Lịch sử của toàn cầu hoá ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ XV, sau khi diễn ra những thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Trong đó, cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Một biểu hiện khác của toàn cầu hoá thời sơ khởi là sự xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Cụ thể, sau khi Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ, các nước phát triển nhất ở châu Âu thời bấy giờ đã tiến hành ồ ạt các cuộc chinh phục đối với phần thế giới mới được khám phá ấy. Tiếp đó, từ giữa thế kỷ XIX trở đi, châu Âu đã chinh phục hàng loạt các nước châu Á và biến vùng đất rộng lớn, rất giàu tài nguyên thiên nhiên này thành thuộc địa, thành nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc, thành thị trường béo bở mang lại lợi nhuận cao. Suốt hàng thế kỷ, người Anh, người Bồ Đào Nha, người Pháp đã có mặt ở nhiều thuộc địa đến mức, như người ta thường nói, là mặt trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ đế quốc Anh. “Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá” rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930. Trong bối cảnh hậu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thương mại quốc tế đã tăng trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với “thương mại tự do“. Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại. Từ thập kỷ 1970, các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Kể từ buổi đầu của thời kỳ phong kiến, biên giới kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các quốc gia trở nên khó bền vững hơn mặc dù độc lập lãnh thổ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc vẫn được tôn trọng và bảo vệ. Với sự hợp tác quân sự của các nước Đồng minh trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai và những phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, giao thông và thông tin từ nửa sau thế kỷ 20, thế giới dường như được thu hẹp lại về cả thời gian lẫn không gian cho dù còn nhiều nơi và dân tộc khác vẫn còn cô lập với thế giới hiện đại. Lần đầu tiên vào năm 1944, từ điển Merriam Webster đã công nhận động từ “toàn cầu hóa” (globalize) như một từ tiếng Anh có nghĩa.
Trả lời
Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ XV, sau khi diễn ra những thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Trong đó, cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Một biểu hiện khác của toàn cầu hoá thời sơ khởi là sự xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Cụ thể, sau khi Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ, các nước phát triển nhất ở châu Âu thời bấy giờ đã tiến hành ồ ạt các cuộc chinh phục đối với phần thế giới mới được khám phá ấy. Tiếp đó, từ giữa thế kỷ XIX trở đi, châu Âu đã chinh phục hàng loạt các nước châu Á và biến vùng đất rộng lớn, rất giàu tài nguyên thiên nhiên này thành thuộc địa, thành nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc, thành thị trường béo bở mang lại lợi nhuận cao. Suốt hàng thế kỷ, người Anh, người Bồ Đào Nha, người Pháp đã có mặt ở nhiều thuộc địa đến mức, như người ta thường nói, là mặt trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ đế quốc Anh. “Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá” rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930. Trong bối cảnh hậu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thương mại quốc tế đã tăng trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với “thương mại tự do“. Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại. Từ thập kỷ 1970, các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Kể từ buổi đầu của thời kỳ phong kiến, biên giới kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các quốc gia trở nên khó bền vững hơn mặc dù độc lập lãnh thổ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc vẫn được tôn trọng và bảo vệ. Với sự hợp tác quân sự của các nước Đồng minh trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai và những phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, giao thông và thông tin từ nửa sau thế kỷ 20, thế giới dường như được thu hẹp lại về cả thời gian lẫn không gian cho dù còn nhiều nơi và dân tộc khác vẫn còn cô lập với thế giới hiện đại. Lần đầu tiên vào năm 1944, từ điển Merriam Webster đã công nhận động từ “toàn cầu hóa” (globalize) như một từ tiếng Anh có nghĩa.