Lăng Sọ?

  1. Lịch sử

Nguyễn Phúc Luân có 6 người con trai gồm Cao, Đồng, Ánh, Mân, Điền, và 1 bé chết non. 4 con gái gồm: Ngọc Tú, Ngọc Đào, Ngọc Toàn và Ngọc Du.

Luân có một em trai nhỏ tên Thuần. Gia tộc Nguyễn bị gian thần Trương Phúc Loan khống chế, làm nhiều điều tàn ác với dân chúng. Trương Phúc Loan tống Luân vào ngục, để Thuần lên làm chúa cho dễ điều khiển. Luân buồn bã rồi mắc bệnh chết. Tuổi thơ Nguyễn Ánh sống trong sự khủng bố của Trương Phúc Loan, luôn phải được một vị quan che chở nếu không Ánh đã chết lâu rồi.

Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra đúng lúc, tạo thời cơ cho chúa Trịnh xâm lăng. Trương Phúc Loan bị quân Trịnh tóm cổ giải ra Thăng Long. Ánh may mắn thoát khỏi nanh vuốt Loan, nhưng lại tiếp tục bị Tây Sơn đuổi bắt. 4 anh em trai của Ánh bị xử tử, riêng mình Ánh trốn được và gánh trách nhiệm phục hưng gia tộc.

Về mộ phần của chúa Luân thì ông L.Cadière có nói: "Xương cốt của chúa đã bị nhà Tây Sơn ném xuống sông, ngay trước mặt lăng hiện nay. Vào một đêm nọ, một ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên khi kéo chiếc vó của mình lên thì thấy trong vó có một sọ người. Người ngư dân ném cái xương sọ đi xa, lần thứ 2 xương sọ lại xuất hiện trước chiếc vó của mình. Người ngư dân run sợ ném chiếc sọ đi và khấn thầm "nếu đây là chiếc sọ của ngài nào có quyền lực linh thiêng thì xin trở lại trong vó của tôi".

Và lần thứ 3, chiếc xương sọ lại xuất hiện. Gia Long vội vàng lấy tay rạch một đường để nhỏ máu vào. Để rồi khi thấy chiếc sọ hút máu một cách khát khao, Nguyễn Phúc Ánh bật khóc trong sự vỡ òa của triều thần. 

Câu chuyện đậm chất liêu trai được lưu truyền trong nhân gian như muốn truyền gửi thông điệp về tình phụ tử, về đạo làm con, bất kể người đó là vị vua đứng đầu thiên hạ. Gia Long luôn bỏng cháy nỗi hoài nhớ bóng hình người cha đã khuất, đến lúc chết vẫn còn gặp tai ương.

Chuyện ở trên có lẽ hư cấu ít nhiều. Nhưng thật sự là mộ phần ông Luân bị đào lên năm 1790, lúc đó Nguyễn Huệ vừa đánh thắng quân Thanh được 1 năm và ông trở về điện Đan Dương xứ Huế để sinh sống trong lúc chờ Phượng Hoàng Trung Đô hoàn thành. Tướng Tây Sơn Nguyễn Văn Ngữ cho quân quật mồ, bới mộ và bốc xương cốt của vị chúa đã mất ném xuống khúc sông Hương đối diện lăng. Đang lúc đó thì tướng Ngữ hay tin tư dinh của mình bị bốc cháy nên bỏ dở việc, kéo quân về dập lửa. 

Nhân cơ hội ấy, một ngư dân làng Cư Chánh vốn có tình cảm với vị chúa bạc phận đã cùng các con nhảy xuống mò mẫm dưới sông sâu và vớt được hài cốt, đem chôn cất cẩn trọng. Vua Gia Long sau khi chiếm lại Huế đã chọn ngày lành tháng tốt an táng xương cốt thân phụ vào chỗ cũ, tiến hành xây dựng lăng mộ, đặt tên là Thoại Thánh, tức Lăng Sọ như hình này.

Các bậc cao niên kể rằng để canh giữ, một câu chuyện ma đã được dựng lên để cảnh cáo những kẻ trộm mộ: 

"Vào ban đêm, những nữ yêu tinh ẩn trú thường xuất hiện dưới ánh trăng, mang áo quần trắng và đầu bịt một cái khăn xanh nhảy múa ở giữa sân lớn lát gạch trước lăng"

Triều đình lập nên đội quân hộ lăng, bắt buộc quan đại thần nhị phẩm, cả văn lẫn võ ngày đêm túc trực không cho bất kỳ ai đến gần! Và để cho nơi an nghỉ ngàn đời của cha thêm phần an nhiên, tươi đẹp, Gia Long đã ban chiếu chỉ, đôn đốc việc trồng thông khắp vùng, đồng thời cúng nhiều vật quý bằng vàng bạc, trang trí cành vàng lá ngọc quanh lăng.

Từ khóa: 

lịch sử

Đoạn này kể thiếu tính liên kết Lộc ơi : "Về mộ phần của chúa Luân thì ông L.Cadière có nói: "Xương cốt của chúa đã bị nhà Tây Sơn ném xuống sông, ngay trước mặt lăng hiện nay. Vào một đêm nọ, một ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên khi kéo chiếc vó của mình lên thì thấy trong vó có một sọ người. Người ngư dân ném cái xương sọ đi xa, lần thứ 2 xương sọ lại xuất hiện trước chiếc vó của mình. Người ngư dân run sợ ném chiếc sọ đi và khấn thầm "nếu đây là chiếc sọ của ngài nào có quyền lực linh thiêng thì xin trở lại trong vó của tôi".

Và lần thứ 3, chiếc xương sọ lại xuất hiện. Gia Long vội vàng lấy tay rạch một đường để nhỏ máu vào. Để rồi khi thấy chiếc sọ hút máu một cách khát khao, Nguyễn Phúc Ánh bật khóc trong sự vỡ òa của triều thần. 

"

Trả lời

Đoạn này kể thiếu tính liên kết Lộc ơi : "Về mộ phần của chúa Luân thì ông L.Cadière có nói: "Xương cốt của chúa đã bị nhà Tây Sơn ném xuống sông, ngay trước mặt lăng hiện nay. Vào một đêm nọ, một ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên khi kéo chiếc vó của mình lên thì thấy trong vó có một sọ người. Người ngư dân ném cái xương sọ đi xa, lần thứ 2 xương sọ lại xuất hiện trước chiếc vó của mình. Người ngư dân run sợ ném chiếc sọ đi và khấn thầm "nếu đây là chiếc sọ của ngài nào có quyền lực linh thiêng thì xin trở lại trong vó của tôi".

Và lần thứ 3, chiếc xương sọ lại xuất hiện. Gia Long vội vàng lấy tay rạch một đường để nhỏ máu vào. Để rồi khi thấy chiếc sọ hút máu một cách khát khao, Nguyễn Phúc Ánh bật khóc trong sự vỡ òa của triều thần. 

"