Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ được quy định như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi năm 2012, thì Liệt sỹ là người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong cá clĩnh vực sau đây: a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; d) Làm nghĩa vụ quốc tế; đ) Đấu tranh chống tội phạm; e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; i) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; k) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát; I) Người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này.” Liệt sỹ hy sinh trong các trường hợp theo các điểm a, d, đ, g và h được quy định cụ thể tại Điều 3 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 là người đã hy sinh thuộc một trong những trường hợp sau: 1) Chiến đấu, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích. Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương, bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hoá khi bị địch bắn phá; 2) Được tổ chức phân công đi làm nhiệm vụ quốc tế mà chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị nhưng không cứu chữa được. Trường hợp bị chết do tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị, làm việc theo hợp đồng kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sỹ. 3) Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. 4) Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. 5) Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sỹ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngoài. 6) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát trong các trường hợp: - Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát. - Suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tát phát tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Theo quy định tại khoản 1, Điều 14 thân nhân liệt sỹ được quy định như sau: Thân nhân liệt sỹ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ", bao gồm: a) Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sỹ; b) Vợ hoặc chồng liệt sỹ là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận; Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sỹ đã lấy chồng hoặc vợ khác nhưng đã nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố, mẹ liệt sỹ khi còn sống được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; c) Con liệt sỹ, gồm: Con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật; d) Người có công nuôi dưỡng liệt sỹ là người đã thực sự nuôi liệt sỹ khi còn sống dưới 16 tuổi, đối xử như con đẻ, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên.
Trả lời
Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi năm 2012, thì Liệt sỹ là người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong cá clĩnh vực sau đây: a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; d) Làm nghĩa vụ quốc tế; đ) Đấu tranh chống tội phạm; e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; i) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; k) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát; I) Người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này.” Liệt sỹ hy sinh trong các trường hợp theo các điểm a, d, đ, g và h được quy định cụ thể tại Điều 3 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 là người đã hy sinh thuộc một trong những trường hợp sau: 1) Chiến đấu, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích. Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương, bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hoá khi bị địch bắn phá; 2) Được tổ chức phân công đi làm nhiệm vụ quốc tế mà chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị nhưng không cứu chữa được. Trường hợp bị chết do tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị, làm việc theo hợp đồng kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sỹ. 3) Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. 4) Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. 5) Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sỹ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngoài. 6) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát trong các trường hợp: - Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát. - Suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tát phát tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Theo quy định tại khoản 1, Điều 14 thân nhân liệt sỹ được quy định như sau: Thân nhân liệt sỹ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ", bao gồm: a) Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sỹ; b) Vợ hoặc chồng liệt sỹ là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận; Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sỹ đã lấy chồng hoặc vợ khác nhưng đã nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố, mẹ liệt sỹ khi còn sống được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; c) Con liệt sỹ, gồm: Con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật; d) Người có công nuôi dưỡng liệt sỹ là người đã thực sự nuôi liệt sỹ khi còn sống dưới 16 tuổi, đối xử như con đẻ, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên.