Làm việc vào cuối tuần hoặc các dịp nghỉ, lễ - bạn ủng hộ hay không?

  1. Phong cách sống

Lướt fb mình tình cờ đọc được bài đăng này, bỗng nhiên giật mình sao thấy những mô tả trong bài giống với mình quá. Bận bịu công việc đầu tắt mặt tối nhưng buông không được, đem về nhà cuối tuần vẫn làm, rồi thì phong cách Martyrs ("làm việc đến chết" gì gì đó), tôn thờ công việc, coi nó là lẽ sống, để rồi gia đình, các mối quan hệ, sức khỏe bị ảnh hưởng.
CHÚNG TA TẠO RA CUỐI TUẦN ĐỂ NGHỈ NGƠI, KHÔNG PHẢI ĐỂ LÀM VIỆC.
Trái Đất tự xoay quanh trục mất 24h, thế là một ngày. Trái Đất mất 365 (~) ngày để hoàn thành chu kỳ quanh Mặt Trời, ấy là một năm. Nhưng khái niệm “tuần lễ” hoàn toàn do loài người tạo ra, không liên quan đến những yếu tố tự nhiên. Cuối tuần cũng vậy.
“Hai ngày cuối tuần” chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 100 năm, phần lớn lịch sử nhân loại, loài người thường làm việc 6->7 ngày/tuần. Năm 1908, một công ty ở Mỹ đã cho phép người lao động của họ nghỉ thêm ngày thứ bảy, để những người Do Thái có thể thực hiện nghi thức Sabbath. Việc nghỉ hai ngày cuối tuần bắt đầu trở thành trend kể từ sau khi ông lớn của ngành công nghiệp Mỹ - Ford - đưa ra lịch làm việc chính thức 5 ngày/tuần áp dụng lên toàn bộ nhân viên.
Nhưng việc nghỉ ngơi vào cuối tuần đang ngày càng trở nên xa lạ với người ở thế kỷ 21. Lịch làm việc 5 ngày/tuần nghĩa là 40h/tuần. Nhưng một thống kê [1] đã chỉ ra hơn 50% số người lao động cho biết họ dành hơn 40h ở văn phòng. Nhiều người (millennials, thuộc thế hệ cuối 8x- đầu 9x) thậm chí từ chối rời khỏi văn phòng trước khi xong việc, vì sợ bị thay thế. Thậm chí, có hẳn xu hướng “làm đến chết” [2] được tạo ra bởi thế hệ này.
Các chuyên gia cho rằng xu hướng làm việc cực đoan này đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình trạng duy trì các mối quan hệ và sức khỏe của millennials. Theo một số nghiên cứu được làm tròn bởi Investment Zen, những người làm việc quá sức có nguy cơ đột quỵ tăng 33%, gấp đôi khả năng bị trầm cảm và chúng lo âu, tăng 112% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và 13% khả năng mắc các vấn đề về tim [3].
Nhưng việc làm việc quá sức không tỉ lệ thuận với hiệu quả công việc. Những người làm việc quá giờ thường phát triển những thói quen xấu như check inbox quá nhiều [4], tốn thời gian cho những hoạt động vô nghĩa [5] và dùng tâm trí lẫn thời gian để phàn nàn hoặc mơ mộng.
Do đó, ngày càng nhiều công ty thích nghi với lịch làm việc ngắn hơn - 4 ngày/tuần, nhưng đạt hiệu quả cao hơn [6].
Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào cũng có thể áp dụng công thức này. Nếu bạn là học sinh, thì dù muốn đến trường học vào chủ nhật cũng không có giáo viên dạy. Lịch nghỉ chỉ có ý nghĩa với những công việc đồng bộ, khi công ty này muốn có sản phẩm này phải đợi các công ty khác trở lại làm việc.
Hiện nay, rất nhiều công việc mang tính chất “xuyên không gian, xuyên thời gian”, không rõ ràng giữa giờ nghỉ và giờ làm. Nhiều người lao động liên tục trong tình trạng căng thẳng, ngay cả trong giờ nghỉ.
Thậm chí việc này ngày càng phổ biến đến mức đã trở thành nét văn hóa và gần như là “hiển nhiên”. Mọi người thản nhiên gọi nhau làm việc bất kể ngày đêm và bất kể ngày lễ hay ngày làm việc.
Và điều này thật sự tệ.
Có vẻ nhiều người đang nhầm lẫn mục đích sống là công việc, mà quên mất công việc chỉ là một phần cuộc sống. Có lẽ nhiều người còn nhầm lẫn rằng người khác cũng phải như họ.
Giai cấp công nhân sẽ thật buồn khi biết được máu họ đổ xuống trong những cuộc đấu tranh giảm giờ làm đang trở nên vô nghĩa. Vì gần 100 năm sau đó, con cháu của họ đang tự nguyện làm thêm giờ.
#MonsterBox
Xin chờ lắng nghe quan điểm phía các bạn. Chúc tất cả có một năm 2020 không stress, không overtime.
Từ khóa: 

làm việc

,

làm thêm

,

tăng ca

,

công việc

,

over time

,

phong cách sống

Tất nhiên, chẳng ng lao động nào lại thích hay đồng ý với ý tưởng làm việc 7 ngày/1 tuần cả. Nếu có ai thì họa may họ làm chủ mà thôi. Bản thân mình làm việc 6 ngày/1 tuântuần. Nhưng kỳ thực mình vẫn ko thấy gì là tệ cả. Đơn giản vì mình làm xây dựng. Làm việc 7 ngày là bình thường.

Tất nhiên, nghỉ nhiều thì ai mà ko thích. Nhưng đôi lúc công việc yêu cầu thì việc về trễ, làm thêm thì cũng là chuyện ko có gì để phàn nàn. Nhưng, phải có 1 hạn mức nào đó. Nếu vượt quá thì để đó đi. Vì làm việc mà quá căng thẳng sẽ chẳng giải quyết đc vấn đề. Như mấy ngày cuối năm đây. Mình chạy chóng mặt để quyết toán cuối năm. Nhưng cũng có mức thôi. Cảm thấy đau đầu là hẹn lại ngay. Nhờ vậy mà trưa 31/12 cũng xong hết 😅😅

Trả lời

Tất nhiên, chẳng ng lao động nào lại thích hay đồng ý với ý tưởng làm việc 7 ngày/1 tuần cả. Nếu có ai thì họa may họ làm chủ mà thôi. Bản thân mình làm việc 6 ngày/1 tuântuần. Nhưng kỳ thực mình vẫn ko thấy gì là tệ cả. Đơn giản vì mình làm xây dựng. Làm việc 7 ngày là bình thường.

Tất nhiên, nghỉ nhiều thì ai mà ko thích. Nhưng đôi lúc công việc yêu cầu thì việc về trễ, làm thêm thì cũng là chuyện ko có gì để phàn nàn. Nhưng, phải có 1 hạn mức nào đó. Nếu vượt quá thì để đó đi. Vì làm việc mà quá căng thẳng sẽ chẳng giải quyết đc vấn đề. Như mấy ngày cuối năm đây. Mình chạy chóng mặt để quyết toán cuối năm. Nhưng cũng có mức thôi. Cảm thấy đau đầu là hẹn lại ngay. Nhờ vậy mà trưa 31/12 cũng xong hết 😅😅

Mình không ủng hộ ý tưởng làm việc 2 ngày cuối tuần, thay vào đó là hai ngày nghỉ ngơi thư giản cùng gia đình, hoặc social gathering cùng bạn bè thân hữu chia xẻ và học hỏi nhiều điều hay.
Như bạn đã viết đầy đủ những điều lợi bất cập hại của việc làm quá nhiều giờ cũng như làm việc ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ.
Nguy cơ trở thành workaholic tăng dần và những đánh mất tiềm tàng (gia đình, người yêu, bạn bè, sự thông thái) sẽ là lớn so sánh với thu nhập mang về của 2 ngày làm việc.