Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám là như thế nào?
kiến thức chung
Lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ.
- Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu. Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).
- Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.
- Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khóa thi năm 1442 trở đi. Nay chỉ còn lại 82 tấm bia tiến sĩ.
- Năm 1762, vua Lê Hiển Tông cho sửa lại Quốc Tử giám làm Cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.
- Năm 1785 Quốc Tử Giám được đổi thành nhà Thái học.
- Đến đầu thời Nguyễn, năm 1802, Gia Long bãi bỏ trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đổi nhà Thái Học làm nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử và xây dựng Khuê Văn Các ở trước Văn Miếu. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.
- Ngày 13/7/1999, thành phố Hà Nội khởi công xây dựng công trình nhà Thái Học trong khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Kiến trúc nhà Thái Học mô phỏng kiến trúc dân tộc gồm nhà tả vu, hữu vu, tiền đường, hậu đường, nhà để chuông, trống và các công trình phụ trợ, sử dụng vật liệu truyền thống hài hoà với toàn bộ tổng thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Ngày 11/3/2003, thành phố Hà Nội đã khởi công đúc tượng đồng 4 danh nhân văn hóa là: Vua Lý Thánh Tông, Vua Lý Nhân Tông, Vua Lê Thánh Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An để thờ tự trong nhà Thái Học là những người có công sáng lập Văn Miếu-Quốc Tử Giám và phát triển nền giáo dục Việt Nam.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Tuyết Nguyệt Hà