Lịch sử VN ta có thời kỳ nào tương tự thời Chiến Quốc Nhật Bản không?
Hoặc giống thời Tam quốc bên TQ??
Nếu mình nhớ không nhầm thì Hàn Quốc thời phong kiến cũng trải qua một giai đoạn khá giống thời Chiến quốc của Nhật Bản. Việt Nam chúng ta thì sao?
sử việt nam
,lịch sử việt nam
,chiến quốc
,thời chiến quốc
,lịch sử
Mình không tìm hiểu nhiều lắm về Lịch sử Nhật Bản, nên mình sẽ trả lời câu hỏi của bạn về "Thời kỳ nào của lịch sử VN tương ứng với thời Tam quốc bên TQ" nhé.
Theo ý kiến cá nhân của mình, thời kì mà lịch sử VN giống với Tam quốc của Tàu thì có 3 thời kì:
+ Thời kì Lê Trịnh - Nguyễn - Mạc cùng nhau tồn tại (1558 - 1677). Trong giai đoạn đầu (1558 - 1592), thì Nguyễn là yếu hơn so với Trịnh và Mạc (vì mới lập nghiệp, còn phụ thuộc vào Trịnh); giai đoạn sau (1592 - 1677), lúc này thì Trịnh và Nguyễn tạo thế đối địch với nhau (mà hệ quả là 7 lần Trịnh - Nguyễn phân tranh, từ năm 1627 đến năm 1672), còn Mạc sau khi rút lên Cao Bằng thì lay lắt tồn tại dựa vào nhà Minh (sau năm 1644 - nhà Minh sụp đổ thì dựa vào nhà Nam Minh và thế lực của Bình Tây vương Ngô Tam Quế) đến năm 1677 thì bị Tây Định vương Trịnh Tạc diệt. Thời kì này còn có chúa Bầu (họ Vũ) cát cứ ở Tuyên Quang, Yên Bái nữa; nhưng so với 3 ông này thì nó chỉ là 1 thế lực cát cứ địa phương "trước theo Trịnh, sau theo Mạc" chứ không độc lập hẳn, sau cũng bị Trịnh diệt.
+ Thời kì Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn cùng nhau tồn tại (1771 - 1786). Mâu thuẫn chủ yếu là giữa Nguyễn và Tây Sơn thôi, còn Trịnh tham gia vào cho nó vui ấy mà. Trịnh bắt đầu tham gia từ năm 1774, nhân dịp Tây Sơn đánh Nguyễn thì Trịnh xua quân Nam tiến, kẹp Nguyễn vào giữa; Trịnh đập Nguyễn 1 trận, lấy được Phú Xuân và Quảng Nam, Nguyễn chạy vào Gia Định (đến năm 1777 thì bị Tây Sơn diệt, Nguyễn Ánh là thành viên cuối cùng của Nguyễn còn sống; nhưng cứ Tây Sơn đi khỏi Nam Bộ là Nguyễn lại nổi dậy tái chiếm, giằng co đến năm 1788 thì Nguyễn Ánh làm chủ Gia Định luôn). Vai trò của Trịnh ở Đàng Trong chấm dứt vào năm 1775, khi Nguyễn Nhạc hòa với Hoàng Ngũ Phúc để rảnh tay đánh Nguyễn; đến năm 1786, Nguyễn Huệ đánh ra Bắc với chiêu bài "phù Lê" thì Trịnh cũng bay luôn.
+ Thời kì Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh cùng nhau tồn tại (1787 - 1793). Nó mở đầu bằng việc Nhạc xưng mình là Trung ương Hoàng đế, cai quản Nam Trung Bộ; còn Huệ được phong là Bắc Bình vương, cai quản Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; Lữ được phong là Đông Định vương, cai quản Nam Bộ. Nó là kết quả sau trận đại chiến ở Quy Nhơn giữa Nhạc và Huệ (1787); một biến cố quan trọng của thời kì này, Nguyễn Ánh giành quyền kiểm soát Gia Định từ tay Nguyễn Lữ (1789), nhân khi Nhạc đang an phận ở Quy Nhơn và Huệ đang bận đối phó với nhà Thanh và quản trị Bắc Hà, từ đây thì Gia Định là đất tổ trung hưng của nhà Nguyễn. Thời kì này chấm dứt vào năm 1793, sau khi Huệ chết thì vua Cảnh Thịnh (con trai Huệ) tiện tay đoạt luôn cơ nghiệp của Nhạc, khiến Nhạc thổ huyết mà chết, Nguyễn Bảo (con Nhạc) được hưởng thực ấp ở Phù Ly, gọi là "Tiểu triều". Đến năm 1799, Bảo mưu hàng Nguyễn Ánh nhưng bị phát giác, bị Cảnh Thịnh sai người dìm nước chết đuối.
Hình như Chiến quốc Nhật Bản khá giống với Loạn 12 sứ quân của VN đó, cũng dạng kiểu các lãnh chúa địa phương cát cứ rồi đánh lẫn nhau. Nhưng ở VN, Đinh Bộ Lĩnh "một hơi nhất thống" luôn chứ không tồn tại một nhân vật kiểu Oda Nobunaga - "chuẩn bị đại công cáo thành thì chết bất ngờ" rồi mấy nhân vật khác kế thừa sự nghiệp của ổng đâu.
Trịnh Miêu Tùng Khang
Mình không tìm hiểu nhiều lắm về Lịch sử Nhật Bản, nên mình sẽ trả lời câu hỏi của bạn về "Thời kỳ nào của lịch sử VN tương ứng với thời Tam quốc bên TQ" nhé.
Theo ý kiến cá nhân của mình, thời kì mà lịch sử VN giống với Tam quốc của Tàu thì có 3 thời kì:
+ Thời kì Lê Trịnh - Nguyễn - Mạc cùng nhau tồn tại (1558 - 1677). Trong giai đoạn đầu (1558 - 1592), thì Nguyễn là yếu hơn so với Trịnh và Mạc (vì mới lập nghiệp, còn phụ thuộc vào Trịnh); giai đoạn sau (1592 - 1677), lúc này thì Trịnh và Nguyễn tạo thế đối địch với nhau (mà hệ quả là 7 lần Trịnh - Nguyễn phân tranh, từ năm 1627 đến năm 1672), còn Mạc sau khi rút lên Cao Bằng thì lay lắt tồn tại dựa vào nhà Minh (sau năm 1644 - nhà Minh sụp đổ thì dựa vào nhà Nam Minh và thế lực của Bình Tây vương Ngô Tam Quế) đến năm 1677 thì bị Tây Định vương Trịnh Tạc diệt. Thời kì này còn có chúa Bầu (họ Vũ) cát cứ ở Tuyên Quang, Yên Bái nữa; nhưng so với 3 ông này thì nó chỉ là 1 thế lực cát cứ địa phương "trước theo Trịnh, sau theo Mạc" chứ không độc lập hẳn, sau cũng bị Trịnh diệt.
+ Thời kì Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn cùng nhau tồn tại (1771 - 1786). Mâu thuẫn chủ yếu là giữa Nguyễn và Tây Sơn thôi, còn Trịnh tham gia vào cho nó vui ấy mà. Trịnh bắt đầu tham gia từ năm 1774, nhân dịp Tây Sơn đánh Nguyễn thì Trịnh xua quân Nam tiến, kẹp Nguyễn vào giữa; Trịnh đập Nguyễn 1 trận, lấy được Phú Xuân và Quảng Nam, Nguyễn chạy vào Gia Định (đến năm 1777 thì bị Tây Sơn diệt, Nguyễn Ánh là thành viên cuối cùng của Nguyễn còn sống; nhưng cứ Tây Sơn đi khỏi Nam Bộ là Nguyễn lại nổi dậy tái chiếm, giằng co đến năm 1788 thì Nguyễn Ánh làm chủ Gia Định luôn). Vai trò của Trịnh ở Đàng Trong chấm dứt vào năm 1775, khi Nguyễn Nhạc hòa với Hoàng Ngũ Phúc để rảnh tay đánh Nguyễn; đến năm 1786, Nguyễn Huệ đánh ra Bắc với chiêu bài "phù Lê" thì Trịnh cũng bay luôn.
+ Thời kì Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh cùng nhau tồn tại (1787 - 1793). Nó mở đầu bằng việc Nhạc xưng mình là Trung ương Hoàng đế, cai quản Nam Trung Bộ; còn Huệ được phong là Bắc Bình vương, cai quản Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; Lữ được phong là Đông Định vương, cai quản Nam Bộ. Nó là kết quả sau trận đại chiến ở Quy Nhơn giữa Nhạc và Huệ (1787); một biến cố quan trọng của thời kì này, Nguyễn Ánh giành quyền kiểm soát Gia Định từ tay Nguyễn Lữ (1789), nhân khi Nhạc đang an phận ở Quy Nhơn và Huệ đang bận đối phó với nhà Thanh và quản trị Bắc Hà, từ đây thì Gia Định là đất tổ trung hưng của nhà Nguyễn. Thời kì này chấm dứt vào năm 1793, sau khi Huệ chết thì vua Cảnh Thịnh (con trai Huệ) tiện tay đoạt luôn cơ nghiệp của Nhạc, khiến Nhạc thổ huyết mà chết, Nguyễn Bảo (con Nhạc) được hưởng thực ấp ở Phù Ly, gọi là "Tiểu triều". Đến năm 1799, Bảo mưu hàng Nguyễn Ánh nhưng bị phát giác, bị Cảnh Thịnh sai người dìm nước chết đuối.
Hình như Chiến quốc Nhật Bản khá giống với Loạn 12 sứ quân của VN đó, cũng dạng kiểu các lãnh chúa địa phương cát cứ rồi đánh lẫn nhau. Nhưng ở VN, Đinh Bộ Lĩnh "một hơi nhất thống" luôn chứ không tồn tại một nhân vật kiểu Oda Nobunaga - "chuẩn bị đại công cáo thành thì chết bất ngờ" rồi mấy nhân vật khác kế thừa sự nghiệp của ổng đâu.