Liệu các loại hình nghệ thuật, văn hóa dân gian có đang bị mai một dần bởi cái gọi là công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Các loại hình nghệ thuật truền thống đã có từ lâu đời như hèo, đờn ca tài tử, ca trù, tuồng, hát xoan, dân ca quan họ BN, múa rối nước, hát then,... liệu có đang bị thay thế hay tương lai có bị thay thế bởi các thể loại mới ra đời bởi chúng ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
công nghiệp hóa
,hiện đại hóa
,nghệ thuật
,văn hóa dân gian
,xã hội
Văn hóa dân gian được biết đến trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên, văn hóa dân gian ứng dụng (applied folklore) - một phân ngành mới của văn hóa dân gian, lại chỉ được đề cập tới trong mấy chục năm gần đây. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, một số nhà văn hóa dân gian trên thế giới bắt đầu áp dụng kiến thức văn hóa dân gian để giải quyết các vấn đề xã hội, như: y học, quy hoạch thành phố, người cao tuổi, phát triển kinh tế, giáo dục đa văn hóa, bảo tồn,... và một số lĩnh vực khác. Về đại thể, có thể hiểu văn hóa dân gian ứng dụng là một phân ngành của văn hóa dân gian, vận dụng các kiến thức, phương pháp nghiên cứu của văn hóa dân gian nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống đương đại. Ở Việt Nam, văn hóa dân gian ứng dụng tuy còn khá mới mẻ, chưa hình thành một ngành nghiên cứu riêng biệt, nhưng các vấn đề nghiên cứu ứng dụng văn hóa dân gian đã được một số nhà khoa học quan tâm và bước đầu thu được thành quả...
Thực tiễn sinh động ở Việt Nam với đặc điểm có nhiều tộc người chung sống, tính đa dạng đặc thù văn hóa nổi trội nên khả năng ứng dụng văn hóa dân gian giải quyết các nhiệm vụ cuộc sống càng phong phú và cấp bách, nhất là tại các vùng miền núi nhiều dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhiều thành tố văn hóa dân gian không còn tồn tại như một thực thể mà như "vỡ vụn" và biến đổi cả cấu trúc, chức năng. Một số thành tố văn hóa dân gian như đã bị mất đi cơ sở xã hội, vì không còn môi trường nuôi dưỡng và phát triển, một số thành tố thì đang phải trải qua một quá trình "giải cấu trúc" (như ý kiến của GS. TS Tô Ngọc Thanh). Tuy như vỡ vụn, song các mảnh vỡ của văn hóa dân gian vẫn tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội đương đại. Các thành tố ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống,... tuy không tồn tại theo cả một cấu trúc, cả một hệ thống như trước đây nhưng lại trở thành một bộ phận được "tái cấu trúc", góp phần tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại.
Tuy nhiên, với sự phát triển tốc độ của đời sống hôm nay, công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa theo kịp đời sống. Các giá trị về trang phục, kiến trúc, lối sống, văn hóa ứng xử, ngôn ngữ đều có nguy cơ mai một, lễ hội bị thương mại hóa, biến tướng, bị một số cá nhân lợi dụng trục lợi ngày càng gia tăng.
Nhiều giá trị phi vật thể được vinh danh nhưng không phát huy thực chất mà có lúc bị biến tướng rất đáng tiếc. Nhiều làng nghề truyền thống đang mất dần tính độc đáo khi đưa công nghệ, máy móc hiện đại vào thay thế lao động thủ công của con người. Sản phẩm làm ra hàng loạt với mục đích nâng cao thu nhập của người dân, nhưng chất thải gây ô nhiễm môi trường nặng nề, và tính độc nhất của sản phẩm cũng không còn nữa.
Cảnh quan đặc trưng của nhiều làng nghề đang dần thay đổi, không còn là không gian thuần Việt như trước. Các trò chơi dân gian được xem là di sản của văn hóa dân gian cũng đang mai một rõ rệt. Ngày hôm nay, chúng ta ít có cơ hội thấy trẻ em chơi các trò chơi dân gian như đánh chắt đánh chuyền, ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê dù ở nhà hay ở trường.
Những “sự biến mất” đó trong đời sống hiện đại thực sự là một mối lo ngại. Vì văn hóa dân gian vốn được ví như “mã định danh” của văn hóa Việt. Khi sức mạnh của “mã định danh” văn hóa được giữ gìn và lan tỏa trong nhiều thế hệ người Việt trẻ thì không có chuyện âm nhạc, món ăn, trang phục của dân tộc mình bị nhầm lẫn với dân tộc khác như đã từng xảy ra.
Văn hóa dân gian nói riêng và văn hóa nói chung không phải là bất biến, mà chịu tác động rất lớn bởi thời gian, cũng như thường xuyên có sự chuyển tiếp, thay đổi phù hợp với thời đại mới. Nó là một dòng chảy, vẫn luôn được nhiều thế hệ người dân đón nhận, sáng tạo làm mới. Trong quá trình đào thải theo quy luật, chỉ có những cái gì là căn cốt, tốt đẹp nhất được giữ lại. Muốn như vậy thì văn hóa dân gian phải đến được với từng người dân, và việc phổ biến nó trong thời đại 4.0 hiện nay trở nên cần thiết vô cùng.
Poli Sali
Văn hóa dân gian được biết đến trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên, văn hóa dân gian ứng dụng (applied folklore) - một phân ngành mới của văn hóa dân gian, lại chỉ được đề cập tới trong mấy chục năm gần đây. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, một số nhà văn hóa dân gian trên thế giới bắt đầu áp dụng kiến thức văn hóa dân gian để giải quyết các vấn đề xã hội, như: y học, quy hoạch thành phố, người cao tuổi, phát triển kinh tế, giáo dục đa văn hóa, bảo tồn,... và một số lĩnh vực khác. Về đại thể, có thể hiểu văn hóa dân gian ứng dụng là một phân ngành của văn hóa dân gian, vận dụng các kiến thức, phương pháp nghiên cứu của văn hóa dân gian nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống đương đại. Ở Việt Nam, văn hóa dân gian ứng dụng tuy còn khá mới mẻ, chưa hình thành một ngành nghiên cứu riêng biệt, nhưng các vấn đề nghiên cứu ứng dụng văn hóa dân gian đã được một số nhà khoa học quan tâm và bước đầu thu được thành quả...
Thực tiễn sinh động ở Việt Nam với đặc điểm có nhiều tộc người chung sống, tính đa dạng đặc thù văn hóa nổi trội nên khả năng ứng dụng văn hóa dân gian giải quyết các nhiệm vụ cuộc sống càng phong phú và cấp bách, nhất là tại các vùng miền núi nhiều dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhiều thành tố văn hóa dân gian không còn tồn tại như một thực thể mà như "vỡ vụn" và biến đổi cả cấu trúc, chức năng. Một số thành tố văn hóa dân gian như đã bị mất đi cơ sở xã hội, vì không còn môi trường nuôi dưỡng và phát triển, một số thành tố thì đang phải trải qua một quá trình "giải cấu trúc" (như ý kiến của GS. TS Tô Ngọc Thanh). Tuy như vỡ vụn, song các mảnh vỡ của văn hóa dân gian vẫn tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội đương đại. Các thành tố ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống,... tuy không tồn tại theo cả một cấu trúc, cả một hệ thống như trước đây nhưng lại trở thành một bộ phận được "tái cấu trúc", góp phần tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại.
Tuy nhiên, với sự phát triển tốc độ của đời sống hôm nay, công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa theo kịp đời sống. Các giá trị về trang phục, kiến trúc, lối sống, văn hóa ứng xử, ngôn ngữ đều có nguy cơ mai một, lễ hội bị thương mại hóa, biến tướng, bị một số cá nhân lợi dụng trục lợi ngày càng gia tăng.
Nhiều giá trị phi vật thể được vinh danh nhưng không phát huy thực chất mà có lúc bị biến tướng rất đáng tiếc. Nhiều làng nghề truyền thống đang mất dần tính độc đáo khi đưa công nghệ, máy móc hiện đại vào thay thế lao động thủ công của con người. Sản phẩm làm ra hàng loạt với mục đích nâng cao thu nhập của người dân, nhưng chất thải gây ô nhiễm môi trường nặng nề, và tính độc nhất của sản phẩm cũng không còn nữa.
Cảnh quan đặc trưng của nhiều làng nghề đang dần thay đổi, không còn là không gian thuần Việt như trước. Các trò chơi dân gian được xem là di sản của văn hóa dân gian cũng đang mai một rõ rệt. Ngày hôm nay, chúng ta ít có cơ hội thấy trẻ em chơi các trò chơi dân gian như đánh chắt đánh chuyền, ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê dù ở nhà hay ở trường.
Những “sự biến mất” đó trong đời sống hiện đại thực sự là một mối lo ngại. Vì văn hóa dân gian vốn được ví như “mã định danh” của văn hóa Việt. Khi sức mạnh của “mã định danh” văn hóa được giữ gìn và lan tỏa trong nhiều thế hệ người Việt trẻ thì không có chuyện âm nhạc, món ăn, trang phục của dân tộc mình bị nhầm lẫn với dân tộc khác như đã từng xảy ra.
Văn hóa dân gian nói riêng và văn hóa nói chung không phải là bất biến, mà chịu tác động rất lớn bởi thời gian, cũng như thường xuyên có sự chuyển tiếp, thay đổi phù hợp với thời đại mới. Nó là một dòng chảy, vẫn luôn được nhiều thế hệ người dân đón nhận, sáng tạo làm mới. Trong quá trình đào thải theo quy luật, chỉ có những cái gì là căn cốt, tốt đẹp nhất được giữ lại. Muốn như vậy thì văn hóa dân gian phải đến được với từng người dân, và việc phổ biến nó trong thời đại 4.0 hiện nay trở nên cần thiết vô cùng.
Gia Long:
Tôi nghĩ rằng một số thứ sẽ mất đi, một số thứ sẽ ở lại nhưng được thể hiện, remake theo hướng chuyên nghiệp hơn và hiện đại hơn. Thời đại mới mà, những loại hình nghệ thuật cũ nếu không được truyền bá, thực hiện thường xuyên thì nó cũng sẽ ở lại với những con người cũ mà thôi. Điều đó sẽ làm mất đi sự hứng thú của những thế hệ sau nếu không được truyền cảm hứng.
Độc Cô Cầu Bại
Anh Dũng
Về hình thức tôi nghĩ là có thể và nó sẽ chỉ còn tồn tại ở một số nơi hoặc một số gia đình mà thôi. Còn về lý thuyết thì không, nó mãi được khắc ghi trong sử sách để tương truyền cho con cháu sau này về nghệ thuật nước nhà.