Lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán?
Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Nhưng tại sao mùng 7 lại được coi là ngày Khai Hạ?
tâm linh
Lễ khai hạ thực chất là lễ hạ cây nêu, thường được mọi người tiến hành vào chiều mùng 7 tháng giêng để kết thúc chuỗi ngày nghỉ tết. Cho đến nay, tuy phong tục dựng cây nêu đã không còn phổ biến nhưng dân gian vẫn tiến hành lễ khai hạ như một phần không thể thiếu của lễ tết.
Cụ thể hơn: Theo phong tục truyền thống ngày xưa, cây nêu ngày Tết sẽ được dựng từ 23 tháng Chạp, hay muộn nhất là dựng vào ngày 30 Tết, có treo kèm những vật trang trí như vòng tròn nhỏ hay thứ gì đó tùy theo phong tục từng địa phương với ý nghĩa là tiễn đi những thứ xấu xa, không may mắn của năm cũ, nghênh đón những điều may mắn đến với gia đình, cộng đồng trong những ngày đầu năm mới.
Với ý nghĩa quan trọng của ngày Lễ tạ nên ngày làm Lễ tạ được quan niệm cũng là một cái “Tết” – Tết Khai hạ. Nó quan trọng chẳng kém lễ Giao thừa. Bởi thế, trước khi dâng hương Lễ tạ, người xưa người ta cũng có đốt pháo mừng. Nhiều gia đình tính cẩn thận còn có cả lễ ngoài trời như lễ lúc Gia thừa nữa.
Trước khi hạ toàn bộ phẩm vật dâng cúng trong dịp hết một tuần hương thì trước tiên phải thực hiện việc hóa vàng tiền. Mỗi lễ vàng, tiền dâng cúng đều được hóa riêng theo thứ tự: Gia thần trước, Gia tiên sau – từ các bậc cao nhất đến dưới.
Trước khi hạ mỗi lễ như vậy đều cần vái ba vái và khấn “Con xin thiêu hóa tiền vàng, quần áo,… thỉnh vong linh nhận chút lễ bạc. Tâm thành, kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Đặng Lê Anh Khoa
Lễ khai hạ thực chất là lễ hạ cây nêu, thường được mọi người tiến hành vào chiều mùng 7 tháng giêng để kết thúc chuỗi ngày nghỉ tết. Cho đến nay, tuy phong tục dựng cây nêu đã không còn phổ biến nhưng dân gian vẫn tiến hành lễ khai hạ như một phần không thể thiếu của lễ tết.
Cụ thể hơn: Theo phong tục truyền thống ngày xưa, cây nêu ngày Tết sẽ được dựng từ 23 tháng Chạp, hay muộn nhất là dựng vào ngày 30 Tết, có treo kèm những vật trang trí như vòng tròn nhỏ hay thứ gì đó tùy theo phong tục từng địa phương với ý nghĩa là tiễn đi những thứ xấu xa, không may mắn của năm cũ, nghênh đón những điều may mắn đến với gia đình, cộng đồng trong những ngày đầu năm mới.
Với ý nghĩa quan trọng của ngày Lễ tạ nên ngày làm Lễ tạ được quan niệm cũng là một cái “Tết” – Tết Khai hạ. Nó quan trọng chẳng kém lễ Giao thừa. Bởi thế, trước khi dâng hương Lễ tạ, người xưa người ta cũng có đốt pháo mừng. Nhiều gia đình tính cẩn thận còn có cả lễ ngoài trời như lễ lúc Gia thừa nữa.
Trước khi hạ toàn bộ phẩm vật dâng cúng trong dịp hết một tuần hương thì trước tiên phải thực hiện việc hóa vàng tiền. Mỗi lễ vàng, tiền dâng cúng đều được hóa riêng theo thứ tự: Gia thần trước, Gia tiên sau – từ các bậc cao nhất đến dưới.
Trước khi hạ mỗi lễ như vậy đều cần vái ba vái và khấn “Con xin thiêu hóa tiền vàng, quần áo,… thỉnh vong linh nhận chút lễ bạc. Tâm thành, kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.