Làng Nghề làm tôm khô
Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có nghề làm tôm khô trứ danh với con tôm khô có vị mặn, ngọt đậm đà và màu đỏ bắt mắt.
Trung bình, cứ 8kg tôm tươi (chứ không đến hơn chục kilôgam như bà nói) thì cho ra được 1kg tôm khô. Con tôm sau khi bắt lên, rửa sạch rồi đổ vô chảo luộc, pha chút muối. Lửa bếp phải thật lớn ngọn, phải đảo đều cho tôm khoảng 5 phút để con tôm vừa chín thì vớt ra liền bởi nếu để lâu thịt tôm sẽ hết còn dai, dính sát vào vỏ rất khó lột.
Thường người ta luộc tôm vào buổi hừng sáng để con tôm có rộng thời gian phơi cho được nắng. Con tôm phơi được nắng là chỉ phơi trong hai ngày, nếu kéo dài hơn, tôm khô sẽ có mùi khai và bị mất màu. Chế biến tôm khô trải qua 4 công đoạn là luộc, phơi (sấy), đập và tách vỏ nhưng khâu nước luộc được xem là quyết định đến chất lượng tôm khô. Bởi nếu nhạt thì không bảo quản được lâu, còn mặn quá sẽ làm mất hương vị đặc trưng của tôm
Tôm bạc - Tôm đất
Làng khô Gành Hào!!!????
tiệm tôm ba tri bến tre
Tôm khô Rạch Gốc
Tôm khô Trà VInh
TÔM KHÔ BÓC VỎ
Tôm đất (tôm chỉ) chủ yếu sống trong môi trường tự nhiên, tập trung ở các vuông tôm và các con sông vùng nước lợ. So với tôm sú, tôm thẻ thì tôm đất có kích cỡ nhỏ hơn. Loại tôm này thịt thơm, ít tanh, lành tính, dùng để chế biến nhiều món ăn, nhưng ngon nhất phải kể đến món tôm khô
Nguyên liệu làm tôm khô ở Cà Mau có 2 loại: các loại tôm nước ngọt (tôm sông) và các loại tôm nước mặn (tôm biển). Loại tôm sông cho chất lượng sản phẩm ngon hơn, có giá trị kinh tế cao nhưng ở Cà Mau do sản lượng loại tôm này thấp nên các loại tôm biển là nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu. Quy trình sản xuất tôm khô tưởng đơn giản nhưng lại khá cầu kỳ, đặc biệt là đòi hỏi nguồn nguyên liệu phải tươi ngon và kinh nghiệm của người thợ, vì chỉ cần sơ suất thì tôm khô sẽ không ngon, giá trị kinh tế giảm…