[Lệch Lạc Nhận Thức] - Phần 2: Tính toán cảm tính

  1. Tâm lý học

Tiếp tục loạt bài viết về Lệch lạc nhận thức, phần này chúng tiếp tục tìm hiểu về một loại lệch lạc nhận thức: Tính toán cảm tính


pexels-photo-1374542


Trong cuốn sách những cạm bẫy tinh thần (Mindtraps) Roland Barach đã chỉ ra 88 cách thức chung nhất trong đó tất cả chúng ta vô tình phá hoại sự thành công trong đầu tư bằng chính cách nghĩ của bản thân về hoạt động đầu tư. Barach nhấn mạnh rằng sự kém thông minh không phải là thứ tạo ra cạm bẫy này, bởi nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả những nhà đầu tư thông minh nhất cũng có thể mắc phải sai lầm giống chúng ta. Những cạm bẫy này xuất phát từ những lệch lạc nhận thức trong quá trình chúng ta ra quyết định. Một trong những lệch lạc được nhắc đến là Tính toán cảm tính (Mental Accounting). Nó xảy ra khi chúng ta phân loại các thứ thành từng loại riêng biệt, để từ đó có thể đối mặt với cái thế giới phức tạp mà chúng ta đang sống. Cách làm này giúp đơn giản hoá mọi thứ. Trong nhiều trường hợp nó tỏ ra rất hữu dụng đặc biệt trong việc kiểm soát nhưng nó làm chúng đáng mất đi cái nhìn tổng thể về nhiều thứ, bởi vì chúng ta bị che mắt bởi định nghĩ về quá nhiều thứ riêng biệt, đôi khi nó khiến chúng ta quên mất sự liên kết giữa chúng hoặc tệ hơn đó là chúng ta đang cố phân loại những thứ giống nhau thành nhiều loại khác nhau một cách cảm tính.


Khi chúng ta phân loại hoặc đưa ra định nghĩa về mọi thứ thì hầu hết đều dựa vào cảm tính chứ không có một cơ sở vững chắc nào định nghĩa nó như vậy hoặc nó phải là như vậy. Chúng ta định nghĩa cái chén, cái bát, đũa, vì chúng ta được cha mẹ chúng ta dạy là nó được gọi như vậy, cùng là một cái bát, trong mỗi ngôn ngữ khác nhau sẽ có cách gọi khác nhau, trong mỗi vùng miền lại có cách gọi khác nhau, thực ra không có quy luật nào trong vũ trụ yêu cầu những đồ vật ấy phải có tên như vậy, những đồ vậy ấy phải được định nghĩa như vậy, chỉ có tự chúng ta định nghĩa ra mà thôi.


Trong cuốn sách tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính của nhà kinh tế Richard Thaler - người đoạt giải Nobel văn học năm 2017có một ví dụ rất hay về quá trình này. 


  • Một cặp vợ chồng đang có ý định tiết kiệm tiền để mua một căn hộ nghĩ dưỡng trong vòng 5 năm. Hiện tại họ đã tiết kiệm được 100 ngàn đô với lãi suất là 4,5% một năm và đang rất hứng thú với kế hoạch này. Thế rồi chiếc xe hơi cũ kỹ của họ bị hỏng và họ quyết định đi vay với lãi suất 9% để mua một chiếc xe mới. Có thể nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu đó lại sao hai người này không lấy số tiền đang tiết kiệm kia ra để mua xe mà lại đi vay với lãi suất cao đến gấp đôi như vậy, thật ngớ ngẩn. Nguyên nhân thì cũng rất đơn giản, theo hai người thì khoản tiền mà họ đang gửi ở ngân hàng là khoản tiền để mua căn hộ chứ không phải là khoản tiền để mua xe, hơn nữa họ lo ngại rằng nếu rút một phần ra để mua xe thì họ sẽ lại tiêu hết số tiền đó, đã có ai gặp trường hợp tương tự hay chưa. Ở quê tôi, tôi từng nghe kể chuyện có nhiều người đi vay tiền về để chơi phường, xét về mặt tài chính thì những quyết định như vậy, thật hết sức ngớ ngẩn, vì suy cho cùng thì tiền nào mà chẳng là tiền nhưng do có phân chia tiền này là để làm việc này, còn tiền kia là để làm việc kia nên mới dẫn tới những tính huống dở hơi đến khó tin như vậy, vấn đề duy nhất của chúng ta là khả năng kiềm chế cảm xúc và tính kỷ luật của bản thân chứ nó không nằm ở việc tiền nào cho việc nào, hãy nhớ: Tiền nào thì cũng chỉ là tiền mà thôi.


  • Thêm một ví dụ nữa đó là có hai người cùng mua một cổ phiếu giống nhau, cùng một thời điểm với mức giá là 1$. Sau khoảng 2 tháng cổ phiếu đó tăng giá lên 2$ và một người bán hết số cổ phiếu đang có để nhận được lãi suất là 1$. Người còn lại tin rằng nó sẽ tiếp tục tăng giá nên đã không bán và chờ đợi. Tuy nhiên sau đó, cổ phiếu này không tăng giá mà tụt xuống còn 1,9$ rồi 1,7$ và người này quyết định bán hết cổ phiếu mà mình đang có. Ở đây sẽ có hai cách nhìn nhận, cách thứ nhất là người đó đã lãi 0,7$ trên mỗi cổ phiếu mua vào, cách nhìn nhận thứ hai là anh ta đã mất 0,3$ trên mỗi cổ phiếu mà anh ta vừa bán, trong tài chính thì cách nhìn bị lỗ 0.3$ mới là cách nhìn chính xác. Tại thời điểm cổ phiếu là 2$ và anh ta đang sở hữu 10.000 cổ phiếu tức là anh ta đang có 20.000$, điều này là hoàn toàn chính xác, vì anh ta có thể bán hết số phiếu đó một cách dễ dàng. Tuy nhiên anh ta đã không làm vậy, anh ta đợi và cuối cùng bán với giá 1,7$ mỗi cổ phiếu, thu về số tiền là 17.000$. Nếu bạn vẫn còn nghĩ anh ta lãi được 0.7$ trên mỗi cổ phiếu thì hãy tưởng tượng xem sẽ ra sao nếu như anh ta bán hết số cổ phiếu mình đang có với giá 2$ để thu về 20.000. Sau đó trên đường về nhà, anh ta vô tình đánh rơi mất 3.000$ tiền mặt, chắc chắn là ai cũng nghĩ anh ta vừa bị rơi mất 3.000$ phải không nào, và cảm giác tiếc nuối trong trường hợp này là cao hơn rất rất nhiều so với cách nghĩ anh ta lãi 0.7$ mỗi cổ phiếu. Rõ ràng, xét về mặt tài chính thì hoàn toàn giống nhau, đều là đánh mất 3.000$ nhưng khi chúng thay đổi cách nhìn nhận thì mọi chuyện bỗng trở nên khác biệt hơn rất nhiều. Đây là sai lầm rất rất phổ biến khiến chúng ta khó trở nên giàu có. Khi được hỏi về số tiền mình đang có, nhiều tỷ phú tỏ ra thờ ơ, họ nói họ không quan tâm đến điều đó, với họ việc quan trọng là tạo ra giá trị cho xã hội..bla bla, và bạn tin thì bạn đúng là một tên ngốc, mà hình như hồi trước tôi cũng từng nghĩ như vậy, mà thôi chỗ này bỏ qua đi. Thực ra họ quan tâm đến tiền của họ hơn tất cả những người khác đấy, và đối với họ việc thị trường cổ phiếu giảm giá khiến họ họ mất một tỷ trong bất cứ trường hợp nào luôn luôn tương đương với việc đánh rơi 1 tỷ tiền mặt, vì như tôi đã nói: Tiền nào mà chẳng là tiền.


beautiful-beauty-countryside-2773655


Nếu như tính toán cảm tính xảy ra trong những trường hợp đơn giản như ở trên thôi thì thật tốt biết mấy, đáng tiếc là nó xuất hiện ở mọi nơi và gây ra những hậu quả tồi tệ. Nạn phân biệt biệt chủng tộc, người da đen luôn chịu thiệt thòi hơn người da trắng trong nhiều thập kỷ qua. Phụ nữ bị phân biệt đối xử nhiều hơn đàn ông. Người theo tôn giáo này kỳ thị tôn giáo khác và chẳng ai có thể lý giải nổi. Vợ chồng đã kết hôn nhưng vẫn không ngừng phân biệt bên nội bên ngoại. Sinh con thì cũng phân loại con trai con con gái, quý đứa này ghét đứa kia. Khi chúng ta gặp một ai đó chúng ta cũng thường có thói quen phân loại người đó vào nhóm nào đó mà chẳng có chút bằng chứng rõ ràng, có thể thấy phân loại tất cả mọi thứ đã trở thành một phản xạ rất tự nhiên của chúng ta. Cuốn Thuật quản trị trong bộ Tứ thư lãnh đạo của Hoà Nhân đã mở đầu thế này: Tướng mạo xấu đẹp không liên quan đến tài năng cao thấp. Trông mặt mà bắt hình dong là căn bệnh phổ biến của xã hội từ xưa đến nay. Về điểm này thì Khổng Tử đã sớm nhận ra, ông nói: "Bất hữu Chúc chi nịnh, bất hữu Tống Triều chi mỹ, nan hồ miễn ư kim chi thế hỹ" nghĩa là Nếu quan đạo phu họ Chúc không có tài ăn nói và công tử Triều nước Tống không có tướng mạo đẹp thì khó mà được lưu danh đến ngày nay. Đức Khổng Tử nhận thấy nhiều người tuy không có thực tài như dựa vào tài ăn nói xu nịnh và tướng mạo đẹp là có thể giành được sự trọng dụng của người quân chủ.


Rất dễ để khác biệt, nhưng rất khó để vượt trội. It's very easy to be different, but very difficult to be better. Jonathan Ive


Trang Tử cũng có quan điểm tương tự về vấn đề này. Trong cuốn Phi Tương, ông phê phán thuật đánh giá con người của chủ nghĩa duy tâm, chỉ ra sự hoang đường của việc trông mặt mà bắt hình dong. Ông nói: "Nhìn tướng mạo dáng vóc của một người không bằng đi tìm hiểu tư tưởng của anh ta. Tìm hiểu tư tưởng của một người không bằng xem anh ta chọn phương pháp tư duy như thế nào". Tuân Tử chỉ ra rằng dáng người cao hay thấp, gầy hay béo tướng mạo xấu hay đẹp, đều không phải nhân tố quyết định một người có tư tưởng phẩm chất tốt hay xấu, năng lực cao hay thấp. Trong lịch sử không thiếu những câu chuyện để chứng minh cho điều này. Nguyễn Hiền thời nhà Trần đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Mạc Đĩnh Chi do tướng mạo xấu xí nên khi đỗ Trạng nguyên vừa nhìn thấy vua đã cau mày rồi cho lui, Mạc Đĩnh Chi lui và làm bài Ngọc Tỉnh Liên Phú nổi danh thiên hạ, nhà vua đọc xong liền mời Mạc Đĩnh Chi tới gần và tự tay rót một chén rượu bồ đào ban cho. Nick Vujicic dù cụt cả tay lẫn chân nhưng đã truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người trên thế giới. Bác Nguyễn Ngọc Ký, từ năm lên 4 tuổi đã bị bệnh và bị bại liệt cả hai tay, nhưng bác đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành

nhà giáo ưu tú
, lập kỷ lục Việt Nam "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết". Giáo sư Stephen Hawking vĩ đại trong thân hình bé nhỏ của mình. Xưa nay người tài thì thường dị tướng, nhưng dưới con mắt của những kẻ tầm thường thì khó mà nhìn ra được.

Chúng ta không ngừng phân loại mọi thứ, nhưng nếu được hỏi là bạn dựa vào đâu để phân loại như vậy thì có lẽ nhiều người sẽ chẳng thể lý giải được và cũng chẳng có bằng chứng khoa học nào cho điều đó, tất cả chỉ là cảm tính, là cảm tính của chúng ta mà thôi. 


Có một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự tính toán cảm tính

  • Sự hạn chế về mặt trí tuệ: Có 2 câu chuyện điển hình mà bạn có thể đọc qua để đó là: Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi. Khi góc nhìn quá hạn hẹp thì không thể kỳ vọng người đó sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể được.
  • Chịu sự áp đặt từ người khác mà không hề có chính kiến cá nhân: Tư duy của bạn có phải là độc lập hay nó hoàn toàn là bản sao đến từ gia đình, họ bảo sao thì bạn nghe vậy chứ hoàn toàn không hề có chính kiến riêng. Điều này không phải là xấu nhưng không phải đúng trong mọi trường hợp, hãy lắng một cách có chọn lọc và tự đưa ra những đánh giá của riêng mình.


Thành công là kết quả của những phán đoán đúng, phán đoán đúng là kết quả của kinh nghiệm, và kinh nghiệm thường là kết quả của phán đoán sai! Success is the result of good judgment, good judgment is the result of experience, and experience is often the result of bad judgment! Tony Robbins


  • Tư duy kinh nghiệm: Đây là nguyên nhân mà hầu hết mọi người đều mắc phải, càng lớn tuổi thì lại càng khó thay đổi, những người từng trải và ít học thì sẽ lại càng gặp phải hiện tượng này nhiều hơn vì đơn giản là kiến thức và cách họ tư duy là hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm chứ không dựa trên một nền tảng kiến thức nhất định. Khi gặp một mẫu người có những đặc điểm giống như trong quá khứ, họ sẽ đưa ra nhận định chắc chắn họ sẽ là người như thế này vì họ đã từng gặp nhiều người như vậy. Tuy nhiên, đây lại là một dạng lệch lạc khác có tên: Dựa đoán tương dựa trên sự thật đã diễn ra, ở loạt bài tiếp theo mình sẽ viết về nó.


Các chiến lược để hạn chế sự tính toán cảm tính:


  • Kiểm soát sự cảm tính: Không khó nhưng cần phải có thời gian và sự luyện tập, nếu chưa hãy bắt đầu ngay lúc này. Hãy đánh giá lại mọi thứ, để xem chúng có thực sự là cùng loại hay không, chúng có thực sự khác biệt hay không, những sự phân loại của chúng ta có thực sự là cần thiết hay không? 


  • Hãy dựa theo những nguyên tắc đúng đắn: Bạn không thể nào không phân loại mọi thứ, đó là điều mà bất cứ ai cũng phải làm trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, hãy luôn luôn phân loại chúng dựa theo một nguyên tắc hoặc một trình tự có logic, có tính khách quan cao nhất, đừng chỉ dựa vào cảm tính cá nhân, kiểu như mặc định đứa nào xăm mình là hư hỏng, là này nọ, thực ra làm quái gì có quy luật nào về những con người đó đâu nhỉ, đấy lại cảm tính nữa rồi.


  • Đồng tiền nào cũng giống nhau, hãy phân bổ tiền vào những việc khác nhau chứ đừng gắn chết chúng với một mục tiêu nào đó. Kiểu như tiền để gửi ngân hàng thì sẽ luôn phải ở ngân hàng, thà đi vay với lãi suất cao hơn để làm việc khác chứ nhất quyết không chịu rút nó ra, điều này thật ngớ ngẩn và khôi hài.


  • Hãy học nhiều hơn, khi có thêm kiến thức bạn sẽ có một cái nhìn tổng thể hơn về mọi chuyện.


  • Hãy có chính kiến cho riêng mình, chúng ta không phủ nhận những gì lắng nghe được từ người khác nhưng hãy tìm cách phản biện lại trước khi hoàn toàn tin tưởng.


  • Tìm cách loại bỏ lệch lạc nhận thức: Dựa đoán dựa trên sự thật đã xảy ra.


Phần này kết thúc ở đây, sẽ còn rất rất nhiều những lệch lạc nhận thức khác nữa mà mình sẽ viết tiếp, mọi người nhớ đón đọc nhé.

Từ khóa: 

lệch lạc nhận thức

,

tính toán cảm tính

,

tâm lý học