Liệu có nên học võ để tự vệ khi bị bạo lực học đường?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Nên học võ vì ý muốn của cậu chứ đừng học võ vì mục đích như thế.

Giả sử muốn học thành cũng phải mấy ột khoảng thời gian dài, như vậy trong khoảng thời gian đó cậu làm sao?

Thứ hai, nếu cậu học oke rồi, khi cậu bị blhd cậu đánh lại, nếu lỡ may cậu dùng sức hơi mạnh thì cậu thành cố ý gây thương tích rồi :v như vậy thì thiệt về mình ấy.

Mình kể cậu nghe câu chuyện của mình nhé.

Hồi năm cấp 2 (lớp 6) mình cũng có bị bạn nam trong lớp đòi đấm mình, mà lúc đó mình cọc với gan lứm, lần đầu tiên mình để mấy chị đánh, mình lên méc hiệu trưởng + cô chủ nhiệm, nói chung đây chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể lâu dài được.

Đương nhiên khi méc thì những trò bắt nạn càng tởm hơn nhiều, ví dụ như bắt rắn, cuốn chiếu thả bàn, đổ mực lên bàn, chọi giấy,... mấy trò đó ùn ùn không dứt.

Đỉnh điểm là thằng đó chuyển từ bắt nạt mình sang bắt nạt bạn mình (tại bạn ấy là con lai và chơi chung với mình), hồi đó mình nghĩ bắt nạt mình cũng được thôi nhưng nếu gâ ảnh hưởng đến người xung quanh mình thì mình đấm chếc. 

Mình tìm bạn của mình thì thấy thằng đó đi từ phía nvs ra, mình túm cổ nó, móc dao ra doạ luôn :)) mà do lúc ấy còn nhỏ nên dễ doạ lắm, kề dao vào cổ là muốn tè dầm ngay luôn :)

Sau đó thằng đó về méc mẹ lên hiệu trưởng đòi kỉ lật mình, lúc cãi nhau lên phòng hệu trưởng thì mình khóc bù lu bù loa luôn :))) chả ai tin là t dám dùng dao doạ thằng kia cả. Sau đó thì thằng đó sợ mình, tại nó thấy cha mẹ lên cũng không có ích gì, nhưng mà từ đó mình cũng bị cô lập luôn:)))

Trả lời

Nên học võ vì ý muốn của cậu chứ đừng học võ vì mục đích như thế.

Giả sử muốn học thành cũng phải mấy ột khoảng thời gian dài, như vậy trong khoảng thời gian đó cậu làm sao?

Thứ hai, nếu cậu học oke rồi, khi cậu bị blhd cậu đánh lại, nếu lỡ may cậu dùng sức hơi mạnh thì cậu thành cố ý gây thương tích rồi :v như vậy thì thiệt về mình ấy.

Mình kể cậu nghe câu chuyện của mình nhé.

Hồi năm cấp 2 (lớp 6) mình cũng có bị bạn nam trong lớp đòi đấm mình, mà lúc đó mình cọc với gan lứm, lần đầu tiên mình để mấy chị đánh, mình lên méc hiệu trưởng + cô chủ nhiệm, nói chung đây chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể lâu dài được.

Đương nhiên khi méc thì những trò bắt nạn càng tởm hơn nhiều, ví dụ như bắt rắn, cuốn chiếu thả bàn, đổ mực lên bàn, chọi giấy,... mấy trò đó ùn ùn không dứt.

Đỉnh điểm là thằng đó chuyển từ bắt nạt mình sang bắt nạt bạn mình (tại bạn ấy là con lai và chơi chung với mình), hồi đó mình nghĩ bắt nạt mình cũng được thôi nhưng nếu gâ ảnh hưởng đến người xung quanh mình thì mình đấm chếc. 

Mình tìm bạn của mình thì thấy thằng đó đi từ phía nvs ra, mình túm cổ nó, móc dao ra doạ luôn :)) mà do lúc ấy còn nhỏ nên dễ doạ lắm, kề dao vào cổ là muốn tè dầm ngay luôn :)

Sau đó thằng đó về méc mẹ lên hiệu trưởng đòi kỉ lật mình, lúc cãi nhau lên phòng hệu trưởng thì mình khóc bù lu bù loa luôn :))) chả ai tin là t dám dùng dao doạ thằng kia cả. Sau đó thì thằng đó sợ mình, tại nó thấy cha mẹ lên cũng không có ích gì, nhưng mà từ đó mình cũng bị cô lập luôn:)))

Chào em, anh nghĩ nếu mục đích của em là tự vệ thì học võ và ứng dụng võ thuật không phải là cách duy nhất nhé em. Đây là điểm mấu chốt.

Hầu hết chúng ta có tư duy dùng vũ lực để đối kháng lại bạo lực mà quên mất còn rất nhiều lựa chọn khác để tự vệ (trong thời bình). Người tự vệ giỏi là người không để bản thân bị rơi vào tình huống cần phải tự vệ. Em có thể nhờ sự can thiệp của thầy cô, cha mẹ, tập thể để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường.

Nếu em vẫn quyết tâm học võ để tự vệ thì anh nghĩ cũng rất tốt. Vì võ nghệ giúp chúng ta cải thiện sức khỏe thể chất, nâng cao bản lĩnh. Nhưng học là một chuyện, ứng dụng được lúc nguy cấp hay không lại còn tùy vào nhiều yếu tố nhé em.

Về việc học võ để tự vệ:

- Em nên tự nhận biết xem thể trạng, cân nặng của bản thân đang ở mức nào để lựa chọn môn võ phù hợp.

- Nếu đã chọn được môn võ phù hợp rồi thì nên chăm chỉ tập luyện, nên ưu tiên tính hiệu quả thay vì động tác hoa mỹ. Tập đi tập lại một ít động tác có ích sẽ tốt hơn là tập tràn lan.

- Thể lực là nền tảng của võ thuật, không giống trên phim ảnh, truyện tranh. Chúng ta thấy rằng một người bé nhỏ đá/đấm bay một người to lớn, một người chống lại chục người. Em cần tăng cường thể lực nếu muốn đòn thế của em phát huy hiệu quả. Không có lối tắt trong võ thuật. Anh nghĩ tập chạy bộ thường xuyên rất tốt bởi vừa nâng cao thể lực vừa là một cách luyện tập "tự vệ" an toàn.

Về việc áp dụng võ thuật để tự vệ:

- Đối với những cuộc ẩu đả trong đời thực, không võ đài, không trọng tài thì đối phương của em không bao giờ quan tâm đến luật. Họ cũng không đánh theo kỹ thuật, chú ý hạn chế ra đòn chỗ hiểm hoặc biết dừng đòn, hãm lực. Do đó, nếu em tập võ thể thao để tự vệ thì khả năng ứng dụng chưa chắc sẽ cao nếu đối thủ tung ra nhưng chiêu trò em chưa bao giờ thấy trên võ đường, võ đài.

- Đối phương có thể mang theo hung khí (dao, kiếm, búa, gậy, v.v.) hoặc đi theo số đông. Nên dùng võ để tự vệ trong tình huống này sẽ tiềm ẩn rủi ro cho em.

- Nếu đòn đánh của em không đủ mạnh, thì chỉ giống như "gãi ngứa" cho đối phương, thậm chí còn kích thích thích sự hung hăng của đối phương khiến họ nặng tay với em hơn. Do đó hoặc dứt thoát chạy thoát, hoặc chống cự quyết liệt, hiệu quả chứ đừng nên chống cự yếu ớt, sẽ thiệt thân.

Đây là những kinh nghiệm anh tích lũy, học hỏi được từ những người thầy của mình. Các thầy là những người luyện võ lâu năm, theo cả lối cổ truyền lẫn hiện đại, thể thao lẫn thực chiến.

Nhưng cảnh giới cao nhất của võ thuật thường vẫn quay về "bất chiến tự nhiên thành". Hãy bình tĩnh suy nghĩ trước khi giải quyết, đặt an toàn thân thể, tính mạng bản thân lên hàng đầu và đừng bao giờ ưu tiên giải pháp tay chân nếu tình huống chưa thực sự khẩn thiết nhé em. 

Thầy anh từng nói một điều mà anh cảm thấy rất đáng quý, giúp mình tỉnh ngộ. Đó là sống trong thời bình nếu luyện võ mà đi đánh người, thì kết cục là một người nằm viện, một người trả tiền viện phí. Nếu luyện võ giỏi mà đi đánh người, thì kết cục là một người chết, một người đi tù.