Làm thế nào khu điểm GPA quá thấp?
giáo dục
Chào em, anh cảm thấy sự lo lắng của em thể hiện em vẫn còn tính trách nhiệm. Và vì em có tính trách nhiệm nên anh nghĩ mọi việc vẫn có thể cải thiện nhé em. Trước khi đi vào giải pháp, em hãy nhìn lại một chút để biết vì sao mình rơi vào tình huống này nhé:
- Đặt mục tiêu thấp ngay từ ban đầu: "e xác định vào trường ban đầu cũng k có mục tiêu bằng giỏi đâu ạ,tại e cũng biết học lực của e ngang đâu,cũng gắng bằng khá thui".
Chính tư duy này đã khiến em bớt nỗ lực, bớt chuyên cần, tin vào sự hạn chế thay vì hướng tới cơ hội và chưa khai thác được tối đa tiềm năng của bản thân em. Khi mục tiêu thấp, chúng ta sẽ mất tập trung, lãng phí các nguồn lực và có tâm lý trì hoãn, dễ "nước đến chân mới nhảy" (nếu em đánh giá lại ngay điểm số từ cuối năm nhất hoặc năm hai, thay vì đợi đến tận năm ba thì có lẽ mọi việc đã diễn ra theo chiều hướng khác, em nhỉ?).
- Thiếu thông tin thực tế: "E có đọc mấy bài trên diễn đàn thì mng cũng bảo bằng cấp cũng chỉ là 1 phần nào đó thôi chứ nó k qđinh tất cả"
Các diễn đàn mạng là nơi nhiều người tham gia chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp số lượng lớn câu trả lời. Nhưng nếu thực sự đó là nơi cung cấp nguồn tri thức chất lượng, thì chúng ta sẽ không cần đọc sách và thuê chuyên gia tư vấn nữa em ạ. Em cần đọc sách và trò chuyện với người có trải nghiệm thực nhiều hơn.
Về việc bằng cấp, nếu nó không quan trọng thì em đang dành thời gian, công sức, tiền bạc ở trường để làm gì? Anh nghĩ bằng cấp quan trọng hay không thì tùy người, nhưng khó có thể phủ định giá trị của một tấm bằng thực chất được cấp bởi một cơ sở đào tạo chính quy em ạ.
Nếu không có/chưa có bằng cấp, thì phần còn lại của chúng ta cần cực kỳ nổi trội. Nhưng liệu có phải ai cũng bước vào đời với ngoại hình sáng, sức khỏe tốt, gia thế vững vãng, tiềm lực tài chính mạnh, sự khôn ngoan hoặc các mối quan hệ đủ khả năng nâng đỡ không em?
Phân tích như vậy không phải để chỉ trích em, mà mong em (và các bạn sinh viên khác vô tình đọc được câu trả lời này) kịp thời nhìn nhận lại để tránh mắc lỗi tương tự, lãng phí tiền bạc của gia đình, thời gian, công sức của bản thân, em nhé.
Giờ là giải pháp:
Nếu ý định bỏ học đã nhen nhóm xuất hiện trong em, thì em nên bỏ qua nhé. Bằng Trung bình có thể kém bằng Khá, Giỏi nhưng lại hơn là không có bằng. Do đó em hãy vui vẻ chấp nhận bài học này, dù lệ phí cao, để hoàn thành nốt chương trình học sao cho trọn vẹn. Biết được mình cần gì rồi thì em sẽ đỡ áp lực hơn.
Giờ là lúc em tìm ra sở trường của bản thân và mài dũa chúng thành kỹ năng có ích để gia tăng thêm các cơ hội phát triển (em có thể học các khóa học ngắn hạn, làm thêm v.v.) Không có gì sai khi ngành nghề của em sau này khác với bằng tốt nghiệp. Đến lúc em đạt được thành tựu nhất định trong sự nghiệp mà không cần sự hỗ trợ quá nhiều từ tấm bằng, em có thể bàn về việc bằng cấp quan trọng hay không. Nhưng theo như anh thấy, đa phần những người thành công, có hiểu biết thì không bao giờ hạ thấp giá trị của học vấn, bằng cấp em ạ vì họ không muốn gây ảnh hưởng đến động lực học tập của con cái sau này.
Câu trả lời của anh có lẽ hơi dài, em tham khảo nhé.
Nguyenphuhoang Nam
Chào em, anh cảm thấy sự lo lắng của em thể hiện em vẫn còn tính trách nhiệm. Và vì em có tính trách nhiệm nên anh nghĩ mọi việc vẫn có thể cải thiện nhé em. Trước khi đi vào giải pháp, em hãy nhìn lại một chút để biết vì sao mình rơi vào tình huống này nhé:
Chính tư duy này đã khiến em bớt nỗ lực, bớt chuyên cần, tin vào sự hạn chế thay vì hướng tới cơ hội và chưa khai thác được tối đa tiềm năng của bản thân em. Khi mục tiêu thấp, chúng ta sẽ mất tập trung, lãng phí các nguồn lực và có tâm lý trì hoãn, dễ "nước đến chân mới nhảy" (nếu em đánh giá lại ngay điểm số từ cuối năm nhất hoặc năm hai, thay vì đợi đến tận năm ba thì có lẽ mọi việc đã diễn ra theo chiều hướng khác, em nhỉ?).
Các diễn đàn mạng là nơi nhiều người tham gia chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp số lượng lớn câu trả lời. Nhưng nếu thực sự đó là nơi cung cấp nguồn tri thức chất lượng, thì chúng ta sẽ không cần đọc sách và thuê chuyên gia tư vấn nữa em ạ. Em cần đọc sách và trò chuyện với người có trải nghiệm thực nhiều hơn.
Về việc bằng cấp, nếu nó không quan trọng thì em đang dành thời gian, công sức, tiền bạc ở trường để làm gì? Anh nghĩ bằng cấp quan trọng hay không thì tùy người, nhưng khó có thể phủ định giá trị của một tấm bằng thực chất được cấp bởi một cơ sở đào tạo chính quy em ạ.
Nếu không có/chưa có bằng cấp, thì phần còn lại của chúng ta cần cực kỳ nổi trội. Nhưng liệu có phải ai cũng bước vào đời với ngoại hình sáng, sức khỏe tốt, gia thế vững vãng, tiềm lực tài chính mạnh, sự khôn ngoan hoặc các mối quan hệ đủ khả năng nâng đỡ không em?
Phân tích như vậy không phải để chỉ trích em, mà mong em (và các bạn sinh viên khác vô tình đọc được câu trả lời này) kịp thời nhìn nhận lại để tránh mắc lỗi tương tự, lãng phí tiền bạc của gia đình, thời gian, công sức của bản thân, em nhé.
Giờ là giải pháp:
Nếu ý định bỏ học đã nhen nhóm xuất hiện trong em, thì em nên bỏ qua nhé. Bằng Trung bình có thể kém bằng Khá, Giỏi nhưng lại hơn là không có bằng. Do đó em hãy vui vẻ chấp nhận bài học này, dù lệ phí cao, để hoàn thành nốt chương trình học sao cho trọn vẹn. Biết được mình cần gì rồi thì em sẽ đỡ áp lực hơn.
Giờ là lúc em tìm ra sở trường của bản thân và mài dũa chúng thành kỹ năng có ích để gia tăng thêm các cơ hội phát triển (em có thể học các khóa học ngắn hạn, làm thêm v.v.) Không có gì sai khi ngành nghề của em sau này khác với bằng tốt nghiệp. Đến lúc em đạt được thành tựu nhất định trong sự nghiệp mà không cần sự hỗ trợ quá nhiều từ tấm bằng, em có thể bàn về việc bằng cấp quan trọng hay không. Nhưng theo như anh thấy, đa phần những người thành công, có hiểu biết thì không bao giờ hạ thấp giá trị của học vấn, bằng cấp em ạ vì họ không muốn gây ảnh hưởng đến động lực học tập của con cái sau này.
Câu trả lời của anh có lẽ hơi dài, em tham khảo nhé.