Lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% là sự thật, 70% là giả dối?

  1. Lịch sử

Giáo sư Hà Văn Thịnh xác nhận chuyện Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo là không có thật.

Một bài viết nóng nảy của thầy Hà Văn Thịnh – đại học Khoa học Huế. Vị giáo sư sử học lâu năm xác nhận rằng, chuyện Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo là không có thật. Nói cách khác, đây là chuyện mà chính quyền bịa ra để lừa dân, lừa cả nước.

Giáo sư Hà Văn Thịnh nêu rõ: “Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là diều rất đau lòng. Ví dụ, đánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được. Hay như Lê Văn Tám ấy, châm lửa rồi chạy. Làm sao mà chạy được, 5m là gục xuống liền. Hay Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo. Quả pháo nặng hàng tấn, nó đè cho dập nát, chèn thế nào được. Nhiều vô cùng những chuyện như thế, chị ạ. Sự dối trá đó làm sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá!...''

Từ khóa: 

lịch sử

Tùy thuộc vào ý muốn và mục tiêu của bạn khi viết câu hỏi gây tranh cãi về lịch sử này này với trích những phần này của ông ấy và nó là tốt hay xấu, có lẽ xám tôi ko biết.

Lịch sử trong chính nó đã có tính chủ quan và khách quan rồi.

Theo nhà sử học trình người Đan Mạch Car hamilton đã trả lời câu hỏi.

"Tại sao lịch sử vừa có tính chủ quan và tính khách quan"

Why do you think history sometimes can be subjective and objective?
Bạn phải hiểu rằng bất cứ điều gì khác ngoài những tuyên bố (có thể hiểu là ghi chép) về lịch sử một cách rộng nhất, tổng quát nhất và chính xác nhất đều mang tính chủ quan hơn là khách quan. Có thể đưa ra một số nhận định khách quan, giống như Chiến tranh thế giới thứ 2 đã xảy ra, vâng đã có người sống ở đây vào thế kỷ thứ 8. Lịch sử là nghiên cứu về quá khứ, vấn đề là quá khứ đã qua đi, nó không bao giờ quay trở lại. Chúng ta không thể du hành thời gian, và vì vậy chúng ta không thể quan sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu của mình, chúng ta chỉ có thể quan sát những tác động mà nó để lại đối với con người và sự vật. Một vấn đề khác là nhân chứng không đáng tin cậy và khối lượng dữ liệu đôi khi rất lớn.

Nếu bạn là một người nghiên cứu lịch sử La Mã, bạn sẽ có một lượng dữ liệu hạn chế nghiêm trọng về thời đại đó để đọc, một người hoàn toàn có thể đọc tất cả các nguồn từ khoảng thời gian đó, và thậm chí có rất nhiều cách hiểu khác nhau về lịch sử La Mã. Điều này là do các nhà sử học cũng là con người, và về cơ bản công việc của một nhà sử học là đọc và giải thích các nguồn, phân tích chúng và công bố các kết luận ít từ hơn các nguồn gốc.

Vấn đề của sự khách quan ở đây là không có một tiêu chuẩn khoa học nào cho điều gì là quan trọng hoặc không quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, và nhiều nhà sử học cả trong quá khứ và hiện tại, tự coi mình là người đánh giá điều này ở một mức độ tổng quan nhất. Cá nhân tôi thuộc nhóm hiếm của các nhà sử học khoa học xã hội, và thường kết hợp khoa học xã hội và nghiên cứu thống kê với lịch sử, vì lĩnh vực tôi quan tâm là thiết lập các xu hướng thực tế, thay vì các sự kiện hoặc cảm giác riêng lẻ.

Nhưng đây là lịch sử, bạn có thể thấy lịch sử khách quan là rất khó, điều quan trọng là đánh giá chủ quan, nguồn nào để chọn là chủ quan, cách đọc là chủ quan, ý nghĩa của các từ trong quá khứ là chủ quan., khung tham chiếu bạn có thể áp dụng cho một văn bản là chủ quan. Có bao nhiêu cách giải thích lịch sử về lịch sử, cũng như có những sử gia.

--> Từ đây thì bạn cũng tạm hiểu nó rồi.

Lịch sử chỉ là những câu truyện trong quá khứ.

Nghiên cứu lịch sử rất chủ quan và không thể áp dụng hình thức chính xác của khoa học tư nhiên vào lịch sử được. Nhưng các sự kiện xảy ra là sự khác quan nhưng ai chắc rằng những nhân chứng kể lại sẽ nói hoàn toàn chính xác chuyện gì đã xảy.

Có thể trong trường hợp trên ông ấy chèn thân mình đỡ pháo nhưng cũng có những người khác giúp đỡ chặn lại thì sao.

Hoặc có lẽ như bạn nói nó là lời nói dối nhưng sao mà chúng ta có thể biết đc khi chính các nhà sử học cũng không đồng ý với nhau hoàn toàn về chuyện đó.

Carl Hamilton cũng có một bài luận khác có thể giải đáp thắc mắc trên cho bạn nhưng nó quá dài và dịch qua gg dịch thì không tốt để hiểu nó thì hãy để khi nào rảnh để tôi dịch cho các bạn đọc.

Lịch sử gần giống cái ảnh oqr dưới trừ việc liệu chúng ta có thể nhìn được toàn cảnh không là một điều không chắc chắn.

https://cdn.noron.vn/2022/08/01/main-qimg-ccf29c390550d7c5403fe0fdad453e50-lq-1659370739-1659370739.jpg
Trả lời

Tùy thuộc vào ý muốn và mục tiêu của bạn khi viết câu hỏi gây tranh cãi về lịch sử này này với trích những phần này của ông ấy và nó là tốt hay xấu, có lẽ xám tôi ko biết.

Lịch sử trong chính nó đã có tính chủ quan và khách quan rồi.

Theo nhà sử học trình người Đan Mạch Car hamilton đã trả lời câu hỏi.

"Tại sao lịch sử vừa có tính chủ quan và tính khách quan"

Why do you think history sometimes can be subjective and objective?
Bạn phải hiểu rằng bất cứ điều gì khác ngoài những tuyên bố (có thể hiểu là ghi chép) về lịch sử một cách rộng nhất, tổng quát nhất và chính xác nhất đều mang tính chủ quan hơn là khách quan. Có thể đưa ra một số nhận định khách quan, giống như Chiến tranh thế giới thứ 2 đã xảy ra, vâng đã có người sống ở đây vào thế kỷ thứ 8. Lịch sử là nghiên cứu về quá khứ, vấn đề là quá khứ đã qua đi, nó không bao giờ quay trở lại. Chúng ta không thể du hành thời gian, và vì vậy chúng ta không thể quan sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu của mình, chúng ta chỉ có thể quan sát những tác động mà nó để lại đối với con người và sự vật. Một vấn đề khác là nhân chứng không đáng tin cậy và khối lượng dữ liệu đôi khi rất lớn.

Nếu bạn là một người nghiên cứu lịch sử La Mã, bạn sẽ có một lượng dữ liệu hạn chế nghiêm trọng về thời đại đó để đọc, một người hoàn toàn có thể đọc tất cả các nguồn từ khoảng thời gian đó, và thậm chí có rất nhiều cách hiểu khác nhau về lịch sử La Mã. Điều này là do các nhà sử học cũng là con người, và về cơ bản công việc của một nhà sử học là đọc và giải thích các nguồn, phân tích chúng và công bố các kết luận ít từ hơn các nguồn gốc.

Vấn đề của sự khách quan ở đây là không có một tiêu chuẩn khoa học nào cho điều gì là quan trọng hoặc không quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, và nhiều nhà sử học cả trong quá khứ và hiện tại, tự coi mình là người đánh giá điều này ở một mức độ tổng quan nhất. Cá nhân tôi thuộc nhóm hiếm của các nhà sử học khoa học xã hội, và thường kết hợp khoa học xã hội và nghiên cứu thống kê với lịch sử, vì lĩnh vực tôi quan tâm là thiết lập các xu hướng thực tế, thay vì các sự kiện hoặc cảm giác riêng lẻ.

Nhưng đây là lịch sử, bạn có thể thấy lịch sử khách quan là rất khó, điều quan trọng là đánh giá chủ quan, nguồn nào để chọn là chủ quan, cách đọc là chủ quan, ý nghĩa của các từ trong quá khứ là chủ quan., khung tham chiếu bạn có thể áp dụng cho một văn bản là chủ quan. Có bao nhiêu cách giải thích lịch sử về lịch sử, cũng như có những sử gia.

--> Từ đây thì bạn cũng tạm hiểu nó rồi.

Lịch sử chỉ là những câu truyện trong quá khứ.

Nghiên cứu lịch sử rất chủ quan và không thể áp dụng hình thức chính xác của khoa học tư nhiên vào lịch sử được. Nhưng các sự kiện xảy ra là sự khác quan nhưng ai chắc rằng những nhân chứng kể lại sẽ nói hoàn toàn chính xác chuyện gì đã xảy.

Có thể trong trường hợp trên ông ấy chèn thân mình đỡ pháo nhưng cũng có những người khác giúp đỡ chặn lại thì sao.

Hoặc có lẽ như bạn nói nó là lời nói dối nhưng sao mà chúng ta có thể biết đc khi chính các nhà sử học cũng không đồng ý với nhau hoàn toàn về chuyện đó.

Carl Hamilton cũng có một bài luận khác có thể giải đáp thắc mắc trên cho bạn nhưng nó quá dài và dịch qua gg dịch thì không tốt để hiểu nó thì hãy để khi nào rảnh để tôi dịch cho các bạn đọc.

Lịch sử gần giống cái ảnh oqr dưới trừ việc liệu chúng ta có thể nhìn được toàn cảnh không là một điều không chắc chắn.

https://cdn.noron.vn/2022/08/01/main-qimg-ccf29c390550d7c5403fe0fdad453e50-lq-1659370739-1659370739.jpg

Cảm Ơn bạn 

Nguyễn Thị Kiều Oanh
một lần nữa mời mình tham gia ý góp về một vấn đề "khó", 

cũng như Cảm Ơn bạn Love Germany, nêu ra một câu hỏi-không khó về kiến thức/lượm gom, nhưng, tùy thuộc vào ý muốn và mục tiêu của từng người, lại dễ bùng tranh cãi miên man sang nhiều "miền thấu cảm" khác.

• • •

Các ý kiến trước, thiên về học thuật, hoặc tâm lý, hoặc phân giải..-cơ hồ đã tạm đủ. 

Tôi chỉ xin bổ sung 3 điểm "nhỏ xinh" cơ bản, mà mỗi sinh thể (không riêng gì Việt tộc, nhân sinh khắp Địa Cầu đều tương tự), 

cần tự mò-nối-rối-gỡ, nếu muốn (khi và chỉ khi tự muốn), 

để rồi sau đó,.. hồn nhiên, các câu hỏi dạng này tự chúng chọn cách diễn tấu 'quyến rũ hơn', hay 'hóa..vàng', tùy.

❮1.❯. Cái gì đã xảy ra rồi, tất.ắt không chữa lại được theo ý thích ở thì hiện tại, dù có vật vã-bíu níu hào sảng cỡ nào đi chăng nữa. Nếu chững lại tại đây, có 2 hệ quả phát sinh: 

— khi ai đang đứng để 'đong•đo•đào•đoán' 1 sự việc/sự vật trong quá khứ ở 1 bên bờ này.. thì đồng thời, ở bên bờ kia (và nhiều "bờ" khác), trong cả rừng dĩ vãng mị mù, hoang hoải, cũng nhi nhiên.. lừng lững "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi.. kiểng" y chang (thậm chí lắm khi còn.. xanh rờn chuối hột hơn). Không tinh mơ thơm thoáng như.. "đinh ninh"—là lẽ quá dễ hiểu (đừng khó chịu); 

và..

— liệu, ai có năng lực tìm giải pháp tối ưu hơn để "cái gì đó-không mong muốn" SẼ không tái diễn–cho mình và cho người, hay không ? CÓ, hay KHÔNG ? (chớ thẹn e, cứ xông pha chế tác).

❮2.❯. Việc đã xảy ra, ngay tận 'mắt nhìn-tay sờ' (vd: một vụ phát hiện thi thể, không biết lý do tử vong), 1O người chắc chắn không-bao-giờ thuật lại/cung khai y sì như nhau, nếu không phải là.. sẽ có hơn 13+ ý này, 'tưởng' kia. Nếu không vận hành như thế, cuộc sống hẳn cũng không cần.. đủ thể loại luật sư đôn đáo, bồi thẩm ngẩn ngơ.. làm gì.

❮3.❯. Cái gì đã xảy ra rồi (dù thuộc về dấu vết của "hạt bụi"-bản thân một người, hay thuộc về dấu vết của một "sa mạc"-gom tụ triệu triệu người) đều loanh quanh ở cái khái niệm «SỬ». "Kết" Duyên, ắt phải "Tạo" Nghiệp: dòm «Sử», xử «Sử» ra sao, xét tận cùng, đều do góc nhìn của từng người. Và, đương-tất-dĩ, người đó sẽ "thụ" được gì từ góc nhìn của họ ? — chả ai vào tranh được "quà" của «SỬ» cả. Rất thong thả, «SỬ» sẽ 'tri ân' từng người, không thiếu lãi 1 teng.

• • •

Quay lại, riêng chuyện (sic): Giáo sư Hà Văn Thịnh «xác nhận chuyện Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo là không có thật, Lê Văn Tám là bịa ra để lừa dân, lừa cả nước», là 'CÓ THẬT'.

.. những bằng chứng/luận biện của ông thầy Hà Văn Thịnh CHẮC CHẮN 

đều là.. THỰC: — đấy, rõ là SỰ THIỆT-của-ông-Thịnh, chứ còn của ai vào đây ?. 

«Giáo sư Q lâu năm» này 'xác nhận', «thày Z cao tuổi» nọ 'hoài nghi', «Tiến sĩ U bển về» kia 'kết luận', v.v.. 

Muôn vàn cao thủ long lanh hừng hực.

Ai cũng có "hệ thống-của tui" hết: ĐÚNG phom phom. Thứ khác nó là SAI tè le.

Ai đủ thẩm quyền (và đủ cơm.xăng.son.phấn) để rình rang, nhũng nhẵng.. về những chuyện ĐẦU VÀO này Đúng-Sai mấy phân ly ? Mà, nếu có ai đó RÀNH THIỆT, thì cũng còn miên man LỐI RA.. xẩu xương, oằn ẹo..đợi chờ phía trước. 

Thế, còn 'SỐ ĐÔNG', thì sao ??

— RÀNH THIỆT thì không nhiều người đủ 'vàng son dĩ vãng', 

— RẢNH THIỆT thì.. lại không ít kẻ chẳng RÀNH việc đáng lý phải.. RÀNH.

Chuyện, chỉ tới vậy thôi, là Vãn.

Lịch sử vốn đơn giản là những góc nhìn, bạn có thể có nhiều góc nhìn và dám thể hiện nhưng k có nghĩa nhiều người khác có nhiều góc nhìn như bạn hay có nhiều góc nhìn chưa chắc người ta đã dám hay muốn thể hiện góc khác với cộng đồng. Giải pháp cho vấn đề của bạn là làm theo lời Adolf Hitler: "Vươn tới đỉnh cao của nó rồi thay đổi nó" hoặc dừng xe, tắt xi nhan, quay đầu và im lặng 

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về các sự vật hiện tượng trong quá khứ, đặc biệt là các hiện tượng xã hội liên quan tới con người, nhằm giải thích nhân quả của chuỗi các sự kiện đó.

Môn lịch sử có trách nhiệm phải nói sự thật? Từ định nghĩa của lịch sử trên wiki đã ko nói gì về quan điểm lịch sử phải toàn bộ là sự thật. Vai trò của lịch sử là tấm gương để cung cấp những bài học cho hậu thế.

Thế nào là sự thật? Trên đời này có cái gì là thật? Tất cả chỉ là các tư duy phản ánh góc nhìn khác nhau của từng người mà thôi. Lịch sử thể hiện góc nhìn của người chép sử. Nó vô tình hoặc cố ý bị bóp méo âu cũng là bình thường.

https://cdn.noron.vn/2022/08/01/3992165849782850-1659303100.jpg

Chế độ nào, chính phủ nào chẳng "nói dối", chẳng tuyên truyền. Qua Ukraina mà tìm hiểu bóng ma Kiev !!! Bớt nhảm đi người anh em. Muốn "chống" gì đó thì phải có hiểu biết. Ngu dốt mà ngược dòng thì chỉ vỡ mặt mà thôi.

Có phải cứ giáo sư thì thông tin là chuẩn 100% không? Chắc chắn là không thể kết luận như vậy rồi. 

Đầu tiên, việc một thanh niên cầm súng lên đường chiến đấu vì tổ quốc là một điều hết sức đáng trân trọng rồi. Có hay không có những anh hùng như Lê Văn Tám thì Việt Nam cũng có rất nhiều người hùng rồi. 

Việc cho rằng "bịa ra để lừa", mà chỉ căn cứ vào "làm sao châm lửa vào người chạy được 5m"? Rồi không còn gì khác, xin nhắc lại là KHÔNG CÒN GÌ KHÁC để phủ nhận sự thật.

Trong khi, hàng loạt các tờ báo đưa tin, trong đó có những tờ báo được xem là khách quan. Cùng các nhân chứng sống khẳng định (có thể tìm google đọc thêm). Tuy chưa thể nào khẳng định một cách chắc chắn 100%. Nhưng đến thế còn không chắc chắn 100% thì dựa vào đâu mà một giả thuyết sơ sài lại có thể lật đổ được?

Về dối trá, như thế nào là dối trá? Nếu có việc xây dựng một hình tượng anh hùng thì mục đích nào khác là khích lệ tinh thần chiến đấu, xoa dịu đau thương cho người thân. Vì cái gì? Độc lập - Tự Do cho dân tộc.

Nếu không có Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện,... Thì những anh hùng ấy, những gương ấy, trong tất cả họ, có người nào, tấm gương nào không phản ánh/biểu trưng cho sự ngã xuống đầy cao cả của HÀNG TRIỆU người hay không? Đó đích thị là những đại diện cho cả một thế hệ đã ngã xuống, không còn bó hẹp trong cái cá nhân nữa rồi. Vậy thì có dựng nên họ cũng không có gì đáng phải lên án. Việc khích lệ tinh thần chiến đấu để thắng 1 trận đấu quan trọng hơn. Nếu nói dối một điều mà cứu được cả đạo quân thì sao lại không làm? Chuyện như vậy xưa nay đâu có hiếm, ngay như trong xã hội hiện nay, khi bạn nói với con bạn về việc nó sẽ làm được điều gì đó, nó xuất sắc như thế nào, đó cũng là một lời nói dối để khích lệ sao?

Dù thế nào, sự thật cũng không thể CÃI CÙN như vậy. Sự nghi vấn không có gì phải lên án. Cái đáng lên án là những kết luận không có căn cứ. Thử hỏi con số 30% đâu ra? 

Nếu đúng là như vậy thì cũng không có gì lạ, vì lịch sử VN hiện tại là do bên thắng viết ra.
Tuy nhiên như vậy thì lại rất nguy hại, vì kẻ không biết lịch sử sẽ không hiểu được hiện tại, không hiểu được hiện tại nên cũng không biết tương lai cần phải làm sao cho đúng. Và "Kẻ không biết lịch sử sẽ lặp lại lịch sử", không hiểu được sự ngu dốt hay sai lầm của tiền nhân, thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ lặp lại sai lầm giống như họ.
Còn vấn đề lịch sử dạy sao cho đúng, thì tôi nghĩ để cho công bằng và khách quan thì lịch sử chỉ nên dạy theo cách là cung cấp đầy đủ thông tin cho người học rồi để họ tự suy ra kết luận ai đúng ai sai. Không che dấu, không bắt học thuộc lòng, không nhồi sọ đó mới là cách dạy sử tốt nhất.

Những điều tốt đẹp của các vị tiền nhân thì tôi giữ lại để cố gắng học hỏi, còn những điều sai lầm thì tôi đọc coi như một bài học giá trị để tránh. Chẳng có vấn đề gì với tôi cả. Tôi sống cuộc sống hiện tại và vui vẻ khi mặc áo Việt phục của nhà Nguyễn, thưởng thức ẩm thực Huế, đi thăm danh lam của nhà Nguyễn hay nhà Tây Sơn, nói chung tôi chọn niềm vui hơn là những tranh cãi vô vị, nó thật mất thời gian với tôi.