Lễ Xá Đúng Cách
Bài này là lễ bái - xá đúng cách khi lễ Phật/ Gia tiên.
Thường mình đi chùa chiềng hay thấy các bạn lễ xá sai. Nên ghi lại những gì mình được học và trong sách kinh dạy:
KHI LỄ BÁI:
Cần nhớ nhất là quy tắc NGŨ ĐIỂM.
Tức là 5 điểm sau phải chạm xuống đất:
- trán/đầu
- Mu bàn tay (cả hai tay)
- Mu bàn chân. (Cả 2 chân)
Ngũ điểm hay ngũ thể đầu địa” là thể hiện lòng tôn kính nhất. Ngũ thể đầu địa có nghĩa là năm vóc (đầu, hai tay và hai chân) gieo sát đất, thể hiện rõ tính không ngại dơ bẩn mà nguyện cung kính quy y lễ bái Phật. Không phân biệt sang hèn.
5 điểm trên cơ thể tiếp xúc với mặt đất tượng trưng cho vòng sinh - lão - bệnh - tử - sinh khép kính.
Thêm nữa, theo KINH HOA NGHIÊM:
1. Khi gối bên phải sát đất nguyện cho chúng sanh được đạo chánh giác.
2. Khi gối bên trái sát đất, nguyện cho chúng sanh không khởi tà kiến ngoại đạo, tất cả đều an trụ trong đạo chánh giác.
3. Khi tay phải sát đất, nguyện như Thế Tôn ngồi tòa kim cương, đại địa rúng động, hiện bày tướng lành, chứng nhập đại Bồ-đề.
4. Khi tay trái sát đất, nguyện cho chúng sanh xa lìa ngoại đạo, khiến họ vào chánh đạo.
5. Khi đỉnh đầu sát đất, nguyện cho chúng sanh lìa tâm kiêu mạn, đều được thành tựu vô kiến đỉnh tướng.
(Theo Phật Quang đại từ điển, tập 3, dẫn sách Đại Đường Tây Vực ký (quyển 2), nói về cách lạy Phật “năm vóc gieo xuống đất” gồm:
Trước hết, quỳ gối bên phải (gồm toàn bộ gối, cẳng chân và mu bàn chân) sát đất, kế đến là gối bên trái, rồi đến hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán, sau cùng là đỉnh đầu đặt sát đất, giữ yên một lúc, như thế gọi là một lạy.)
Điều cần lưu ý là động tác “hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán”. Động tác này biểu thị cho việc hai tay người lạy 2 tay ngửa tức đang nâng gót chân ĐỨC THẾ TÔN (Phật).
Phần này bổ sung từ anh Nguyễn Văn Phước (Kim Bánh Trôi Nước):
- Do tích khi Đức Phật Thích Ca ra đời, tiên nhân A Tư Đà lúc ấy hơn trăm tuổi nhìn thấy Đức Phật phát hiện 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp, ngài rất tủi thân và buồn vì biết rằng khi Đức Phật thành đạo thì ngài không còn ở thế gian nữa, vì vậy, khi nhìn thấy Đức Phật lúc bấy giờ dù chỉ là trẻ sơ sinh nhưng ngài biết sau này vị thành sẽ thành Phật, ngài A Tư Đà mới cúi đầu lạy Đức Phật. Phật Thích Ca lúc ấy dùng chân đặt lên đầu ngài A Tư Đà, ngài A Tư Đà mới đưa tay lên nâng bước chân Phật. Vì vậy mới có việc khi lạy ngửa tay dâng lên với cách quán tưởng là nâng bước chân Phật.
- Khi lạy úp thường quán tưởng úp lên đôi bàn chân Phật, còn lạy ngửa thường là khi đỉnh lễ chuẩn bị vào thuyết pháp ( như là ngửa xin được giảng pháp). Nhưng với anh, anh thường úp rồi ngửa (để nâng chân Phật) rồi anh úp. Tất cả đều là phương tiện và có ý nghĩa, mình cũng không nên chấp vào bất kì khái niệm nào, qua trọng nhất vẫn là nhất tâm ^^
- người Ấn có người họ chụm tay như búp sen và hạ nguyên búp sen xuống đất rồi kê đầu lên búp sen. Người theo Kim Cang Thừa có người lạy theo Lục Thể (tính luôn cả bụng và họ nằm dài ra khi lạy. Rất nhiều hình thức.
SỐ LỄ XÁ:
Số lần lạy và bái/xá nên là:
- số lẻ nếu cầu cho người sống.(3)
- Số chẵn nếu cầu cho người đã khuất. (4)
(Bài viết có sử dụng tư liệu từ thuvienhoasen.org, có lược chỉnh và viết lại cho rõ ý hơn vài đoạn).