Lập nghiệp bằng 2 bàn tay trắng?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

phong cách sống

Câu hỏi này trắng trơn không có chút thông tin hay gợi ý liên quan nào, đúng là trắng hơn cả hai bàn tay trắng. Ok, trắng trả lời kiểu trắng nha.

Đầu tiên là nhìn lại xem người muốn lập nghiệp đấy đang ở giai đoạn nào: còn học THCS, THPT, bỏ học, tốt nghiệp hay học cao đẳng, đại học.. Tùy từng giai đoạn mà đặt mục tiêu khác nhau.

Điều quan trọng nhất là xác định xem cái "nghiệp" mình muốn lập đấy là gì: kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội.. Mỗi thứ sẽ có nhiều con đường khác nhau và những điều kiện cần để mình theo đuổi.

Xác định xong thì lập kế hoạch theo 10 năm, 5 năm, 1 năm, hàng tháng, hàng ngày cần làm gì để đạt từng mục tiêu dẫn đến sự nghiệp đó. Rồi dấn thân vào làm.

Nếu muốn làm doanh nghiệp thì học kiến thức về kinh doanh, trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mà mình muốn kinh doanh, tìm hiểu về chuyên môn, tìm kiếm mối quan hệ, đối tác, nhà đầu tư (hoặc nơi vay tiền). Nếu muốn làm chính trị thì học đủ bằng cấp chuyên môn, nộp đơn ứng tuyển vào vị trí có thể đi đến mục tiêu mình muốn. Làm nghiên cứu khoa học thì càng phải học giỏi, rồi tự học... cũng từ tay trắng cả thôi.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, mỗi giai đoạn nhìn lại, tổng kết xem mình có đi đúng mục tiêu không, cách nhìn của mình có thực tế không, cần chỉnh sửa lại kế hoạch như thế nào, vì sao mình thất bại... rồi lại tiếp tục dấn thân, tiếp tục làm.

Cứ thế thôi, dù bạn muốn làm gì đi nữa, quan trọng là xác định và theo đuổi mục tiêu, mọi thứ khác trên đường chỉ tiếp sức hoặc cản trở, hoặc làm lệch, làm chậm hướng đi một chút.

Nhiều người nghĩ lập nghiệp là phải có tiền, đúng là vậy, nhưng tiền chỉ là điều kiện cần, rất nhiều thứ khác như kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức, trải nghiệm và cả thất bại rồi sửa lại mới là điều kiện đủ để lập nên một sự nghiệp. Và những thứ đó có thể thu thập được dần dần trong quá trình làm thuê (chưa có vốn thì phải làm thuê chứ sao). Muốn làm thuê được nhiều tiền thì phải học giỏi, kỹ năng giỏi.

Cho nên, nếu là học sinh, sinh viên, thì trước mắt cố gắng học giỏi, vừa học vừa xác định rõ các bước đi của mình, xác định mình muốn sự nghiệp như thế nào, rồi bắt đầu lần theo đó mà làm, đến lúc nào đó tích lũy đủ, hoặc gần đủ vốn, và có ý tưởng kinh doanh cụ thể, hoặc có thời cơ cụ thể thì bắt tay vào "khởi nghiệp".

Lập nghiệp không phải là sự bộc phát nhất thời mà là cả quá trình.

Trả lời

Câu hỏi này trắng trơn không có chút thông tin hay gợi ý liên quan nào, đúng là trắng hơn cả hai bàn tay trắng. Ok, trắng trả lời kiểu trắng nha.

Đầu tiên là nhìn lại xem người muốn lập nghiệp đấy đang ở giai đoạn nào: còn học THCS, THPT, bỏ học, tốt nghiệp hay học cao đẳng, đại học.. Tùy từng giai đoạn mà đặt mục tiêu khác nhau.

Điều quan trọng nhất là xác định xem cái "nghiệp" mình muốn lập đấy là gì: kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội.. Mỗi thứ sẽ có nhiều con đường khác nhau và những điều kiện cần để mình theo đuổi.

Xác định xong thì lập kế hoạch theo 10 năm, 5 năm, 1 năm, hàng tháng, hàng ngày cần làm gì để đạt từng mục tiêu dẫn đến sự nghiệp đó. Rồi dấn thân vào làm.

Nếu muốn làm doanh nghiệp thì học kiến thức về kinh doanh, trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mà mình muốn kinh doanh, tìm hiểu về chuyên môn, tìm kiếm mối quan hệ, đối tác, nhà đầu tư (hoặc nơi vay tiền). Nếu muốn làm chính trị thì học đủ bằng cấp chuyên môn, nộp đơn ứng tuyển vào vị trí có thể đi đến mục tiêu mình muốn. Làm nghiên cứu khoa học thì càng phải học giỏi, rồi tự học... cũng từ tay trắng cả thôi.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, mỗi giai đoạn nhìn lại, tổng kết xem mình có đi đúng mục tiêu không, cách nhìn của mình có thực tế không, cần chỉnh sửa lại kế hoạch như thế nào, vì sao mình thất bại... rồi lại tiếp tục dấn thân, tiếp tục làm.

Cứ thế thôi, dù bạn muốn làm gì đi nữa, quan trọng là xác định và theo đuổi mục tiêu, mọi thứ khác trên đường chỉ tiếp sức hoặc cản trở, hoặc làm lệch, làm chậm hướng đi một chút.

Nhiều người nghĩ lập nghiệp là phải có tiền, đúng là vậy, nhưng tiền chỉ là điều kiện cần, rất nhiều thứ khác như kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức, trải nghiệm và cả thất bại rồi sửa lại mới là điều kiện đủ để lập nên một sự nghiệp. Và những thứ đó có thể thu thập được dần dần trong quá trình làm thuê (chưa có vốn thì phải làm thuê chứ sao). Muốn làm thuê được nhiều tiền thì phải học giỏi, kỹ năng giỏi.

Cho nên, nếu là học sinh, sinh viên, thì trước mắt cố gắng học giỏi, vừa học vừa xác định rõ các bước đi của mình, xác định mình muốn sự nghiệp như thế nào, rồi bắt đầu lần theo đó mà làm, đến lúc nào đó tích lũy đủ, hoặc gần đủ vốn, và có ý tưởng kinh doanh cụ thể, hoặc có thời cơ cụ thể thì bắt tay vào "khởi nghiệp".

Lập nghiệp không phải là sự bộc phát nhất thời mà là cả quá trình.