Lịch tiêm phòng cho trẻ ba mẹ cần biết

  1. Sức khoẻ nhi khoa

  2. Sức khoẻ

Trẻ em thường có sức đề kháng rất non yếu, đặc biệt đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng,…Trong khi đó, điều kiện môi trường sống hết sức phức tạp cùng một số dịch bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp như SARS, H1N1, H5N1,....Vì thế, tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm của nhiều loại bệnh “đáng sợ”.

Vì sao cần tiêm phòng đầy đủ cho bé?

Việc tiêm chủng đầy đủ nhằm giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng thể được hình thành có nhiệm vụ tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh ở những lần xâm nhập sau. Cùng đó, kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của bé, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, so với một số tác dụng phụ không mong muốn, mức độ rủi ro khi bé không được tiêm chủng vượt xa rất nhiều lần. 

https://cdn.noron.vn/2022/11/14/981797915330292-1668411352.jpg

Tiêm phòng đầy đủ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Những mũi tiêm cần thiết cho trẻ

Giai đoạn sơ sinh

  • Vắc xin Viêm gan B (VGB): 24h đầu sau sinh.
  • Vắc xin BCG Phòng bệnh lao.

Trẻ được 2 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) mũi 1.
  • Vắc xin bại liệt lần 1.

Trẻ được 3 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) mũi 2.
  • Vắc xin bại liệt: uống lần 2.

Trẻ được 4 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) mũi 3.
  • Vắc xin bại liệt: uống lần 3.

Trẻ được 9 tháng tuổi

  • Vắc xin sởi: mũi 1.

Trẻ được 18 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) mũi 4.
  • Vắc xin sởi - rubella.

Trẻ trên 1 tuổi

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

  • Mũi 1: trẻ được 1 tuổi trở lên.
  • Mũi 2: tiêm sau mũi 1, 2 tuần.
  • Mũi 3: tiêm sau mũi 2, 1 năm. 

Trẻ từ 2-5 tuổi

  • Uống vắc xin Tả (với các vùng nguy cơ cao).

Trẻ từ 3-10 tuổi

  • Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao).

Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

https://cdn.noron.vn/2022/11/14/981797915330337-1668411981.jpg

Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử, nguy cơ cao dị ứng với thành phần của vắc xin cần được thử nghiệm trước khi tiêm thực sự hoặc theo dõi cẩn thận trong và sau khi tiêm. Điều này giúp giảm nguy cơ dị ứng hoặc phản ứng phản vệ nguy hiểm sau tiêm. 

Ba mẹ nên lưu ý một số điều sau:

– Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

– Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.

– Các loại vắc-xin sống như lao, sởi, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần

– Nên hoãn tiêm phòng cho bé trong các trường hợp sau:

  • Trẻ đang sốt, đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, thương hàn, tiêu chảy, sởi…
  • Trẻ mới khỏi bệnh các bệnh trên và đang trong thời kỳ hồi sức,
  • Trẻ đang bị bệnh ngoài da, có mủ hoặc bệnh chàm ngoài da (Eczema).
  • Trẻ đang mắc bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, bệnh thận …

Khi tiêm phòng cho trẻ, ba mẹ cần chú trọng đến việc tiêm đúng thời điểm, lứa tuổi và các loại vacxin phù hợp và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn để đạt được hiệu quả cao nhất!

Từ khóa: 

tiêm chủng

,

tiêm phòng

,

lịch tiêm phòng

,

lịch tiêm phòng cho trẻ

,

sức khoẻ nhi khoa

,

sức khoẻ