Làm thế nào để tìm thấy sự hứng thú trong môn học?

  1. Giáo dục

Em chào mn ,em hiện tại đang học lớp 11.Có một cái điều khiến cho em cảm thấy rất khó khăn trong việc học bài đó là em thật sự không tìm thấy sự hứng thú trong học tập.Nên đâm ra là em lười biếng học bài,làm bài tập.Em phải làm như thế nào để khắc phục điều này ạ ?Mong mọi người cho em lời khuyên.Em cảm ơn nhiều ạ.

Từ khóa: 

giáo dục

Hứng thú là một trạng thái tâm lý phức tạp. Trước khi đưa ra lời khuyên, mình kể về cách học mà thầy mình đã dạy. Khi mình cầm một cuốn sách lên. Mình hãy đọc mục lục, thấy phần nào mình tò mò vì bất cứ lí do gì thì hãy đọc phần đó. Kho đọc, mình sẽ tự hỏi tại sao nó lại như vậy rồi đi tìm câu trả lời, tìm các phần liên quan mà đọc tiếp. Ví dụ trong cuốn sách về kỹ thuật ô tô. Mình thắc mắc người ta chế tạo cái banh xe thế nào nhỉ? Rồi mình đọc phần đó, rồi trong phần đó người ta lại nói đến trục quay của bánh xe, có các kết cấu như ổ bi, trục, khớp,... những thứ liên quan đó đều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phần khác, vì sự tò mò mình sẽ bắt đầu muốn tìm hiểu các phần khác mà đọc cả một cuốn sách mà mới đầu mình không thích.
Quay trở lại với sự hứng thú, mình cho rằng chúng ta không thể thấy hứng thú nếu chúng ta không thể nhận thức được vấn đề là gì? Chúng ta không thể thấy hứng thú nếu chúng ta không thấy nó giúp ích được gì cho mình, kể cả là giúp chúng ta thấy sung sướng, vui vẻ,...
Dù không phải là chuyên gia tâm lý, nhưng dường như mình có thể hiểu được phần nào vấn đề này nên mình khuyên bạn hãy bắt đầu từ cái mình thích nhất. Tìm cho được một điểm nhỏ nào đó mà mình quan tâm nhất ở môn đó mà bắt đầu. Thường thì mình phải làm được bài, hoặc có thể giải quyết một vấn đề nào đó của môn đó mình mới bắt đầu hứng thú được. Nên hãy tìm mọi cách, kể cả việc học lại môn đó ở lớp dưới, có thể nó dễ hơn, giúp bản thân nhận thức dễ hơn, giải quyết được vấn đề và thu được thành quả khích lệ bản thân.
Vì không phải chuyên gia nên mình không thể nào nói một cách bài bản. Hi vọng bạn có thể đồng tình và gật gù với mình ở một góc nhìn nào đó. Và từ đó có những ý tưởng riêng cho mình.
Trả lời
Hứng thú là một trạng thái tâm lý phức tạp. Trước khi đưa ra lời khuyên, mình kể về cách học mà thầy mình đã dạy. Khi mình cầm một cuốn sách lên. Mình hãy đọc mục lục, thấy phần nào mình tò mò vì bất cứ lí do gì thì hãy đọc phần đó. Kho đọc, mình sẽ tự hỏi tại sao nó lại như vậy rồi đi tìm câu trả lời, tìm các phần liên quan mà đọc tiếp. Ví dụ trong cuốn sách về kỹ thuật ô tô. Mình thắc mắc người ta chế tạo cái banh xe thế nào nhỉ? Rồi mình đọc phần đó, rồi trong phần đó người ta lại nói đến trục quay của bánh xe, có các kết cấu như ổ bi, trục, khớp,... những thứ liên quan đó đều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phần khác, vì sự tò mò mình sẽ bắt đầu muốn tìm hiểu các phần khác mà đọc cả một cuốn sách mà mới đầu mình không thích.
Quay trở lại với sự hứng thú, mình cho rằng chúng ta không thể thấy hứng thú nếu chúng ta không thể nhận thức được vấn đề là gì? Chúng ta không thể thấy hứng thú nếu chúng ta không thấy nó giúp ích được gì cho mình, kể cả là giúp chúng ta thấy sung sướng, vui vẻ,...
Dù không phải là chuyên gia tâm lý, nhưng dường như mình có thể hiểu được phần nào vấn đề này nên mình khuyên bạn hãy bắt đầu từ cái mình thích nhất. Tìm cho được một điểm nhỏ nào đó mà mình quan tâm nhất ở môn đó mà bắt đầu. Thường thì mình phải làm được bài, hoặc có thể giải quyết một vấn đề nào đó của môn đó mình mới bắt đầu hứng thú được. Nên hãy tìm mọi cách, kể cả việc học lại môn đó ở lớp dưới, có thể nó dễ hơn, giúp bản thân nhận thức dễ hơn, giải quyết được vấn đề và thu được thành quả khích lệ bản thân.
Vì không phải chuyên gia nên mình không thể nào nói một cách bài bản. Hi vọng bạn có thể đồng tình và gật gù với mình ở một góc nhìn nào đó. Và từ đó có những ý tưởng riêng cho mình.