Liệu có  sự bất bình đẳng giới trong việc định giá sản phẩm không?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Em chào anh chị và các bạn!

Ngày nay, xã hội luôn đề cập đến việc bình đẳng giữa nam và nữ nhưng tại sao những sản phẩm dành cho phụ nữ (như mỹ phẩm, quần áo, các loại phụ kiện,..) lại có giá mắc hơn nam giới. Anh chị có thể chia sẻ góc nhìn của mình được không ạ?

Theo như em tìm hiểu, ở một số nước Châu Âu, một số đồ dùng của nữ giới sẽ có gía cao hơn vì bị đánh một mức "thuế" mang tên là "thuế hồng".(cái này em nghĩ không phải do chính quyền mà là do các nhà sản xuất nên không hẳn được gọi là thuế.) Dạ không biết anh chị có biết đến cái này không ạ? Em xin trích dẫn bài viết về loại thuế này ạ.

Em xin cảm ơn! 

Từ khóa: 

kinh doanh

,

nghiên cứu thị trường

,

bất bình đẳng giới

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Ở góc độ câu hỏi e đề cập về thời trang thì chị thấy 1 điều là đồ của nam thường mắc hơn đồ của nữ chứ nhỉ :)

Vde là nữ chi trả nhiều hơn, do tần suất mua nhiều hơn chứ giá trị/ item cơ bản ch thấy đồ nữ ko mắc bằng đồ nam.

Góc nhìn của chị ở đây là ko có vấn đề bất bình đẳng giới gì hết á, nó chỉ là vấn đề thói quen tiêu dùng, nhu cầu thị trường dẫn đến định giá thôi :) 

Trả lời

Ở góc độ câu hỏi e đề cập về thời trang thì chị thấy 1 điều là đồ của nam thường mắc hơn đồ của nữ chứ nhỉ :)

Vde là nữ chi trả nhiều hơn, do tần suất mua nhiều hơn chứ giá trị/ item cơ bản ch thấy đồ nữ ko mắc bằng đồ nam.

Góc nhìn của chị ở đây là ko có vấn đề bất bình đẳng giới gì hết á, nó chỉ là vấn đề thói quen tiêu dùng, nhu cầu thị trường dẫn đến định giá thôi :) 

Cám ơn câu hỏi của bạn, nhưng bạn có thể ví dụ rõ hơn nhưng tình huống nào bạn thấy bất bình đẳng không, chứ mình thấy đồ nam đôi khi mắc hơn nữ :D

Ví dụ nhé, mấy chiếc áo khoác nam mình vừa khảo giá ở các shop trên mạng dao động từ vài trăm nghìn đến một khoảng một triệu, còn đồ nữ ở phân khúc này lại rẻ hơn. Các brand nhỏ như H&M, Zara thì khoảng vài triệu trở lên, và giá đồ nữ khi mình xem lại cũng tương tự, chênh lệch chỉ vài chục hoặc vài trăm nghìn.

Ở phân khúc cao hơn, mình ví dụ một đôi giày sneaker nam của Saint Laurent có giá 1000$ thì giày nữ cũng y chang luôn. Không cách biệt là mấy. Vấn đề cao thấp bạn phải xem vào chất liệu và mẫu mã của món đồ ấy. Chẳng hạn một chiếc áo nữ có họa tiết, có đính kết thêu thùa, có cắt rập tỉ mỉ, mới mẻ, sáng tạo thì bạn không thể so với một chiếc áo sơ mi nam màu trắng đơn thuần được. Ở thời trang có một dòng thời trang cực kỳ cao cấp gọi là haute couture và có giá cao ngất ngưỡng, lí do là vậy những người thợ phải mất hàng trăm giờ đồng hồ mới có thể tạo ra cái váy đó. Ý mình ở đây là giá trị món đồ còn phải dựa trên công sức để tạo ra nó nữa. Tóm lại thì đồ nữ đôi khi tỉ mỉ hơn nên sẽ đắt hơn và có lí do chính đáng. Còn ở mặt bằng chung mọi thứ đều gần như ngang bằng ấy.

Giày nam (trên) và giày nữ (dưới)

Screenshot_3
Screenshot_4

Câu hỏi của em hay đó! Nhưng thật tâm mà nói, em cũng sẽ thấy "sự bất bình đẳng" trong mọi thứ mà thôi. Ở đâu cũng có người này người kia, người tốt người xấu. Ở một vài trường hợp, việc bình đẳng thật sự cần thiết và mình có thể hành động để thay đổi thì việc đấu tranh để đạt bình đẳng là nên. Ngược lại, một vài trường hợp không thể đấu tranh bình đẳng (mình mua cái gì cũng đánh thuế nên miễn thuế bvs bất hợp lí, có khi... phía nam lại hô lên là bất công với nam :)). Em có quyền từ chối dùng bvs để không bị áp thuế và thay vào đó là dùng loại vải thân thiện môi trường mà cực xíu phải giặt thường xuyên :D

Sản phẩm ra đời là do nhu cầu con người muốn đòi hỏi sự tiện nghi nhất có thể. Chị để ý, "thuế hồng" ở đây là do những sản phẩm đó cơ bản là sản phẩm con trai nhưng sản xuất riêng phiên bản con gái. (có thể do tốn kém hơn, ít sản xuất hơn nên giá cao hơn...) 

Bất bình đẳng giới trong việc định giá sản phẩm là khi cùng 1 món hàng y chang nhau mà giá bán cho nữ cao hơn nam. Cho nên, em cho chị 1 ví dụ cụ thể nhé. Nếu ko thì có thể chỉ là góc nhìn chủ quan của mình thôi à :D