Lịch sử có nên trở thành môn học tự chọn ở cấp THPT?
Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Và trong đó Lịch sử đã trở thành môn học lựa chọn.
Cố GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam đã cho rằng, nếu môn Lịch sử trở thành môn tự chọn thì bản chất là thủ tiêu môn học này, sẽ là nguy hiểm nếu xóa bỏ môn Lịch sử trong hệ thống tri thức phổ thông.
Ý kiến của bạn là gì? Việc đưa Lịch sử trở thành môn tự chọn có đem lại hậu quả nào không?
lịch sử
,tự chọn
,thpt
,lịch sử
,giáo dục
Để chia sẻ thì bản thân tôi cũng từng là học sinh rồi, và tôi khẳng định đa phần học sinh lớp tôi và lớp khác (ngoại trừ lớp chuyên khối xã hội) thì chẳng ai có mấy hứng thú với môn lịch sử cả. Không phải do chúng tôi không muốn biết về lịch sử của dân tộc hay văn hóa nước nhà, hay tại vì sao chúng ta có được ngày hôm nay, mà do nó tồn động quá nhiều chữ và không được thoát nghĩa bởi giáo viên nữa nên học không vào => mỗi tiết lịch sử nó kéo dài như 2 tiết toán hoặc tiếng Anh vậy. Thật đáng sợ mỗi khi có bài kiểm tra hay chỉ đơn giản là kiểm tra bài cũ môn này khi cứ phải học thuộc cả một mớ về nó.
Tôi thấy sự đổi mới của bộ GD&ĐT cũng sẽ là một bước đi mới, điều này sẽ giúp giảm bớt độ nặng về chương trình học, cũng là lúc giáo viên cần nhìn lại mình cần thay đổi gì trong những bài học để học sinh có thể hiểu qua hình ảnh, cách nói mà không chỉ tồn đọng ở mỗi con chữ. Việc trở thành một môn học tự chọn với tôi không có nghĩa là nó mất đi, nó là một sự đổi mới hợp lí, phù hợp với đại đa số học sinh, còn em nào thích thì có thể đi chuyên sâu hơn vào môn này. Kể cả nó có không thay đổi đi nữa, vẫn là môn chính, nhưng không thể lôi kéo sự chú ý của học sinh vào bài học nữa thì để các mác môn chính làm gì, không phải nó cũng tự xóa bỏ chính nó rồi sao!
Phúc Thịnh
Để chia sẻ thì bản thân tôi cũng từng là học sinh rồi, và tôi khẳng định đa phần học sinh lớp tôi và lớp khác (ngoại trừ lớp chuyên khối xã hội) thì chẳng ai có mấy hứng thú với môn lịch sử cả. Không phải do chúng tôi không muốn biết về lịch sử của dân tộc hay văn hóa nước nhà, hay tại vì sao chúng ta có được ngày hôm nay, mà do nó tồn động quá nhiều chữ và không được thoát nghĩa bởi giáo viên nữa nên học không vào => mỗi tiết lịch sử nó kéo dài như 2 tiết toán hoặc tiếng Anh vậy. Thật đáng sợ mỗi khi có bài kiểm tra hay chỉ đơn giản là kiểm tra bài cũ môn này khi cứ phải học thuộc cả một mớ về nó.
Tôi thấy sự đổi mới của bộ GD&ĐT cũng sẽ là một bước đi mới, điều này sẽ giúp giảm bớt độ nặng về chương trình học, cũng là lúc giáo viên cần nhìn lại mình cần thay đổi gì trong những bài học để học sinh có thể hiểu qua hình ảnh, cách nói mà không chỉ tồn đọng ở mỗi con chữ. Việc trở thành một môn học tự chọn với tôi không có nghĩa là nó mất đi, nó là một sự đổi mới hợp lí, phù hợp với đại đa số học sinh, còn em nào thích thì có thể đi chuyên sâu hơn vào môn này. Kể cả nó có không thay đổi đi nữa, vẫn là môn chính, nhưng không thể lôi kéo sự chú ý của học sinh vào bài học nữa thì để các mác môn chính làm gì, không phải nó cũng tự xóa bỏ chính nó rồi sao!
Linh Lena
Rukahn
Trong nghề gia sư môn lịch sử cũng không dài lắm, chỉ độ 10 năm thôi, tôi đã từng tiếp xúc không ít giáo viên, học sinh, phụ huynh và 1 số bác có kinh nghiệm trong nghề. Nói chung về bình diện, trừ đội ngũ có tên tuổi và 1 số học sinh có thiên phú thượng đẳng ra đa số mn đối với môn sử là chán ghét, là mệt mỏi, là kinh khủng, là môn phụ, là môn học của bọn ngu si dốt nát....
Đi dạy tựu chung có 2 kiểu học sinh: 1 là đội ngũ có 1 chút lòng yêu thích nhưng kiến thức chỉ biết chút nông, phần nổi của tảng băng, chứ để nghiền ngẫm, phân tích là không có, đôi khi câu hỏi chỉ cần đổi cách hỏi là đã ngọng hết rồi đúng như kiểu lời ông thầy dạy toán của tôi: "bọn học sử đa phần là ngu si dốt nát".2 là đội mù chữ nhưng căn cơ sâu rộng, thông minh, nhưng không yêu thích hoặc thiếu cách học đúng đắn. Nhưng nhìn chung thì không khí học vô cùng uể oải, đội 1 thường chỉ học hết thpt còn hiếm ai theo được, con đường sau đó thường gắn bó với đội 2
Những câu chuyện sân trường trắng đề cương sử bị xé nếu năm đó không thi tốt nghiệp sử hay thí sinh thi đại học khối C cho những phát kiến kiểu như:"Thực dân Pháp xâm lược nước ta bắt đầu từ 1958" hay "Tây Nguyên là khu vục kinh tế chiến lược của nước ta, có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế biển với nhiều ngư trường đánh bắt hải sản và vùng trũng làm cảng...." khá là nhan nhản và không còn khá là mới lạ với đại chúng nữa rồi.
Lai nhớ Hưng Đạo vương từng nói" Binh cốt tinh không cốt đông".
Chính vì thế, tôi- một người yêu thích và đam mê lịch sử ủng hộ việc môn sử trở thành môn tư chọn bởi vài lẽ:
Nguyên Hoàng
Cấp 3 là bắt đầu hướng nghiệp rồi. Cháu nào thi k khối C bắt nó học sử nặng làm gì? Các cậu mợ một mặt đòi cải tiến gd nhưng một mặt vẫn muốn ép buộc, lịch sử là môn học nếu k yêu thích thì có nhét chữ vào đầu cũng quên thôi.
Tuấn Đinh
Môn lịch sử này cần phải có sự nghiên cứu và đổi mới cách học, cách dạy thì học sinh nó mới cảm thấy hứng thú, nó mới tiếp thu. Đúng khi nói lịch sử là môn cần học chứ nó đúng là thực sự không cần thiết để giữ vị trí là môn chính như bây giờ bởi lịch sử nói chung là thứ ta cần phải biết, gốc gác của ta ra sao, điều này cũng tương tự đúng với các môn học có các kiến thức lịch sử.
Bao giờ triển khai chương trình giáo dục mới cũng có những ý kiến trái chiều mà thôi, nó cần được áp dụng thì mới biết là nó có hiệu quả hay không, mọi thứ cần được thay đổi và điều chỉnh theo từng thế hệ thì mới có thể phát triển, phát huy năng lực của chúng nó hơn được!
Huệ Mít
Không hiểu sao có một số người cho rằng lịch sử không cần thiết được giảng dạy nhỉ, bên cạnh đó luôn đổ lỗi cho chương trình giảng dạy và cách giáo viên dạy. Mình theo khối xã hội và môn yêu thích nhất của mình là môn lịch sử. Ngày xưa hồi mua sgk bao giờ mình cũng mở sách sử ra đọc đầu tiên, hồi đó mạng Internet chưa phát triển như bây giờ nên chỉ có thể tìm hiểu sử ta qua sách vở, truyện. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người như vậy? LS có khi luôn là cuốn sách được mở ra cuối cùng hoặc có nhiều bạn mình thấy đi học còn không cả mang sách đi:)). Quan điểm LS là môn không quan trọng mình cảm thấy thật bất công với nó, học lịch sử đâu phải chỉ nghe chuyện ông cha ta đánh giặc thế nào, nó còn là nguồn gốc, sự tư duy logic cực kỳ hay ho đấy chứ!
Lena Et Films
Với cá nhân mình thì không chỉ lịch sử, bất cứ môn học nào cũng có thể trở thành môn học tự chọn được. Hơn nữa, giáo dục luôn có mục đích phát triển cá nhân, hướng tới phát huy tinh hoa và năng lực cốt lỗi của mỗi người. Do đó, bất cứ một sự bắt buộc nào cũng có thể hạn chế giáo dục ở con người.
Vấn đề bắt buộc hay không bắt buộc học một môn học, như lịch sử, hoàn toàn không quan trọng và không đáng là chuyện lôi ra bàn cãi, mà điều quan trọng là cách lĩnh hội, cách tiếp thu, cách truyền tải các kiến thức để nó thu hút và khơi gợi hứng thú tìm hiểu ở người học. Còn để mà lôi các lý do ra để chứng minh một môn học cần thiết phải là môn bắt buộc thì nói thật là môn nào cũng bắt buộc, nhưng nếu trường học bắt buộc học tất cả các môn như hiện nay thì nó sẽ là gánh nặng với người học và thực sự là nó không hiệu quả. Mỗi người chỉ cần có kiến thức cơ bản về cuộc sống, tập trung vào chuyên môn để phát huy năng lực cá nhân của họ, và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.
Đặng Quốc Toàn
Lịch sử có nên trở thành môn học tự chọn
''Học sinh chỉ chán học lịch sử trên trường chứ không học sinh nào chán học lịch sử trên trường cả".
Đó là quan điểm mà cô nàng Minh Anh- học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) nhấn mạnh trong chương trình Trường teen 2019.
Thực tế là đã từ lâu, môn Lịch sử dần trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều học sinh cứ mỗi lần kiểm tra môn này đa phần mọi người đều lo lắng ăn không ngon, ngủ không yên. Thêm nữa hiện tượng điểm thi môn Sử liên tục lẹt đẹt của học sinh đã làm chúng ta phải suy nghĩ. "Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 có 70% số bài thi môn Lịch sử dưới 5; 4.3 là điểm trung bình môn, thấp nhất trong 9 môn thi. Điểm trung bình môn Lịch sử luôn thấp nhất trong mấy năm gần đây năm 2017 là 4.6; năm 2018 là 3.79".
Vậy nguyên nhân là do sự giáo dục, truyền tải đến từ phía nhà trường và xã hội là chưa hiệu quả và quá nhàm chán hay bản thân của học sinh ngay từ đầu đã có ác cảm với môn học này?
Mình thực sự ấn tượng với câu nói đanh thép này của Minh Anh:
"Lỗi từ giáo dục và xã hội sẽ không bao giờ tồn tại song song với lỗi của học sinh mà chính từ giáo dục và xã hội nên mới tồn tại ý thức học sinh."
Trước hết là giáo dục từ nhà trường
Về phía xã hội, thực tế các ngành nghề được lựa chọn đa số hiện nay như kinh tế, khoa học, công nghệ, điện tử,... đều liên quan rất ít hay thậm chí là không hề liên quan đến Lịch Sử. Và rõ ràng, khi khoa học Lịch sử có ít tiếng nói thì cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít đi dẫn đến môn này không còn hấp dẫn học sinh cũng là điều dễ hiểu.
Về phía bản thân học sinh, mình không hoàn toàn đổ lỗi cho sự giáo dục và cũng không phủ nhận là do học sinh lười hay vốn không hứng thú với lịch sử. Mình cho rằng một khi mà đã có hứng thứ và niềm đam mê THỰC SỰ MÃNH LIỆT với việc tìm hiểu về lịch sử dân tộc thì dù cho cách dạy hay tác động xã hội như thế nào cũng không thể ngăn cản họ. Điều đó có nghĩa là họ có quyền lựa chọn con đường mà họ cho là đúng và mang lại thành công, hạnh phúc cho họ. Đến đây thì mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Lena đã chia sẻ bên dưới.
Lịch sử có thể trở thành môn học tự chọn nhưng chúng ta không được quên đi bản thân chúng ta là ai? Tại sao chúng ta được sống trong hòa bình, tự do như ngày hôm nay? Không quay lưng với lịch sử dân tộc và phải là một công dân tốt!
Truc Quynh Do
Nhiều em cứ nói là tại vì thầy cô dạy lịch sử không cuốn hút, học sinh chán nản, thích xem LS trên Youtube hơn là học trên lớp?
Là bởi vì ngay từ trên lớp hs đã không chú ý gì rồi, LS đâu phải nghe bài nào hiểu bài đó, nó cần sự liên kết và liền mạch từ giai đoạn này sang giai đoạn kia. Có nguyên nhân có kết quả rõ ràng nó mới là câu chuyện thú vị thật sự. Như hồi c2, c3 toi cũng không nghe giảng LS bao giờ đâm ra chán cái môn học này, lên ĐH cũng vậy. Mãi sau này tìm được những cuốn sử hay, mình đọc nghiền ngẫm thì mới thấy LS Việt Nam hào hùng và thú vị như nào, nên mấy em cứ kêu LS chán không muốn học cần phải xem lại chính bản thân các em có thực sự nghiêm túc với việc học và lắng nghe nó hay chưa đã nhé:))))
Kiều Linh
Nếu môn lịch sử có sự chuyển biến mới mẻ, thậm chí là hoàn toàn về phương pháp dạy học sáng tạo và hấp dẫn hơn thì sẽ thu hút nhiều học sinh tự nguyện học thay vì bị ép buộc hoặc chỉ học để thi, học thuộc vẹt, trả bài cho giáo viên. Bởi phần lớn các em đều có tâm lý cho rằng môn học này rất dài, rất khó đạt điểm cao nên thường chọn những môn học có phần nhẹ nhàng hơn.
Nhiều em học sinh hoang mang rằng học Sử thì sau này sẽ làm gì?
Học môn Sử sẽ phục vụ cho những công việc như Văn hóa - Xã hội, nghiên cứu, du lịch… nhưng chỉ tiêu tuyển dụng thấp nên số lượng học sinh sẽ e ngại, do dự khi chọn khối thi có môn Sử. Nhưng lẽ dĩ nhiên, môn học này sẽ không bị "xóa sổ" như dư luận lo ngại thời gian qua. Ngoài những học sinh lựa chọn lịch sử theo định hướng lựa chọn ngành nghề ở bậc học cao hơn, những học sinh khác có thể chọn học thêm lịch sử vì sự yêu thích, đam mê tìm tòi, khám phá.
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của mình, việc đưa môn Lịch sử trở thành môn tự chọn là không phù hợp. Bởi vì, hàng ngàn năm nay, các quốc gia dân tộc phát triển hay suy vong dựa trên nền tảng mà lịch sử để lại, lịch sử không tạo ra của cải nhưng là môn để phát triển xã hội, phát triển dân tộc, phát triển con người, không có một quốc gia phát triển nào, không có một con người chân chính nào quay lưng với lịch sử.
“Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.