Lật sử là gì?
E thấy trong các cuộc tranh luận trên những diễn dàn lịch sử rất hay bắt gặp từ lật sử. Lật sử là gì ạ, mọi người có thể cho em ví dụ không ?
lật sử
,lịch sử
Trong nghiên cứu lịch sử, có một công tác vô cùng quan trọng, đó chính là: phê bình, đánh giá, phản biện sử liệu.
Công tác này xuất phát từ việc: trong khi các nguồn sử liệu chính thống luôn bị thiên lệch bởi sự chủ quan của các sử gia- " Những ai đòi hỏi rằng người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của một người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó hẳn là một sai lầm lớn, vì người ta đã không biết rằng mình đang đòi hỏi những điều không thể" hay sự khách quan của thời đại "Lịch sử luôn là vấn đề rất khó nói. Chuyện càng mới xảy ra, thì càng không nên nói. Mà đối với lịch sử, hàng trăm năm thì cũng chỉ mới như là ngày hôm qua"
- thì những nguồn sử liệu phụ trợ lại luôn chứa quá nhiều nhiễu và có độ tin cậy rất thấp
Do đó, mỗi khi tiếp cận một sử liệu. Cần phải phân tích, đánh giá vô cùng cẩn trọng. Cần phải "lật lại" vấn đề, đánh giá khách quan từ nhiều góc độ, để tìm ra sự thật ẩn chứa bên trong. Nằm mục đích "tiến tới tiện cận nhất có thể với lịch sử"
Một số drama huyền thoại về "lật (sử) lại vấn đề" trong nghiên cứu sử liệu:
Nhà Tây Sơn trước đây bị triều Nguyễn gọi là giặc. Sau này đến thời cách mạng thì được ca ngợi là anh hùng. Nhưng những nghiên cứu gần đây chứng tỏ nhà Tây Sơn bị gọi là giặc cũng không hẳn là sai :)))
Triệu Đà trước đây (theo thuyết thiên mệnh) được công nhận là vua nước Việt. Nhưng tới thời cách mạng (theo trào lưu dân tộc chủ nghĩa) thì bị coi là giặc. Nhưng nếu thuyết Bách Việt (mới xuất hiện gần đây) mà đúng thì Triệu Đà kể cả theo thuyết dân tộc vẫn có thể công nhận là vua nước Việt :)))
Hay đơn giản là số quân Thanh xâm lượt nước ta. Tầm 50 năm trở về đây có hàng chục nghiên cứu về vấn đề này. Mỗi tài liệu, mỗi nghiên cứu một khác. Cứ theo đó con số cũng thay đổi liên tục. Có lúc chỉ vài chục nghìn, có lúc lên đến hàng chục vạn :)))
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Long
Đôn Ki Hô Tê
"Lật sử" là từ mà những kẻ muốn giữ nguyên hiện trạng đang được viết theo sgk, dùng để chế nhạo những người muốn thay đổi và viết lại lịch sử theo sgk đó. Chỉ những kẻ ích kỷ chỉ muốn mọi thứ theo ý mình, chủ quan chỉ biết nhìn vấn đề từ một phía, hèn nhát không dám đối diện với sự thật, ai dạy sao thì nghe vậy không hề có tư duy hay biết suy luận mới hay dùng đến từ này. Người hiểu biết và khôn ngoan, khách quan, hiểu rằng sự học là luôn mở và không có giới hạn thì không ai dùng từ này cả.
Nguyễn Hữu Hoài
Lịch sử được xem là một môn khoa học, cho nên bản thân nó phải tuân thủ các nguyên tắc chung của khoa học. Phải có những tiêu chuẩn nhất định. Những kết quả nghiên cứu sẽ phải được trình bày, phản biện, chứng minh là phù hợp với logic, phù hợp với các yếu tố khác có thể xác tín được như văn tự cổ, sách cổ, sự đối chiếu và sàng lọc dựa trên lập luận logic các bộ sử của nhiều nước khác,...
Chung quy lại, nghiên cứu lịch sử phải làm sao cho khoa học và khách quan.
Không một ai có thể khẳng định 100% nội dung những gì chúng ta biết hoặc được ghi trong sách giáo khoa là đúng. Nhưng đồng thời cũng không một ai có thể khẳng định một bộ sử nào đó khác là tin cậy 100% nội dung của nó.
Những người tôn trọng lịch sử muốn lật lại vấn đề để tìm kiếm sự thật là không sai. Tuy nhiên đã là nghiên cứu phải dựa trên các phương pháp và nguyên tắc để đảm bảo tính khách quan. Một số kẻ vì hư danh, vì lợi, vì nhiều mục đích khác cố tình lập luận một chiều mà bỏ đi các nguyên tắc cơ bản của khoa học. Họ cố tình lờ đi để tăng sức thuyết phục cho cái mà họ đang muốn thay đổi. Những kẻ đó là "lật sử", từ này nhằm lên án hành động đó.
Cái gì sinh ra sau thì phải tôn trọng cái đã được công nhận trước đã. Muốn lật đổ cái đã được công nhận thì phải thuyết phục một cách chặt chẽ. Mặc dù cả hai cái đều không thể tin cậy 100%. Nhưng không được đánh đồng để lấy cái chưa được công nhận xếp ngang bằng hoặc lật đổ cái đã được công nhận.
Ví dụ tôi nhặt được một ví tiền. Sau đó có một người đến nói ví tiền này là của họ. Nhưng cả hai không ai chứng minh được ví tiền này của mình. Lúc này ví tiền tạm thời là của tôi, tôi sẽ giao nộp nó cho công an chứ không thể trao cho ngta được.
Bên dưới tôi có thấy ví dụ về VNCH. Dù rằng trước đây gọi là Ngụy Quyền tức nhằm ám chỉ chính quyền không thật sự của người Việt Nam lập ra. Ngụy là giả. Nhưng mà ngày hôm nay chúng ta gác lại quá khứ, biến đối đầu thành đối thoại để phát triển đất nước. Mỹ, Pháp ta cũng chơi với họ, huống gì là đồng bào cùng một gốc rễ. Thay đổi cách gọi không phải vì nhìn lại bản chất Ngụy. Mà là tinh thần gác lại quá khứ, hòa hợp, hòa giải dân tộc để phát huy tối đa các nguồn lực giúp đất nước phát triển.
Nói đi cũng phải nói lại, từ "lật sử" không có một định nghĩa được công nhận rộng rãi. Nên nó thường được dùng trong các trường hợp tranh cãi ngoài đời và trên mạng. Tuy nhiên từ này không phải để lên án các hành vi lật lại hay xét lại. Mà để lên án những đối tượng lợi dụng việc xét lại nhân danh sự thật để hòng thay đổi bản chất vấn đề nào đó. Nhất là những vấn đề có thể gây hại cho đất nước, xáo trộn ổn định chính trị xã hội, trở thành nơi cho các đối tượng chống phá tận dụng để chia rẽ.
Rukahn
Đây là 1 thuật ngữ không có trong từ điển, chủ yếu của giới nghiên cứu sử ao hồ chế ra và sử dụng để chỉ những người hay đưa ra các nghi vấn hay góc nhìn lại về các nhân vât sự kiện lịch sử .
Ví dụ: Thời điểm sớm nhất có từ này là khi mấy vị phản đối bộ sử của giáo sư Phan Huy Lê biên soạn mà trong đó có 1 số sự thay đổi khi thay bằng gọi chế độ ngụy quyền sài gòn bằng chính quyền VNCH hay kèo nhìn lại về vua Gia Long trên 1 số mặt ....