Liệu đã đến lúc dừng lại chương trình hài Tết "Táo Quân"?
Việc đón Tết cùng chương trình hài "Gặp nhau cuối năm" đã trở thành một trong các thói quen, thậm chí là "truyền thống", của rất nhiều gia đình Việt. Các chương trình Táo quân hàng năm luôn mang lại tiếng cười và niềm vui đến với khán giả khắp nước. Nhưng những năm gần đây, có không ít người đã lên tiếng, "ném đá" rằng chương trình hài Tết này ngày càng nhàm chán, "nhạt", "ngấy".
Có phải tự nhiên mà "Gặp nhau cuối năm" lại lãnh nhận những phê bình như vậy? Bài viết của mình sẽ điểm sơ lược qua một vài yếu tố xoay quanh tình huống này:
(nguồn:
1/ Áp lực đến từ chính thành công của chương trình
Không thể phủ nhận rằng thời gian đầu khi mới ra mắt khán giả, "Gặp nhau cuối năm" cùng các Táo quân, mỗi người một vai trò độc đáo, những Ngọc Hoàng, Thiên Lôi, Nam Tào và Bắc Đẩu...đã gây được một tiếng vang lớn, trở thành chương trình hài cuối năm nổi bật và được khán giả chờ đợi nhiều nhất mỗi dịp Tết.
Chính sự kỳ vọng này của khán giả vô hình chung đã tạo ra áp lực cho ê-kíp chương trình. Đội ngũ, từ các đạo diễn, biên kịch cho đến diễn viên hài, cần phải đổi mới mình liên tục để làm hài lòng khán giả.
Ngoài ra, việc chương trình này được lên sóng hằng năm, theo kiểu "đến hẹn lại lên" cũng phần nào tạo ra những gò bó nhất định cho một chương trình vốn mang tính sáng tạo và cảm hứng khá cao.
Không thể phủ nhận rằng năm nào ở nước ta, và cả trên thế giới, cũng có những sự kiện lớn và quan trọng đáng để đưa vào chương trình nhằm gây cười. Nhưng liệu cảm hứng và sức sáng tạo của các nghệ sĩ có thể luôn được khai thác theo lịch trình, theo kiểu "đến hẹn lại lên" như vậy?
(nguồn:
2/ Sức sáng tạo suy giảm
Yếu tố này là một hệ lụy trực tiếp từ yếu tố đầu tiên phía trên. Các áp lực và khuôn khổ gò bó trong khâu sản xuất chương trình đã gây tác động tiêu cực đến sức sáng tạo của ê-kíp chương trình, khiến cho những năm gần đây, khán giả không còn có được những trận cười sảng khoái như ở những mùa trước.
Một khi cảm hứng sáng tạo chưa đến kịp, nhưng đứng trước áp lực phải có chương trình sẵn sàng trước Tết, tất nhiên ê-kíp sẽ không thể đầu tư vào chất lượng nội dung chương trình. Hậu quả là, các năm gần đây, nội dung "hài nhảm" trong chương trình có khá nhiều, thường là thông qua các bài "nhạc chế" vốn đã trở nên nhàm chán với người xem.
Thậm chí, nhiều bài báo đã phản ánh, phê bình "Gặp nhau cuối năm" rằng các yếu tố gây phản cảm có vẻ có chiều hướng gia tăng trong chương trình. Cụ thể là Táo quân 2018 vừa rồi đã bị cộng đồng LGBT - cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới - lên tiếng về những tình tiết, lời văn khiến họ cảm thấy bị xúc phạm, thông qua việc giới tính của nhân vật Bắc Đẩu bị đem ra làm trò đùa.
(nguồn: vietnammoi.vn)
3/ Những "gương mặt đã quá thân quen"
Tất nhiên bài viết của mình không hề có ý chê bai khả năng diễn xuất của các "Táo", vốn có không ít người đã trở thành các tượng đài trong lĩnh vực hài kịch, và chiếm được nhiều cảm tình của khán giả. Nhưng có một sự thật là cho dù một chương trình hay đến mấy, một diễn viên gạo cội và được yêu thích đến mấy, nếu không biết cách liên tục đổi mới và biến hóa, theo thời gian sẽ dần trở nên nhàm chán với người xem.
Dàn diễn viên "Gặp nhau cuối năm", không có nghi ngờ gì, chính là một tập hợp gồm những diễn viên hài gạo cội nhất ở nước ta, nhưng thiết nghĩ việc thay đổi diễn viên theo từng năm có thể là một phương án giúp mang lại màu sắc tươi mới cho chương trình? Đây chỉ đơn thuần là ý kiến cá nhân, nên mình xin không phân tích gì thêm.
(nguồn:
4/ Các yếu tố ngoại lai
Tức là các yếu tố đến từ môi trường xung quanh. Trong tình huống của hài Táo quân, mình nghĩ có 2 yếu tố quan trọng và gây ảnh hưởng nhiều nhất: yếu tố cạnh tranh (chủ yếu đến từ mạng xã hội và các hình thức giải trí khác) và yếu tố chính trị (well, tất nhiên là đến từ phía "trên trển").
Trong thời đại 4.0 hiện nay, chỉ cần truy cập online, lên MXH, là đủ mọi hình thức giải trí dành cho người dùng đều có thể được tìm thấy, bao gồm cả giải trí hài (các video, clip hài, "bựa", các meme...) vốn đa dạng hơn hẳn, cả về nội dung lẫn hình thức. Khán giả có nhiều sự lựa chọn hơn đồng nghĩa với việc "tính trung thành" của họ với hài Táo quân sẽ giảm xuống.
Tiếp đến là yếu tố chính trị: ai cũng biết yếu tố gây cười trong Táo quân luôn bao gồm một chút ít sự châm biếm, mỉa mai và đả kích chế độ. Thế nên một khi các "bác" trong bộ máy chính quyền nhận thấy nội dung chương trình có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của họ trong mắt công chúng, phần nội dung đó tất nhiên sẽ bị cắt.
(nguồn:
Chúng ta cần làm gì? Bỏ luôn "Táo quân" chăng?
Đây là một câu hỏi mà riêng bản thân mình không thể đưa ra câu trả lời. Mình chỉ xin đặt ra các vấn đề như vậy trong bài viết này. Mời bạn đọc cùng vào bình luận, chia sẻ quan điểm!
Link gốc:
tết
,hài tết
,táo quân
,gặp nhau cuối năm
,hài nhạt
,văn hóa
Mình thấy nó không còn sức hấp dẫn như thuở ban đầu nhưng nó vẫn có những ý nghĩa nhất định..
Cá nhân mình ủng hộ tiếp tục giữ chương trình nhưng làm mới format, làm mới ekip và đội ngũ để hướng đến nhóm khán giả trẻ hơn và đa dạng hơn .
Mình vẫn xem nhưng ko chắc nhóm 9x đời cuối có xem và quan tâm tới những chương trình này không
Hường Hoàng
Mình thấy nó không còn sức hấp dẫn như thuở ban đầu nhưng nó vẫn có những ý nghĩa nhất định..
Cá nhân mình ủng hộ tiếp tục giữ chương trình nhưng làm mới format, làm mới ekip và đội ngũ để hướng đến nhóm khán giả trẻ hơn và đa dạng hơn .
Mình vẫn xem nhưng ko chắc nhóm 9x đời cuối có xem và quan tâm tới những chương trình này không
Thuỳ dương Tạ