Lên Noron để hiểu Noron trong bộ não chúng ta!
Nằm trong series các bài viết tìm hiểu về những sự thật thú vị não người, bài viết này sẽ thấy bạn đủ tất cả những khả năng để có thể đạt được những gì bạn muốn.
Chúng ta có “phần cứng” giống nhau
Mỗi người sinh ra với hệ thống thần kinh gần như tương tự nhau. Chúng ta có khoảng 1000 tỉ noron hay còn gọi là tế bào thần kinh trong não bộ. Các nhà khoa học tính toán rằng nếu có một siêu máy tính được tạo ra với khả năng xử lý và lưu trữ gần bằng bộ não con người, thì chiếc máy tính đó có chiều dài xấp xỉ 50 sân vận động cộng lại. Trong khi đó, khối lượng trung bình của não người chỉ khoảng 1.2 kg. Thật đúng là một máy tính thu nhỏ đúng không nào!
Chưa hết, một bộ não phi thường như vậy mà chỉ tốn ít năng lượng hơn 1 cái bóng đèn 10 watt/h, trong khi cái máy tính, laptop mà bạn đang dùng có thể tiêu tốn năng lượng đến 500 watt/h, tức là gấp 50 lần. Nếu tính giá điện trung bình 2000 VND/1 KWh thì số tiền điện phải trả nếu dùng não làm việc, học tập mỗi ngày 8 tiếng trong vòng 1 tháng chỉ chưa đến 5000 VND đâu. Nếu không tin, bạn có lấy máy tính ra thử! Đó là lý do nhiều người vẫn nói: "Trí tuệ là một trong những đòn bẩy của loài người”.
Nhưng tại sao chúng ta lại có câu nói: “Con người mới chỉ đang sử dụng 1% tiềm năng của chính mình.”?
2. Thông tin con người và máy tính
Để dễ hình dung, mình sẽ so sánh giữa con người và máy tính vì có rất nhiều điểm giống nhau giữa người và máy.
Cấu tạo của một máy tính cơ bản cần có phần cứng là Disk(Bộ nhớ dài hạn), RAM(bộ nhớ ngoài), bộ vi xử lý và các thiết bị thu nhận như màn hình, bàn phím, chuột,...
Cơ thể con người chúng ta thì lại được cấu tạo từ hàng triệu phân tử hóa học nhưng chúng ta có thể phân loại chúng thành một vài thành phần chính dễ nhớ như sau: DNA để ghi nhớ thông tin di truyền, RNA là một phân tử hóa học ngăn hơn DNA để lưu giữ thông tin cuộc sống, các loại protein và các giác quan để giao tiếp với bên ngoài như mắt, mũi, miệng,...
Mình có lập một bảng bên dưới để thấy giữa con người và máy tính có nhiều điểm tương đồng nhau:
Ở phần đầu bài viết, chúng ta đều có “Phần cứng” giống nhau từ khi khi sinh ra nhưng tại sao lại có những cuộc đời khác nhau, người thành công hay kẻ thất bại. Điểm khác nhau ở đây là gì? Đó chính là mô thức, thói quen mà mỗi người tạo ra hay trên máy tính gọi là các phần mềm.
Nếu là một kỹ sư, họ sẽ cần có những phần mềm chuyên dụng để thiết kế, lắp đặt. Một cô giáo thì lại cần sử dụng những phần mềm riêng để dạy học,....Trong cơ thể chúng ta cũng vậy, có hàng ngàn loại protein khác nhau mà do môi trường sống, học tập hay làm việc tạo ra.
Vậy để đạt được những thứ ta muốn thì ta bắt buộc phải tự tạo ra cho chính mình những “phần mềm” đó. Và để lập trình được thì chúng ta cần “sao chép”, học hỏi những người đi trước là như vậy.
Tuy bộ não của chúng ta được coi là một siêu máy tính nhưng nó được lưu giữ, ghi nhận thông tin qua rất nhiều kiếp sống. Nếu coi cuộc đời này là một kiếp sống thì thực sự không có gì để phủ nhận câu nói chúng ta mới chỉ đang sử dụng 1% tiềm năng của chính mình!
Bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu và sách! Hy vọng nhận được sự đóng góp từ mọi người.
khoa học
,noron
,tư duy
Thông tin thú vị quá em ơi, em có dự định tìm hiểu thêm về việc làm thế nào để khai thác 99% năng lực còn lại của não bộ không?
Nguyenphuhoang Nam
Thông tin thú vị quá em ơi, em có dự định tìm hiểu thêm về việc làm thế nào để khai thác 99% năng lực còn lại của não bộ không?
Lê Minh Hưng
Theo lý thuyết của giáo dục sớm, một đứa trẻ được hưởng giáo dục sớm sẽ có phần cứng, hoặc chính xác hơn là phần nhúng tốt hơn các bạn khác một chút.
Giáo dục sớm giúp trẻ hình thành các vùng xử lý nhanh theo dạng mảng, hiểu nôm na là hình thành phản xạ, hoặc các vùng xử lý tiền ý thức.
Khang Lê Minh
Bài viết hay, cảm ơn bạn