương và thần chú Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni.
Hình tượng của ngài trong "Đại Khổng Tước Minh vương họa tượng vân trường nghi quỹ" có ghi chép: Đầu hướng về phía Đông, màu trắng, mặc áo tăng màu trắng. Đầu đội mũ, toàn thân trang sức bằng vòng hạt, khuyên tai, vòng tay,... rất trang nghiêm, cưỡi trên con khổng tước màu vàng, vắt chéo chân tọa trên hoa sen trắng hoặc hoa sen xanh, hiện tướng từ bi. Có 4 tay, tay thứ nhất bên phải cầm hoa sen nở, tay thứ hai cầm quả cụ duyên, tay trái thứ nhất cầm quả cát tường, tay trái thứ hai cầm đuôi khổng tước 3, 5 cọng lông. Trong 4 vậy cầm tay, hoa sen nở thể hiện sự kính ái, quả cụ duyên đại diện cho sự điều phục, quả cát tường thể hiện cho tăng ích lợi, đuôi khổng tước thể hiện sự trừ tai diệt ác.
Theo Mật giáo tương truyền, vị Minh vương này là lưu thân của Đại Nhật Như Lai, có hai đức là thiết thủ và trảm phục, cho nên có hai loại hoa sen đã nói ở trên. Tọa hoa sen này được gọi là "tọa khổng tước". Trong Mật giáo Mandala Thai Tạng giới, thì ngài được đặt ở vị trí thứ 6 trong viện Tô Tất Địa phía Nam, sắc thân có màu đỏ, 2 cánh tay, tay phải cầm đuôi khổng tước, tay trái cầm hoa sen, tọa trên hoa sen đỏ; mật hiệu là Phật Mẫu Kim Cương hoặc Hộ Thế Kim Cương. Hình tượng được Tây Tạng lưu truyền thì có 3 mặt 8 tay, tọa trên hoa sen, không cưỡi khổng tước. Mật giáo cũng coi Khổng Tước Minh vương là pháp để bản tôn tu theo, gọi là Khổng Tước kinh pháp. Pháp này chủ yếu có tác dụng trừ tà ác, cầu mưa hoặc dừng mưa, cầu mong sản xuất ổn định thuận lợi.
Tài Liệu Tham Khảo
Kinh Khổng Tước Minh Vương
Khổng Tước Minh Vương Pháp Kinh
Câu chuyện trong kinh Phật: "Vua khổng tước" trong "Tạp thí dụ kinh".
Bạch Bảo Khẩu Sao
Bản Tôn Trường Thọ của cư sĩ Huyền Thanh
Hành giả Kim Cương Thừa
lịch sử
,chiêm tinh
,tôn giáo
Nội dung bài viết về hươu và khổng tước rất lôi cuốn. Em đón đọc những chia sẻ tiếp theo từ anh về sư tử, voi, ngựa và chim Garuda ạ
Nguyenphuhoang Nam
Nội dung bài viết về hươu và khổng tước rất lôi cuốn. Em đón đọc những chia sẻ tiếp theo từ anh về sư tử, voi, ngựa và chim Garuda ạ