Lệnh cấm đạo và Tiểu vương cung thánh đường La Vang?
Lúc mình chơi game về lịch sử thời trung đại, họ chia làm 4 mốc chính:
-Kỷ nguyên Khám phá.
-Kỷ nguyên Cải cách.
-Kỷ nguyên Chuyên chế.
-Kỷ nguyên Cách mạng.
Trước mình không để ý đến tầm quan trọng của tôn giáo, nhưng khi chơi game lịch sử thì đụng đâu cũng dính tới vấn đề tôn giáo, thậm chí rất can hệ tới chính trị. Thời Lý - Trần, giới tăng lữ là một thế lực. Ta có thể xem sư Vạn Hạnh, ông bầu của Lý Công Uẩn, là cán bộ Tuyên giáo đầu tiên. Hoặc nhà sư Phạm Sư Ôn nổi lên đánh Thăng Long vào đời Trần mạt là một ví dụ.
Kỷ nguyên Cải cách (Age of Reformation) mình chứng kiến sự ra đời của Kháng Cách. Chiến tranh giữa Kháng Cách và Công Giáo gần như là một cuộc thế chiến thu nhỏ, cả châu Âu bị tàn phá nặng nề. Chưa kể các cuộc Thập Tự Chinh giữa Công Giáo và Hồi Giáo, hoặc Đại Ly Giáo giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo. Tác động rất mạnh tới lịch sử thế giới.
Nước mình tiếp xúc với Công Giáo bằng một thái độ nửa cởi mở, nửa dè dặt. Có những vua chúa khoan dung, nhưng cũng có người cấm đoán triệt để vì không muốn xáo trộn xã hội họ đang cai trị. Nhiều nhất là thời Tự Đức, sau là Minh Mạng, rồi các chúa Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Nguyễn Phúc Tần,...
Gia Long Nguyễn Ánh dễ tính với Công Giáo, nhưng kiên quyết không cải đạo dù cha Cả Pigneau de Behaine nhiều lần thuyết phục. Từ khi chúa Nguyễn Phúc Thuần bị chém đầu trong chùa Kim Chương và chứng kiến anh chị em chết gần hết, Nguyễn Ánh còn không tin vào bất cứ thánh thần nào, từ Phật đến Chúa, và đặc biệt ghét các tay phù thuỷ làm trò mê tín.
Quang Trung Nguyễn Huệ cũng để Công Giáo tự do hành đạo. Tuy nhiên theo thư của các giáo sĩ vào năm Quang Trung thứ 2 (1790), nhà vua đã cho truy lùng hai nhà truyền giáo Longer và Labartte ở Quảng Bình. Sau khi tra hỏi nhiều người không được, nhà vua đã lệnh mỗi làng công giáo từ Phú Xuân đến Bắc Việt phải nộp 1 vạn quan tiền. Nhiều chỗ không đủ tiền phải trốn đi (Histoire de la mission de Cochinchine, 1658-1823, Adrien Launay)
Điều tương tự cũng xảy ra với Thái Đức Nguyễn Nhạc năm 1785, do vợ một quan Tây Sơn chết khi làm lễ Công Giáo, ông ta tố cáo cha xứ giết vợ mình, rằng cha xứ xúi vợ bỏ chồng. Mặc dù đã từng có tên thánh là Paul Nhạc, nhà vua vẫn ra lệnh bắt đạo:
-Trẫm muốn tiêu diệt đạo Âu châu vì nó đã lan rộng trong nước!
Vua phá huỷ các nhà thờ và kiểm kê, bắt phạt vạ dân theo đạo. Một phu nhân trong triều Tây Sơn đến gặp Nguyễn Nhạc xin tha cho đạo, và nộp 5000 quan tiền thay thế. Nguyễn Nhạc bỏ lệnh cấm này khi một thiên tai kỳ lạ do chuột tấn công xảy ra.
Đời Cảnh Thịnh Quang Toản, một sắc chỉ đã khiến nhiều giáo dân bỏ trốn vào Quảng Trị.
"Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám mục Huế - 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Jesus, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: "Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện".
Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn."
Chỗ mình đang đứng là đất của Tiểu vương cung thánh đường La Vang, được Toà Thánh La Mã công nhận là thánh địa năm 1961.
la vang
,tây sơn
,gia long
,nguyễn nhạc
,quang trung
,lịch sử
Mình không theo đạo, nhưng gia đình mình là Phật tử. Cá nhân mình cảm thấy những chuyện hiện thân của Thiên Chúa Giáo xảy ra nhiều và xác thực cao. Bản thân mình kể một câu chuyện sau từ chính vị giáo sư mình có dịp gặp gỡ và đã giúp đỡ mình rất nhiều. Ông là một con người khoa học nhưng lại cực kỳ sùng đạo bởi cuộc đời ông gặp một sự kiện màu nhiệm.
Khi ông lên 10, cụ thân sinh lúc đó là bác sĩ được phân công ở vùng cao gần Đà Lạt, đem gia đình lên đó ở cùng. Vợ ông cụ (tức mẹ của ông giáo sư) là một Phật tử sùng đạo. Hôm đó cả nhà có dịp gặp gỡ một vị cha xứ trong vùng, vị này tặng gia đình một tấm hình của Đức Mẹ La Vang và nói với gia đình có dịp hãy đến thăm một chuyến. Ông cụ thân sinh nhận lấy theo phép lịch sự và để trong túi áo khoác, rồi quên lấy ra. Hai ngày sau có trận lũ quét một chỗ gần, ông cụ thân sinh và 3 người khác lên xe jeep đi đến hỗ trợ đơn vị gần đó, ông mặc cái áo khoác có tấm hình Đức Mẹ trong túi. Xe chạy đi được vài tiếng thì có người chạy đến báo tin xe gặp nạn, sập cầu rơi xuống suối chảy xiếc. Thế là cả xóm chạy đến thì khung cảnh tan hoang, chiếc xe vỡ nát, người không thấy ai hết. Mọi người tìm kiếm tuyệt vọng, khóc lóc thì có người tìm được ông cụ thân sinh nằm bên bờ kia suối, còn sống, không bị thương tích gì hết mà chỉ ướt. Lúc lay ông dậy thì ông ôm chầm lấy bà cụ, móc tấm hình ướt trong túi ra chỉ vào và nói: "Chính bà này đã cứu tôi, bà hiện ra rồi xưng là Đức Mẹ La Vang, đến cứu con của bà". Thế là từ đó cả nhà ông cải đạo sang Thiên Chúa đến tận bây giờ.
Mình chỉ nghe kể lại, nhưng cá nhân mình rất tin.
Phan Quốc Duy
Mình không theo đạo, nhưng gia đình mình là Phật tử. Cá nhân mình cảm thấy những chuyện hiện thân của Thiên Chúa Giáo xảy ra nhiều và xác thực cao. Bản thân mình kể một câu chuyện sau từ chính vị giáo sư mình có dịp gặp gỡ và đã giúp đỡ mình rất nhiều. Ông là một con người khoa học nhưng lại cực kỳ sùng đạo bởi cuộc đời ông gặp một sự kiện màu nhiệm.
Khi ông lên 10, cụ thân sinh lúc đó là bác sĩ được phân công ở vùng cao gần Đà Lạt, đem gia đình lên đó ở cùng. Vợ ông cụ (tức mẹ của ông giáo sư) là một Phật tử sùng đạo. Hôm đó cả nhà có dịp gặp gỡ một vị cha xứ trong vùng, vị này tặng gia đình một tấm hình của Đức Mẹ La Vang và nói với gia đình có dịp hãy đến thăm một chuyến. Ông cụ thân sinh nhận lấy theo phép lịch sự và để trong túi áo khoác, rồi quên lấy ra. Hai ngày sau có trận lũ quét một chỗ gần, ông cụ thân sinh và 3 người khác lên xe jeep đi đến hỗ trợ đơn vị gần đó, ông mặc cái áo khoác có tấm hình Đức Mẹ trong túi. Xe chạy đi được vài tiếng thì có người chạy đến báo tin xe gặp nạn, sập cầu rơi xuống suối chảy xiếc. Thế là cả xóm chạy đến thì khung cảnh tan hoang, chiếc xe vỡ nát, người không thấy ai hết. Mọi người tìm kiếm tuyệt vọng, khóc lóc thì có người tìm được ông cụ thân sinh nằm bên bờ kia suối, còn sống, không bị thương tích gì hết mà chỉ ướt. Lúc lay ông dậy thì ông ôm chầm lấy bà cụ, móc tấm hình ướt trong túi ra chỉ vào và nói: "Chính bà này đã cứu tôi, bà hiện ra rồi xưng là Đức Mẹ La Vang, đến cứu con của bà". Thế là từ đó cả nhà ông cải đạo sang Thiên Chúa đến tận bây giờ.
Mình chỉ nghe kể lại, nhưng cá nhân mình rất tin.