Làm thế nào để tìm lại mục đích sống?
Gia đình của mình thực sự không hạnh phúc như những gì mà những người bạn bên cạnh mình cảm nhận được.
Bố của mình năm mình học lớp 5 đã ngoại tình, lúc đó mình thực sự không hiểu những hành động của bố, mình vẫn vui vẻ cho đến khi chứng kiến những trận cãi vã những hành động tác động vật lý giữa bố mẹ. Mình thực sự không biết tại sao giá đình của mình lại như vậy, rõ ràng lúc trước đấy không hề như thế, cho đến khi 1 năm sau mẹ của mình bỏ đi, lúc đó mùnh bị ngỡ ngàng. Khoảng thời gian đó mình thực sự không muốn nhớ đến và nó cũng trống rỗng khiến mình không nhớ được.
Sau đó mẹ đã trở sau 1 năm, bố mẹ mình lại bình thường trở lại, nhưng mình cảm nhận được nó không giống ngày xưa nữa. Đó cũng là điều khiến cho mình thực sự cảm thấy áp lực và mình khó có thể kết bạn và nói chuyện với nhiều người.
Từ lúc đó cho đến bây giờ là 9 năm, mình chứng kiến rất nhiều cuộc cãi vã, khiến cho mình cảm giác rất bình thường, nhưng nó lại là 1 áp lực vì tâm lý của mình.
Tại sao gia đình của lại không hạnh phúc, mình thực sự sống không vui vẻ, thực sự không tìm được niềm vui để sống. Bố của mình không phải người xấu, bố là người bố tốt nhưng không phải người chồng tốt, mẹ là người lúc nào cũng chăm lo, lo lắng liệu mình đi học xa có ăn uống tử tế không nhưng mẹ là người không kìm được nóng giận và giận cá chém thớt. Mình hay cãi lại lời bố mẹ, nhiều lúc mình thấy bố mẹ buồn vì những lời nói đó, đó là lỗi của mình.
Mình hiểu những gì mẹ phải chịu đựng, hiểu những gì phải qua. Mẹ hãy nói bố tệ ra sao với mẹ, bố hay nói rằng mẹ mày thế này thế kia. Mình thực sự không biết phải làm sao. Mình không thấy ai đúng ai sai, nhưng mình không thể bỏ trốn vì còn 2 em trai ở phía sau. Nếu chết rồi người phải chịu áp lực này là 2 em trai mình. Nhưng 2 năm gần đây mình luôn nghĩ đến cái chết. Nhưng nếu chết rồi sợ rằng bố mẹ không chịu nổi.
mục đích sống
,tâm lý học
,tâm sự cuộc sống
Lúc trước khi kết hôn có lẽ mình sẽ không thể hiểu được vì sao có những con người khi sống một mình rất ổn nhưng kết hôn rồi thì lại không thể sống hòa bình với người vợ/chồng của mình.
Thực ra nếu đứng ở góc của người con, mình xin không bàn xét nữa vì quá nhiều người đã đưa ra comment rồi, mình chỉ xin đứng ở góc một người đã làm cha làm mẹ để chia sẻ.
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc theo mình không phải chỉ hai người tốt là đủ, mà quan trọng phải là hòa hợp. Từ lối sống, cách suy nghĩ, cách hành xử hay lựa chọn cũng cần có sự dung hòa. Mình lấy ví dụ: anh ăn mặn nhưng tôi ăn nhạt, thế thì chấp nhận ăn vừa vừa, cần thì có bát nước mắm để anh chấm cho đậm đà. Nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng làm được điều đó, cái tôi của mỗi người quá lớn để phải thay đổi vì ai đó. Dần dần tạo thành khoảng cách, mâu thuẫn, vân vân mây mây.
Trong hôn nhân, đàn ông thường hay ngoại tình vì đàn ông có tính tự do cao hơn phụ nữ, có thể họ thấy thế là vui, là chinh phục nhưng phụ nữ thì không, cho nên phụ nữ ngoại tình thì hay bỏ chồng hơn là đàn ông bỏ vợ. Nếu hai người đã xác định bỏ qua và tiếp tục chung sống thì nên bỏ qua hoàn toàn, còn không thì thôi, đường ai nấy đi vì vết nứt nếu không gắn khéo sẽ chỉ chờ dịp để nứt sâu hơn.
Câu chuyện bạn nói, không ai đúng, không ai sai (vì mình đâu ở trong cuộc mà biết được lý do chính xác vì sao bố bạn làm vậy), mà theo mình vì sự hòa hợp chưa đủ, cũng có thể vì nhau chưa đủ.
Còn bạn, hãy cứ bình tĩnh, hãy cứ sống một cuộc sống bình thường, và chấp nhận sự thật, chấp nhận những gì đang có.
Solitary
Lúc trước khi kết hôn có lẽ mình sẽ không thể hiểu được vì sao có những con người khi sống một mình rất ổn nhưng kết hôn rồi thì lại không thể sống hòa bình với người vợ/chồng của mình.
Thực ra nếu đứng ở góc của người con, mình xin không bàn xét nữa vì quá nhiều người đã đưa ra comment rồi, mình chỉ xin đứng ở góc một người đã làm cha làm mẹ để chia sẻ.
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc theo mình không phải chỉ hai người tốt là đủ, mà quan trọng phải là hòa hợp. Từ lối sống, cách suy nghĩ, cách hành xử hay lựa chọn cũng cần có sự dung hòa. Mình lấy ví dụ: anh ăn mặn nhưng tôi ăn nhạt, thế thì chấp nhận ăn vừa vừa, cần thì có bát nước mắm để anh chấm cho đậm đà. Nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng làm được điều đó, cái tôi của mỗi người quá lớn để phải thay đổi vì ai đó. Dần dần tạo thành khoảng cách, mâu thuẫn, vân vân mây mây.
Trong hôn nhân, đàn ông thường hay ngoại tình vì đàn ông có tính tự do cao hơn phụ nữ, có thể họ thấy thế là vui, là chinh phục nhưng phụ nữ thì không, cho nên phụ nữ ngoại tình thì hay bỏ chồng hơn là đàn ông bỏ vợ. Nếu hai người đã xác định bỏ qua và tiếp tục chung sống thì nên bỏ qua hoàn toàn, còn không thì thôi, đường ai nấy đi vì vết nứt nếu không gắn khéo sẽ chỉ chờ dịp để nứt sâu hơn.
Câu chuyện bạn nói, không ai đúng, không ai sai (vì mình đâu ở trong cuộc mà biết được lý do chính xác vì sao bố bạn làm vậy), mà theo mình vì sự hòa hợp chưa đủ, cũng có thể vì nhau chưa đủ.
Còn bạn, hãy cứ bình tĩnh, hãy cứ sống một cuộc sống bình thường, và chấp nhận sự thật, chấp nhận những gì đang có.
Đậu Đậu
Người ẩn danh
Đọc những dòng tâm sự của b làm m nhớ đến những lá thư của bố m. Bố của m ngày xưa cũng ở hoàn cảnh giống như b. Những trận cãi vã giữa bà nội và ông nội, nỗi lòng của một ng con, nhất là con trai cả trong gđ mà bên dưới còn 5 đứa em. Tất cả hiện ra trong lá thư nhỏ gấp vuông vắn, khi ông cho tay vào túi áo và phát hiện ra có ai đó đã lén bỏ lá thư vào. Ko biết là từng con chữ đã thổi nỗi dằn vặt vào lòng ng, hay chính là nỗi dằn vặt của lòng ng đã hóa hình thành những con chữ - còn hằn lên qua những nếp nhàu bởi có ng đọc trắng bao đêm để rồi cuối cùng trở thành kỷ vật đc lưu giữ trong chiếc hòm gỗ xanh có khóa
Đúng như b nói, ng tốt ở vs nhau chưa chắc đã là 1 sự kết hợp tốt đẹp. Thế thì còn tồi tệ đến thế nào khi 1 ng tốt ở vs 1 ng ko có tí tốt nào. Ông nội của m là 1 ng cha tốt, nhìn những bức ảnh ông bế con cũng đủ thấy. Ông là 1 ng bằng hữu tốt, bạn bè của ông vẫn khóc mỗi khi nhắc đến ông dù ông mất đã nhiều năm rồi. Có chăng yếu điểm của ông là quá ủy mị và quá đào hoa. Ông ko trăng hoa nhg ông đào hoa. Còn bà nội của m là 1 ng rất tài giỏi. Bà nói dối rất giỏi, diễn xuất rất giỏi, văn chương lý luận xuất chúng. Bà có thể làm đc những việc mà ng có 1 chút đạo đức ko ai làm đc. Đến nay đã ngoài 80 rồi mà vẫn ko thay đổi. Còn ông nội của m thì mất lâu rồi
Trc khi mất ông dặn dò bố m là gánh vác trách nhiệm của 1 ng cha thay cho ông. Nhg có lẽ ông ko tưởng tượng đc 2 chữ trách nhiệm ông trao lại là 2 miếng bánh phồng tôm chưa chiên, sau khi ông mất rồi thì nó đc chiên bằng thứ dầu mang tên biến cố để rồi phình to gấp trăm lần. Tệ nạn, tù tội, tán gia bại sản và bệnh tật lần lượt ghé thăm con trai, con gái, con dâu, con rể của ông. Bn khó khăn và bn khổ cực đều dồn hết lên vai bố mẹ m. Đến nay m vẫn thấy ớn, ko hiểu tại sao 1 cái gđ nát như c*t thế mà bố mẹ m vẫn lèo lái để vượt qua đc. Có lần m nói vs bố mẹ "con thấy bố mẹ hoàn hảo" mà mẹ m bật khóc
Nói vậy thôi chứ m hiểu đc tại sao bố mẹ m làm đc những điều phi thường ấy đấy. Một lời hứa mà bố m đã hứa vs ông trc khi ông mất liệu có phải là nỗi lòng lo lắng của ng cha hướng về những đứa con, liệu có phải là niềm an ủi của ng con để cha yên lòng nhắm mắt? Hay thực ra đó là 1 ngọn lửa sống mà ông muốn truyền cho con mình? Và còn mẹ m, tại sao "dám" đủ can đảm mà chung vai gánh vác vs bố m? Nếu bảo tình yêu thì tình yêu đó chỉ có trên phim. Phải chăng đó là tình thương lớn lao của 1 con ng có tấm lòng rộng lớn?
Tự nhiên viết tới đây thấy mình lan man quá, m khâm phục b nếu b vẫn đang đọc :)) Đã lỡ rồi nên m xin phép lan man nốt câu cuối: cái gì ng khác làm đc thì b cũng sẽ làm đc. Dù bằng cách này hay cách khác, dù ở hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác. Hãy nghĩ rằng chết là có lỗi vs bản thân. Nếu ko nghĩ đến bản thân thì hãy nghĩ chết là có lỗi vs bố mẹ. Ko có lỗi vs bố mẹ thì là có lỗi vs 2 đứa em. Nếu ko nghĩ đến bản thân, bố mẹ và 2 đứa em thì ít nhất hãy nghĩ chết đi là có lỗi vs trời đất, vs cái thằng đã vì b làm cho xúc động mà lan man cả tờ A4 này 🤧
Quang Lộc
Điều bạn cần là ra ngoài hít thở không khí, không gian thoáng đãng để những tiêu cực trong người được cuốn trôi sang bên ngoài. 2 năm mà quanh quẩn với việc tự tử là không hề ổn chút nào đâu, hãy tìm đến một người bạn thân để chia sẻ cảm xúc, hoặc một người có chuyên môn về tâm lí.
Những tác nhân hình thành nên sự tiêu cực của bạn có thể đến từ cách bạn sinh hoạt hằng ngày nữa (ăn-ngủ-hoạt động) nên để tâm đến vấn đề này một chút. Thay đổi từ bên trong trước rồi mình lo liệu các vấn đề từ bên ngoài.
Trung Kiên
Cách thức chết thì dễ, mà để dám chết thì khó lắm! Bạn có bao giờ nghĩ rằng chết có thực là hết không? Hay nó chỉ chuyển từ cảnh khổ này sang cảnh khổ khác?
Bố mẹ có nhiều vấn đề với nhau, điều mình cần làm là một cây cầu kết nối giữa hai người họ. Đã bao giờ 3 người ngồi xuống với nhau nói chuyện hay chưa? Bố mẹ mình cũng từng có rất nhiều trận cãi nhau vì mình chính xác là cái bình cảm xúc để họ trách móc người kia, suy ra mình bị tiêu cực rất nhiều. Nhưng mình đã ngồi lại, như là một nhà trị liệu tâm lí nghiệp dư cho bố và mẹ bày tỏ với nhau vậy, lúc đó mình sẽ đảm nhận kiểm soát cảm xúc của hai người và dẫn dắt câu chuyện theo một chiều hướng tích cực hơn. Và cứ thế, 2-3 lần là hết ngại, mọi người bày tỏ ý nghĩ chân thật của mình nhiều hơn và có sự đồng cảm với người đối diện hơn rất nhiều. Bản thân mình cũng thay đổi từ việc đó rất nhiều.
Khi sự tiêu cực đến với bạn, đừng kìm nén nó mà hãy tìm cách để giải tỏa và trong đầu luôn nghĩ đến các giải pháp để đơn giản hóa mọi chuyện hơn.
Tin mình đi, chúng ta, ai cũng xứng đáng có một cuộc đời tốt hơn. Niềm vui rồi sẽ đến, đừng vội nghĩ đến chuyện tự vẫn, khi mà chuyện vui còn chưa đến bạn nhé!