Lê Chiêu Thống, kẻ rước voi giày mả hay một con người đáng thương?
Lê Chiêu Thống; khi nghe cái tên này trước mắt chúng ta sẽ hiện ra một ông vua tàn bạo, cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ; nhưng sự thật liệu có phải hoàn toàn như vậy không? Lớn lên trong ngục tù giam hãm, chứng kiến cảnh cha bị giết, cơ nghiệp tổ tiên bị chúa Trịnh đè nén; đứa trẻ mang danh hiệu Hoàng tôn ấy thực không thể đáng thương hơn. Ngay cả khi làm vua; Duy Kỳ có lẽ cũng cảm thấy tuyệt vọng vì biết bao biến cố xảy ra mà mình không thể làm gì. Cầu cứu nhà Thanh thực ra không phải chủ trương ban đầu của ông và các cận thần, vị vua trẻ chỉ muốn Càn Long đem binh thanh viện sát nơi biên giới để tăng thêm khí thế và buộc Tây Sơn phải sợ uy mà rút lui. Ngay cả những việc làm khi trở về Thăng Long cũng đều quân Thanh ép buộc chứ không phải thực tâm ông muốn như vậy. là Lúc theo Tôn Đốc bộ về Bắc, Chiêu Thống đã xin vua nhà Thanh chuẩn một trong hai điều:
Giữ đất Thái Nguyên Cao Bằng để thờ cúng Tiên đế giống họ Mạc ngày trước.
Về Đồng Nai hợp lực với Nguyễn Ánh chống Tây Sơn.
Cả hai phương án đều không được chấp thuận, và cái kết thế nào chắc các bạn đã biết.
Chửi Lê Chiêu Thống cũng dễ thôi,;nhưng hãy tìm hiểu những tài liệu để rồi biết được cái gì nên chửi, cái gì không nên; tôi tin các bạn làm được việc đó.
lịch sử
Lúc ông nội mất, có dặn Chiêu Thống rằng:
-Sớm hôm ta sẽ cất được gánh nặng, nỗi lo âu sẽ trút vào thân cháu. Cháu phải nhớ lấy. Sau khi ta nhắm mắt rồi, truyền nối là việc trọng đại, cháu nên nhất nhất bẩm báo để Nguyễn Văn Huệ biết. Phải thận trọng, đừng có khinh suất.
Chiêu Thống ước mơ lấy lại thực quyền, không muốn chịu đựng cảnh vua Lê chúa Trịnh hay vua Lê chúa Tây Sơn của gia tộc trong gần 200 năm qua, khi ngay cả con cháu bị giết mà cha mẹ cũng bất lực. Ông tự tổ chức tang lễ cho ông nội và tự lên ngôi vua mà không thèm báo Nguyễn Huệ, điều này đã làm mất lòng Bắc Bình Vương.
Trong 2 năm sau khi chúa Trịnh sụp đổ, hết quân Tây Sơn đến các thổ hào liên tục "ghé thăm" kinh thành, cướp phá Thăng Long không biết bao nhiêu lần. Lê Chiêu Thống cay đắng:
-Giặc để cho ta một nước trống rỗng, nếu có sự nguy cấp thì chống đỡ bằng cách nào?
Vua Lê muốn cải thiện tình hình nhưng túng thiếu cả tiền bạc lẫn nhân sự. Chiêu Thống nghèo đến cái độ Nguyễn Hữu Chỉnh phải đi "ve chai", thu gom đồ đồng ở đền chùa để đúc tiền "Chiêu Thống thông bảo".
Dù vậy ông ta cũng ráng tổ chức được 2 kỳ thi vào tháng ba và tháng mười. Lối thi này học của Tư Mã Quang nhà Tống để chọn ra các "siêu nhân" văn võ song toàn. Nhưng ngay tháng một năm sau, Tây Sơn Vũ Văn Nhậm tấn công, miền bắc đại loạn.
Chiêu Thống sai em trai dắt mẹ già, vợ con chạy trốn lên Lạng Sơn, còn ông ta sẽ đích thân mặc giáp cưỡi ngựa, xung phong đi đầu để quyết chiến với Tây Sơn. Bề tôi, nội thị can ngăn, Chiêu Thống mắng họ là hèn nhát. Thám hoa Đỗ Dương Lịch phải nắm cương ngựa can:
-Việc binh chiến không thể lường được, xin bệ hạ hãy lấy xã tắc làm trọng, chớ có khinh địch!
Chiêu Thống miễn cưỡng nghe theo, nhưng vẫn đứng sau chiến trường khoảng 3 dặm để hỗ trợ, có Dương Tuấn bên trái, Nguyễn Hữu Chỉnh bên phải. Nhưng Tây sơn quá mạnh nên 2 tướng vong mạng, chỉ còn ông chạy thoát.
Hẳn là Lê Mẫn Đế đã có những ngày không hề dễ chịu trên núi rừng Việt Bắc.
Phạm Vĩnh Lộc
Lúc ông nội mất, có dặn Chiêu Thống rằng:
-Sớm hôm ta sẽ cất được gánh nặng, nỗi lo âu sẽ trút vào thân cháu. Cháu phải nhớ lấy. Sau khi ta nhắm mắt rồi, truyền nối là việc trọng đại, cháu nên nhất nhất bẩm báo để Nguyễn Văn Huệ biết. Phải thận trọng, đừng có khinh suất.
Chiêu Thống ước mơ lấy lại thực quyền, không muốn chịu đựng cảnh vua Lê chúa Trịnh hay vua Lê chúa Tây Sơn của gia tộc trong gần 200 năm qua, khi ngay cả con cháu bị giết mà cha mẹ cũng bất lực. Ông tự tổ chức tang lễ cho ông nội và tự lên ngôi vua mà không thèm báo Nguyễn Huệ, điều này đã làm mất lòng Bắc Bình Vương.
Trong 2 năm sau khi chúa Trịnh sụp đổ, hết quân Tây Sơn đến các thổ hào liên tục "ghé thăm" kinh thành, cướp phá Thăng Long không biết bao nhiêu lần. Lê Chiêu Thống cay đắng:
-Giặc để cho ta một nước trống rỗng, nếu có sự nguy cấp thì chống đỡ bằng cách nào?
Vua Lê muốn cải thiện tình hình nhưng túng thiếu cả tiền bạc lẫn nhân sự. Chiêu Thống nghèo đến cái độ Nguyễn Hữu Chỉnh phải đi "ve chai", thu gom đồ đồng ở đền chùa để đúc tiền "Chiêu Thống thông bảo".
Dù vậy ông ta cũng ráng tổ chức được 2 kỳ thi vào tháng ba và tháng mười. Lối thi này học của Tư Mã Quang nhà Tống để chọn ra các "siêu nhân" văn võ song toàn. Nhưng ngay tháng một năm sau, Tây Sơn Vũ Văn Nhậm tấn công, miền bắc đại loạn.
Chiêu Thống sai em trai dắt mẹ già, vợ con chạy trốn lên Lạng Sơn, còn ông ta sẽ đích thân mặc giáp cưỡi ngựa, xung phong đi đầu để quyết chiến với Tây Sơn. Bề tôi, nội thị can ngăn, Chiêu Thống mắng họ là hèn nhát. Thám hoa Đỗ Dương Lịch phải nắm cương ngựa can:
-Việc binh chiến không thể lường được, xin bệ hạ hãy lấy xã tắc làm trọng, chớ có khinh địch!
Chiêu Thống miễn cưỡng nghe theo, nhưng vẫn đứng sau chiến trường khoảng 3 dặm để hỗ trợ, có Dương Tuấn bên trái, Nguyễn Hữu Chỉnh bên phải. Nhưng Tây sơn quá mạnh nên 2 tướng vong mạng, chỉ còn ông chạy thoát.
Hẳn là Lê Mẫn Đế đã có những ngày không hề dễ chịu trên núi rừng Việt Bắc.
Nguyễn Duy
Theo mình biết thì bà Thái Hậu tự qua TQ cầu viện .-. nhưng dù sao đi nữa, mình thấy thời cuộc bấy giờ như một xâu chuỗi, liên tục không dứt, cũng bởi chia cắt nên mới cần tây sơn thống nhất, cũng vì tây sơn nên Chiêu Thống mới bị rượt chạy đi, cũng vì vậy nên mới có quân Thanh và vì quân Thanh mà Quang Trung vang danh thần tướng, thật là khó hiểu thời cuộc bấy giờ, lịch sử lúc đó toàn chỉ do Tây sơn chép lại là chính, mà tây sơn thì có vẻ không chỉ muốn "Phù Lê"...
Người ẩn danh