Làm thế nào để viết một bài review sách?
review sách
,sách
,sáng tác
Mình đã học cách viết review sách & áp dụng nó thành công như thế nào?
Mình thường viết nhiều dạng bài review, nhưng đối với mình, review sách là một trong những thể loại khó nhằn nhất trên đời.
Lúc đầu, mình còn khá lạ lẵm với dạng bài này, thế nhưng sau một thời gian thực hiện nhiều bài review khác nhau như:
Vậy mình đã tự học cách viết review sách & áp dụng nó như thế nào?
Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn có thể review sách một cách tử tế nhất.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu loạt check list trong giai đoạn tiền review nhé.
Nên review quyển sách ưng ý
Mới bắt đầu viết review, hãy chọn một cuốn sách mà bạn tâm đắc nhất nhé. Không cần là một quyển sách vang bóng một thời đâu, tốt nhất nên là quyển để lại ấn tượng nhất với bạn.
Đừng cố buộc mình phải viết review một cái tên best seller khi trong đầu của bạn kiến thức về nó chỉ là con số 0.
Cho nên mình khẳng định luôn, để có một khởi đầu thuận buồm xuôi gió, hãy viết cuốn sách mà bạn tâm huyết nhất. (Dĩ nhiên khi đã lên tay thì có thể lần sân sang sách của nhiều lĩnh vực khác nhau).
Chuẩn bị bút dạ quang
Nói thật, cho dù yêu hay không yêu quyển sách bạn đã đọc, thì mình chắc rằng bạn không thể nào “nuốt” tất tần tật tinh túy trong quyển sách đó.
Trí não con người luôn có giới hạn. Nhất là khi bạn không có thời gian để đọc quyển sách đó một lượt (mà có đọc hẳn một lần thì cũng quên mau =))).
Vậy nên mình khuyến khích bạn nên chuẩn bị sẵn một cây bút dạ quang và highlight lại những chi tiết ấn tượng.
Khi viết review, bạn chỉ cần lật lại quyển sách rồi tự động não sẽ nhớ ra “à lúc ấy khi đọc chương này mình đã cảm thấy như thế nào”.
Lúc này ý tưởng và câu chữ sẽ tự động xuất hiện trong đầu giúp cho việc viết review sách dễ dàng hơn.
Chụp 1 vài bức ảnh “so deep”
Bài review sẽ nhạt nhẽo biết mấy nếu thiếu hình ảnh minh họa & cách review mình thấy ấn tượng là để lại những bức ảnh chụp thực tế về quyển sách mà bạn review.
Điều này giúp người đọc có cảm nhận chân thực, khơi gợi cảm giác chân thực & không ngán ngẫm bài viết.
Bạn có thể xem lại bài
Tham gia những buổi offline sách
Bạn nên nuôi dưỡng tình yêu sách bằng việc tham gia các buổi offline. Đây là cơ hội để những ai yêu sách gặp gỡ, giao tiếp và trao dồi khả năng viết lách.
Mình đã từng tham gia một buổi offline và mỗi member đều phải mang theo 1 quyển sách, đính kèm với lời nhắn nhủ đến người được nhận.
Cách làm này giúp người tham gia nhận được một quyển sách mới, giúp bạn có những mối quan hệ mới với những người đam mê.
Lúc này đừng quên đính kèm blog của bạn vào giấy note để giới thiệu nó cho người bạn mới này nhé!
Cách review sách cho người mới bắt đầu
Okay, điều kiện cần mình đã giới thiệu ở trên rồi, bây giờ chúng ta bắt đầu với phần hướng dẫn chi tiết cách review sách thôi.
Trước tiên, mình sẽ đưa ra cấu trúc bài viết review sách trước nhé:
Intro (phần mở đầu)
Cách đơn giản để viết phần giới thiệu là đi thẳng vào vấn đề, vì sao bạn lại chọn cuốn sách này cho bài review ngày hôm nay, cơ quyên nào giúp bạn biết được sự đặc sắc của nó, ấn tượng của bạn như thế nào đến độ không kiềm lại lại được?
Tự trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ viết được phần mở bài trực quan, dễ hiểu, khiến người đọc ấn tượng ngay từ lần đầu tiên.
Mình hay viết phần intro bằng cách đánh động vào insight của người đọc theo kiểu, quyển sách này mang đến giá trị như thế nào, nó tiết lộ những bí quyết kinh doanh hay bài học thực tiễn có ích gì cho cuộc sống và công việc của bạn, nếu không đọc quyển sách bạn sẽ bỏ lỡ những gì và tiếc nuối ra sau.
Những gợi ý quan trọng từ intro sẽ giữ người đọc kéo chuột đến phần tiếp theo của bài viết.
Tránh nói vòng vo, câu cú thiếu logic làm phần giới thiệu không hấp dẫn dễ khiến người đọc có cảm giác chán ngay và back sang một trang khác.
Body (Thân bài)
Nếu đã có một khởi đầu thuận lợi thì phần body sẽ viết tiếp gì đây? Nếu bạn chưa biết cách triển khai nó như thế nào thì mình sẽ giúp bạn.
Mình thường cho phần giới thiệu tổng quan về quyển sách và tác giả xuống phần body trong khi nhiều người lấy nó làm phần mở đầu.
Điều này không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng bài review của bạn. Tuy nhiên, mình thấy được lợi ích của việc làm này như sau:
Giúp mình show ra những ý chính một cách rõ ràng, mạch lạc (visual tốt).
Nêu bật được những giá trị mà quyển sách mang lại.
Không lướt đi những thông tin quan trọng
Giúp người đọc hiểu sâu về tác giả, tâm huyết của họ với “đứa con tinh thần”
Trải nghiệm thực sự
Không giống như viết bài sản phẩm, chỉ cần research thông tin đủ sâu là đủ. Khi review sách, nó đòi hỏi bạn phải có những cảm thụ sâu sắc về quyển sách đó.
Quan trọng: Những trải nghiệm đó không chỉ giải quyết vấn đề của riêng bạn, mà nó còn giải quyết vấn đề của nhiều người. Vậy nên mình tạm gọi đó là trải nghiệm có chiều sâu. Đó là yếu tố khác biệt trong bài review của bạn so với những dạng bài review chung chung trên internet.
Ngoài ra, bạn nên xem thêm bài review quyển sách đó tại các website khác, thông tin họ cung cấp đến người đọc như thế nào, tất cả đã ổn chưa, nếu chưa hãy cải thiện nó trong bài viết của mình.
Những bài review hay của các blogger nổi tiếng thì nhiều vô kể, những thông tin này sẽ giúp bạn làm tốt hơn ở thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, hãy đặt mình vào vị trí của người đọc để hiểu xem họ đang mong muốn gì trong bài viết của bạn.
Vận dụng kỹ thuật “cá nhân hóa”
Kỹ thuật “cá nhân hóa” thực sự rất quan trọng ở thời điểm hiện tại. Mình học được kỹ năng này thông qua khóa học Ứng dụng thủ thuật Storytelling.
Tại sao bài review sách không nên bỏ lỡ kỹ thuật này? Mình sẽ giải thích ngay sau đây nhé!
Bạn có thừa nhận với mình rằng, khi search review một quyển sách, bạn luôn mong muốn tìm được những lời chỉ dẫn từ một con người thực, có kiến thức và kinh nghiệm, nhất là những bài học họ đã tìm được & vận dụng nó thành công vào công việc.
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này vào bài viết của mình bằng các cách như sau:
– Lựa chọn tone giọng, giọng điệu thân thiện: Nên sử dụng phong cách đối thoai để người đọc dễ cảm, dễ hình dung hơn là dùng ngôn ngữ diễn thuyết cứng nhắc.
– Bài học cụ thể: Mình thấy các bài review sách trên internet thường rất chung chung, chỉ nói về cảm nhận, nội dung tổng quan chứ ít thấy người viết đưa ra luận điểm của họ.
Rồi mình tự hỏi, nếu bạn cứ đi theo lối mòn như vậy thì liệu bài viết của bạn có gì khác biệt & đặc sắc nhỉ? Nên để người đọc đi theo dòng cảm xúc của họ, cuốn hút họ vào bài review bằng cách liệt kê ra các chương tâm đắc, bài học kinh nghiệm mà bạn đã ứng dụng thành công nhờ quyển sách đó.
Conclusion (Kết luận)
Ở phần kết bài, người review thường chia sẻ những góp ý hoặc đưa ra call to action để thôi thúc người đọc sở hữu quyển sách đó.
Thế nhưng với mình, một cái kết ăn điểm nhất vẫn là một cái kết mở, nêu ra dẫn chứng cụ thể bạn đã làm được gì cho bản thân nhờ quyển sách này, sau đó để người đọc tự cảm nhận.
Tạm kết
Nắm được đường dây này, hẳn việc review sách của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều & mình sẽ rất vui, nếu nhờ bài viết này mà bạn thực hiện được bài review sách đầu tiên trên blog của mình.
Lan Anh
Mình đã học cách viết review sách & áp dụng nó thành công như thế nào?
Mình thường viết nhiều dạng bài review, nhưng đối với mình, review sách là một trong những thể loại khó nhằn nhất trên đời.
Lúc đầu, mình còn khá lạ lẵm với dạng bài này, thế nhưng sau một thời gian thực hiện nhiều bài review khác nhau như:
Vậy mình đã tự học cách viết review sách & áp dụng nó như thế nào?
Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn có thể review sách một cách tử tế nhất.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu loạt check list trong giai đoạn tiền review nhé.
Nên review quyển sách ưng ý
Mới bắt đầu viết review, hãy chọn một cuốn sách mà bạn tâm đắc nhất nhé. Không cần là một quyển sách vang bóng một thời đâu, tốt nhất nên là quyển để lại ấn tượng nhất với bạn.
Đừng cố buộc mình phải viết review một cái tên best seller khi trong đầu của bạn kiến thức về nó chỉ là con số 0.
Cho nên mình khẳng định luôn, để có một khởi đầu thuận buồm xuôi gió, hãy viết cuốn sách mà bạn tâm huyết nhất. (Dĩ nhiên khi đã lên tay thì có thể lần sân sang sách của nhiều lĩnh vực khác nhau).
Chuẩn bị bút dạ quang
Nói thật, cho dù yêu hay không yêu quyển sách bạn đã đọc, thì mình chắc rằng bạn không thể nào “nuốt” tất tần tật tinh túy trong quyển sách đó.
Trí não con người luôn có giới hạn. Nhất là khi bạn không có thời gian để đọc quyển sách đó một lượt (mà có đọc hẳn một lần thì cũng quên mau =))).
Vậy nên mình khuyến khích bạn nên chuẩn bị sẵn một cây bút dạ quang và highlight lại những chi tiết ấn tượng.
Khi viết review, bạn chỉ cần lật lại quyển sách rồi tự động não sẽ nhớ ra “à lúc ấy khi đọc chương này mình đã cảm thấy như thế nào”.
Lúc này ý tưởng và câu chữ sẽ tự động xuất hiện trong đầu giúp cho việc viết review sách dễ dàng hơn.
Chụp 1 vài bức ảnh “so deep”
Bài review sẽ nhạt nhẽo biết mấy nếu thiếu hình ảnh minh họa & cách review mình thấy ấn tượng là để lại những bức ảnh chụp thực tế về quyển sách mà bạn review.
Điều này giúp người đọc có cảm nhận chân thực, khơi gợi cảm giác chân thực & không ngán ngẫm bài viết.
Bạn có thể xem lại bài
Tham gia những buổi offline sách
Bạn nên nuôi dưỡng tình yêu sách bằng việc tham gia các buổi offline. Đây là cơ hội để những ai yêu sách gặp gỡ, giao tiếp và trao dồi khả năng viết lách.
Mình đã từng tham gia một buổi offline và mỗi member đều phải mang theo 1 quyển sách, đính kèm với lời nhắn nhủ đến người được nhận.
Cách làm này giúp người tham gia nhận được một quyển sách mới, giúp bạn có những mối quan hệ mới với những người đam mê.
Lúc này đừng quên đính kèm blog của bạn vào giấy note để giới thiệu nó cho người bạn mới này nhé!
Cách review sách cho người mới bắt đầu
Okay, điều kiện cần mình đã giới thiệu ở trên rồi, bây giờ chúng ta bắt đầu với phần hướng dẫn chi tiết cách review sách thôi.
Trước tiên, mình sẽ đưa ra cấu trúc bài viết review sách trước nhé:
Intro (phần mở đầu)
Cách đơn giản để viết phần giới thiệu là đi thẳng vào vấn đề, vì sao bạn lại chọn cuốn sách này cho bài review ngày hôm nay, cơ quyên nào giúp bạn biết được sự đặc sắc của nó, ấn tượng của bạn như thế nào đến độ không kiềm lại lại được?
Tự trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ viết được phần mở bài trực quan, dễ hiểu, khiến người đọc ấn tượng ngay từ lần đầu tiên.
Mình hay viết phần intro bằng cách đánh động vào insight của người đọc theo kiểu, quyển sách này mang đến giá trị như thế nào, nó tiết lộ những bí quyết kinh doanh hay bài học thực tiễn có ích gì cho cuộc sống và công việc của bạn, nếu không đọc quyển sách bạn sẽ bỏ lỡ những gì và tiếc nuối ra sau.
Những gợi ý quan trọng từ intro sẽ giữ người đọc kéo chuột đến phần tiếp theo của bài viết.
Tránh nói vòng vo, câu cú thiếu logic làm phần giới thiệu không hấp dẫn dễ khiến người đọc có cảm giác chán ngay và back sang một trang khác.
Body (Thân bài)
Nếu đã có một khởi đầu thuận lợi thì phần body sẽ viết tiếp gì đây? Nếu bạn chưa biết cách triển khai nó như thế nào thì mình sẽ giúp bạn.
Mình thường cho phần giới thiệu tổng quan về quyển sách và tác giả xuống phần body trong khi nhiều người lấy nó làm phần mở đầu.
Điều này không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng bài review của bạn. Tuy nhiên, mình thấy được lợi ích của việc làm này như sau:
Giúp mình show ra những ý chính một cách rõ ràng, mạch lạc (visual tốt).
Nêu bật được những giá trị mà quyển sách mang lại.
Không lướt đi những thông tin quan trọng
Giúp người đọc hiểu sâu về tác giả, tâm huyết của họ với “đứa con tinh thần”
Trải nghiệm thực sự
Không giống như viết bài sản phẩm, chỉ cần research thông tin đủ sâu là đủ. Khi review sách, nó đòi hỏi bạn phải có những cảm thụ sâu sắc về quyển sách đó.
Quan trọng: Những trải nghiệm đó không chỉ giải quyết vấn đề của riêng bạn, mà nó còn giải quyết vấn đề của nhiều người. Vậy nên mình tạm gọi đó là trải nghiệm có chiều sâu. Đó là yếu tố khác biệt trong bài review của bạn so với những dạng bài review chung chung trên internet.
Ngoài ra, bạn nên xem thêm bài review quyển sách đó tại các website khác, thông tin họ cung cấp đến người đọc như thế nào, tất cả đã ổn chưa, nếu chưa hãy cải thiện nó trong bài viết của mình.
Những bài review hay của các blogger nổi tiếng thì nhiều vô kể, những thông tin này sẽ giúp bạn làm tốt hơn ở thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, hãy đặt mình vào vị trí của người đọc để hiểu xem họ đang mong muốn gì trong bài viết của bạn.
Vận dụng kỹ thuật “cá nhân hóa”
Kỹ thuật “cá nhân hóa” thực sự rất quan trọng ở thời điểm hiện tại. Mình học được kỹ năng này thông qua khóa học Ứng dụng thủ thuật Storytelling.
Tại sao bài review sách không nên bỏ lỡ kỹ thuật này? Mình sẽ giải thích ngay sau đây nhé!
Bạn có thừa nhận với mình rằng, khi search review một quyển sách, bạn luôn mong muốn tìm được những lời chỉ dẫn từ một con người thực, có kiến thức và kinh nghiệm, nhất là những bài học họ đã tìm được & vận dụng nó thành công vào công việc.
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này vào bài viết của mình bằng các cách như sau:
– Lựa chọn tone giọng, giọng điệu thân thiện: Nên sử dụng phong cách đối thoai để người đọc dễ cảm, dễ hình dung hơn là dùng ngôn ngữ diễn thuyết cứng nhắc.
– Bài học cụ thể: Mình thấy các bài review sách trên internet thường rất chung chung, chỉ nói về cảm nhận, nội dung tổng quan chứ ít thấy người viết đưa ra luận điểm của họ.
Rồi mình tự hỏi, nếu bạn cứ đi theo lối mòn như vậy thì liệu bài viết của bạn có gì khác biệt & đặc sắc nhỉ? Nên để người đọc đi theo dòng cảm xúc của họ, cuốn hút họ vào bài review bằng cách liệt kê ra các chương tâm đắc, bài học kinh nghiệm mà bạn đã ứng dụng thành công nhờ quyển sách đó.
Conclusion (Kết luận)
Ở phần kết bài, người review thường chia sẻ những góp ý hoặc đưa ra call to action để thôi thúc người đọc sở hữu quyển sách đó.
Thế nhưng với mình, một cái kết ăn điểm nhất vẫn là một cái kết mở, nêu ra dẫn chứng cụ thể bạn đã làm được gì cho bản thân nhờ quyển sách này, sau đó để người đọc tự cảm nhận.
Tạm kết
Nắm được đường dây này, hẳn việc review sách của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều & mình sẽ rất vui, nếu nhờ bài viết này mà bạn thực hiện được bài review sách đầu tiên trên blog của mình.
Dung Võ
Em xin chia sẻ về viết một review sách của mình, vì là đọc tạp mọi thể loại nên những bài review sách của em cũng có đôi chút phong cách viết khác nhau. Để viết được một bài review trước tiên là em đọc mục lục cuốn sách sau đó mới đọc nội dung cuốn sách, trong lúc đọc sẽ note lại những nội dung hoặc câu nói mà bản thân thấy hay và ý nghĩa để khi viết review sẽ cho vào phần quotes. Em thường viết ra cảm nhận về của bản thân về cuốn sách, những bài học nhận được sau khi đọc. Nhưng có sách thì em viết về cuốn sách nói về vấn đề gì( kiểu tóm tắt nội dung sách ạ).
Thu Hồng Hoàng
Chào bạn, mình không phải là chuyên gia viết review nhưng trong gần 2 năm qua mình đã viết về một số thể loại sách nên có vài tips nhỏ gợi ý cho bạn ạ:
- Đầu tiên, khi mới bắt đầu viết review, hãy chọn một cuốn sách mà bạn tâm đắc nhất nhé. Không cần là một quyển sách vang bóng một thời đâu, tốt nhất nên là quyển để lại ấn tượng nhất với bạn. Đừng cố buộc mình phải viết review một cái tên best seller khi trong đầu của bạn kiến thức về nó chỉ là con số 0 nhé!
- Tiếp theo, trong quá trình đọc, bạn có thể chuẩn bị cho mình vài cây bút dạ quang, bút chì hay giấy note để ghi lại những chi tiết ấn tượng, những trích dẫn hay để chuẩn bị cho bài review.
- Bố cục của một bài review (theo ý kiến cá nhân mình):
+ Intro (Phần mở đầu): Bạn có thể đi thẳng vào vấn đề hoặc "mượn" một số quotes hấp dẫn, đặt vấn đề từ những tình huống thực tiễn...
+ Body (Thân bài): Nếu đã có một khởi đầu thuận lợi thì phần body sẽ viết tiếp gì đây? Mình thường cho phần giới thiệu tổng quan về quyển sách và spoil một chút nội dung, đồng thời lồng ghép đánh giá cá nhân vào trong phần này. Bạn nhớ chia đoạn để người đọc dễ theo dõi hơn nhé! Lưu ý rằng khi review sách, nó đòi hỏi bạn phải có những cảm thụ sâu sắc về quyển sách đó, tránh nói chung chung.
+ Conclusion (Kết luận): Ở phần kết bài, người review thường chia sẻ những góp ý hoặc đưa ra call to action để thôi thúc người đọc sở hữu quyển sách đó. Thế nhưng với mình, một cái kết ăn điểm nhất vẫn là một cái kết mở, từ đó để người đọc tự cảm nhận.
*Một số lưu ý:
- Một bức ảnh "so deep" về quyển sách mà bạn review sẽ là điểm cộng lớn đó, bạn có thể lồng ghép nhiều hình ảnh vào bài review để người đọc đỡ chán và không bị rối mắt bởi các con chữ.
- Ngoài ra, hiện nay ở facebook hoặc instagram có rất nhiều bạn viết review và chụp ảnh chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo bài viết của họ để học hỏi kinh nghiệm.
Chúc bạn thành công nhé!
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, ngoài phần trả lời của bạn Thu Hồng Hoàng mình có mời thêm các bạn (anh/chị/em) Solitary, Võ Thị Dung, Bình Hoàng, Phúc Nguyên, The Future, (cô) Thanh Mai, Thư viện tự lập tham gia góp ý, hi vọng sẽ mang đến bạn nhiều chia sẻ hay.
Cá nhân mình nghĩ không quá khó để viết mỗi bài review sách. Bản thân mình sau khi đọc xong một cuốn sách hay, thấy có vấn đề cần suy ngẫm hoặc muốn tổng kết lại những điểm mình tâm đắc thì mình viết lại. Do đó, bài review của mình thường không theo nguyên tắc nào cả.
Nhưng nếu bạn muốn viết một bài review sách hay thì cần làm theo phương pháp có trình tự và bài bản hơn. Từ khâu chọn sách, đọc sách (đọc thêm các tài liệu bổ sung liên quan đến sách) để tổng hợp và chọn lọc tri thức, lên khung review, đắp ngữ pháp - câu cú - từ vựng, chau chuốt phần trình bày, đọc bản thô để sửa chữa sau đó biên tập lại nội dung nếu cần thiết. Theo mình hiểu thì quy trình là như vậy :)
Nguyễn Thị Thu Hương
Có 7 cách để mình thực hiện một bài review sách:
Mình nghĩ một bài review cứ mạnh dạn viết một cách tự nhiên theo đúng style nói chuyện bình thường của bạn. Điều này nó sẽ xuất phát từ việc mục đích ban đầu của bạn khi review cuộn sách.
Review sách là gì?
Review sách là hoạt động đánh giá, chia sẻ cảm nhận về một cuốn sách nào đó từ độc giả. Những đánh giá mang tính cá nhân hóa, thể hiện thái độ của người đọc đối với cuốn sách đó.
Review sách với mình là gì?
Hoạt động này với mình không còn đơn thuần là việc đánh giá và nêu cảm nhận về một cuốn sách nào đó. Hoạt động này sẽ bao gồm những bài học có thể ứng dụng được vào cuộc sống. Bài học mà Hương có được từ cuốn sách.
Với Hương, review sách là một hình dung lại những trải nghiệm hay ho, thú vị khi đọc một cuốn sách nào đó.
Ở đây, rất khó để tìm kiếm lời “chê” với các cuốn sách. Bởi quan điểm của Hương, bất cứ thứ gì sinh ra trên đời đều có ít nhất một ưu điểm nào đó, huống chi là sách. Chúng ta sẽ luôn tìm được những điều tốt đẹp từ bất kỳ cuốn sách nào.
Hầu hết các cuộc sách mình đã review và được đăng tải trên Blog cá nhân của mình đều ở trạng thái lọt top Google. Có thể bạn sẽ muốn tham khảo đôi chút về cách mình review cách cuốn sách.
TRANG CHỦ - Hương Nguyễn Blog
huongnguyentt.vn
Có thể bạn sẽ muốn đọc thêm bài viết: Làm sao để viết một bài review sách tại Hương Nguyễn Blog.
Chúc bạn một ngày đẹp trời!
Làm sao để viết một bài review sách? - Hương Nguyễn Blog
huongnguyentt.vn
Solitary
Thường sẽ có nhiều cách review tùy theo cảm xúc khác nhau.
Ví dụ có người muốn review tình tiết thú vị, hấp dẫn, gây cấn.
Có người muốn review tổng quan nội dung rồi đánh giá, so sánh.
Có người lại quan tâm nhân vật, cách viết.
Theo mình đừng nên giới hạn.
Hãy cứ viết lại thứ bạn suy nghĩ, sau đó sắp xếp lại sau.
Nếu vội vã đòi hỏi phải hay thì sẽ khó cho chính chúng ta nên hãy cứ chân thật với cảm xúc của mình bạn ạ.
Linh Lena
1. Nhìn bìa sách xem có gợi ý gì ko. 2. Đọc hết sách và ghi chú những đoạn tâm đắc. 3. Tìm một không gian tĩnh lặng và bắt đầu kết nối các dữ kiện. 4. Viết xong rà soát ý đã mạch lạc và có lỗi chính tả nào ko. 5. Xuất bản thôi.