Lê Lợi có vô ơn tàn sát công thần?
Bấy lâu nay dân đọc sử thường dựa vào cái chết của Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo để đi đến kết luận rằng Lê Lợi là kẻ ăn cháo đá bát, một tay gian hùng giết hại công thần để đạt được mục đích của mình. Vậy thực sự ông là người thế nào?
Lê Lễ là người theo Lê Lợi từ những ngày đầu tiên, công lao cực lớn, đến khi nhà vua sắp chết thì có khóc nói với Lễ rằng:
-Nếu trẫm không còn thì còn ai biết khanh nữa, sợ từ đây về sau bị giáng truất mà thôi!
Lưu Nhân Chú là người lặn lội đường xa từ Thái Nguyên vào Thanh Hóa để tham gia hội thề Lũng Nhai, lúc thắng trận, Lê Lợi nói rằng:
-Người là người phò tá có tài, là bề tôi tận trung của nước. Nên trẫm cho vinh hạnh ở ngôi Tể tướng, và vẫn giữ trách nhiệm coi nắm binh quyền.
Nguyễn Trãi bị giáng chức do nghi có liên quan với Trần Nguyên Hãn, nhưng Lê Lợi dặn thái tử Lê Nguyên Long rằng sau này hãy phục chức cho ông.
Nếu thực sự Lê Lợi là kẻ vô ơn, sao nhà vua không tìm cách giết hết những người có công trong khởi nghĩa Lam Sơn để trừ hậu họa mà chỉ đúng 2 người này (Trần Nguyên Hãn tự sát). Do ông có lý do riêng và chúng ta đã phán xét quá nặng?
____
Lộc sẽ trực tiếp trả lời và thảo luận về các câu hỏi này tại buổi trò chuyện
lê lợi
,khởi nghĩa lam sơn
,hậu lê
,nguyễn trãi
,lê sơ
,lịch sử
Mình ko nghĩ Lê Lợi tàn bạo. Thật ra chỉ có 2 công thần bị giết nên chưa thể nói là Lê Lợi tàn bạo
Bao HG Tran
Mình ko nghĩ Lê Lợi tàn bạo. Thật ra chỉ có 2 công thần bị giết nên chưa thể nói là Lê Lợi tàn bạo
Hồ Phương Thảo
Thảo có đọc được 1 vài ý kiến rằng Lê Lợi giết Lê Lai, Lộc nghĩ sao về ý kiến này nhỉ?
Duong Khang
Dọn đẹp con đường lên ngôi cho con cháu mình để mấy anh công thần nhiều quá thì mấy anh vua con sau này khó mà làm việc và có thể sẽ mất tất cả với mấy bậc khai quốc công thần này.
Hoàng Khang
Trần Nguyên Hãn, tông thất nhà Trần. Phan Văn Xảo, đệ nhất công thần. Cả hai đều có công huân, uy tín và nắm binh quyền cực lớn, điều mà không một ông vua nào theo đường lối quân chủ chuyên chế mong muốn. Bản thân Lê Lợi có đủ uy tín để quản lý 2 tướng này nhưng ông lo sợ người nối nghiệp mình thì không. Vào thời gian đó phần nào Lê Lợi cũng cảm giác sức khỏe mình không tốt rồi nên có thể coi hành động xử quyết hai người này và giáng chức các vị trọng thần khác xuống là một phương pháp dọn đường cho người nối ngôi. Bất kể việc 2 người thật sự có tội hay không những xét trên góc độ quân chủ thì Lê Lợi làm không sai. Tiếc thời đại xưa nó thế đấy, công cao chấn chủ, chung hoạn nạn nhưng không thể cùng phú quý.
Ghost Wolf
"Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong". Công cao vượt chủ thì chắc chắn phải chết, đặc biệt là kiêu binh hãn tướng.
Nguyễn Trãi ko bị giết và có thể phục chức vì NT là quan văn, khi thế cục ổn định rồi thì cũng chẳng mang lại sóng gió gì.
Ko giết hết vì đơn giản là ko thể giết hết được, giết 1 vài thành phần đứng đầu để làm gương răn đe, giết hết ko có người được binh lính tin tưởng nắm quyền thì nội loạn.