Linh vật nào có thiết kế ấn tượng nhất qua các mùa World Cup? (P1)?

  1. Thể thao

Năm nào cứ đến mùa World Cup, ngoại trừ tin tức về trận đấu, tin lá cải bên lề thì linh vật cũng là thứ mà xuất hiện mọi nơi trên khắp các phương tiện truyền thông. Xuất hiện lần đầu tiên tại World Cup vào năm 1966, thiết kế của linh vật được dựa theo những đặc trưng của nước chủ nhà như khí hậu, động vật hay trang phục… Ngoài ra linh vật World Cup còn mang ý nghĩa đặc biệt cho một giai đoạn lịch sử hay mang ý nghĩa đặc biệt nào đó. Cùng mình ngược dòng thời gian để chiêm ngưỡng “gia phả” của dòng họ linh vật World Cup nhé.

  • World Cup 1966-Anh : Willie

Chú sư tử Willie được vinh dự trở thành ông tổ của linh vật mùa World Cup. Càng “uy quyền” hơn khi khoác lên mình Quốc kì nước Anh cùng dòng chữ World Cup phía trước, chú được xuất hiện lần đầu tiên trong các bộ truyện tranh trong suốt mùa giải diễn ra.

  • World Cup 1970 - Mexico : Juanito

Juanito là một cậu bé mang trang phục Mexico và một chiếc mũ quá cỡ có dòng chữ “Mexico 70”. Tuy cậu ta trông rất dễ thương và dễ dàng nhận ra, nhưng có vẻ đây không phải là thiết kế đột phá cho mùa World Cup nhỉ?

  • World Cup 1974 - Tây Đức : Tip và Tap

Sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt thành Đông ĐứcTây Đức, ngăn cách bởi bức tường Berlin. Cùng lúc đó thì World Cup lần 3 được tổ chức vào năm 1974, trong thời kì hai miền đang có chiến tranh lạnh.

Sinh ra trong thời điểm đặc biệt này, biểu tượng của mùa giải ít nhiều chịu ảnh hưởng của chính trị. Hai cậu bé Tip và Tap cùng mặc quân trang Đức không chỉ là những linh vật đơn thuần mà còn là biểu tượng cho mong muốn lập lại hòa bình giữa hai miền.

  • World Cup 1978 - Argentina : Gauchito

Thêm một thiết kế an toàn nữa đến từ đất nước Mỹ Latin, Gauchito là một cậu bé mang quốc kì Argentina và đội một chiếc mũ lớn, khá giống với thiết kế nước bạn Mexico. Đáng yêu, an toàn và nhàm chán, xem ra thiết kế của các nước Châu Mỹ thời kỳ này chưa được sáng tạo lắm nhỉ?

  • World Cup 1982 - Tây Ban Nha : Naranjito

Cái tên của linh vật bắt nguồn từ "naranja" - trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "quả cam" - loại quả rất phổ biến ở đất nước này.

Theo các thông tin ghi nhận, thì việc lấy loại quả đặc trưng này làm biểu tượng World Cup, người Tây Ban Nha muốn thể hiện sự lạc quan về việc thoát khỏi sự kìm hãm của chế độ độc tài Franco. Một thiết kế mang đầy tính chính trị.

  • World Cup 1986 - Mexico : Pique

Với lần thứ 2 tổ chức World Cup, Mexico vẫn trung thành với thiết kế “người” trong linh vật của mình. Pique là một đầu bếp với hàng râu kẽm, cái cổ dài và vẫn đội một chiếc nón quá khổ như thiết kế lần trước. Pique cũng không có ý nghĩa gì quá đặc biệt, chỉ đơn giản là đẹp và năng động theo đúng tinh thần World Cup.

  • World Cup 1990 - Ý : Ciao

Ý đem đến mùa hè rực lửa năm 90 bằng một linh vật đặc biệt, không phải là người hay động vật mà đơn giản chỉ là một stick figure - một nhân vật hoạt hình với đường nét đơn giản. Ciao mang 3 màu trắng, đỏ và xanh lá cùng quả bóng trên đầu, tuy đơn giản nhưng nhân vật này đã góp phần đem đến một trong những mùa World Cup hấp dẫn nhất trên đất Ý.

Cá nhân mình ấn tượng nhất là linh vật của Tây Đức năm 1974. Tip và Tap không hẳn là thiết kế đẹp nhất nhưng là thiết kế mang ý nghĩa và tính nhân văn nhất giai đoạn đó. Còn bạn, linh vật nào gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với bạn?



Từ khóa: 

worldcup2018

,

linh vật

,

bóng đá

,

world cup

,

thể thao

Cưng quá là cưng ấy :*

Trả lời

Cưng quá là cưng ấy :*