Làm thế nào để thuyết trình hiệu quả?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Kevin Hale là đồng sáng lập của Wufoo, được tài trợ bởi Y Combinator vào năm 2006 và được SurveyMonkey mua lại với giá 35 triệu đô vào năm 2011. Trong bài này, Kevin với vai trò là đối tác tại YC nói về cách thuyết trình một startup hiệu quả.

1. Ý tưởng startup là giả thuyết làm thế nào để công ty bạn phát triển thật nhanh. Giả thuyết gồm 3 phần là Vấn đề, Giải pháp và Insight.

2. Về vấn đề, cơ bản cần có các yếu tố:

a. Phổ biến

b. Gia tăng

c. Gấp

d. Đắt giá

e. Bắt buộc phải có

f. Thường xuyên gặp phải

3. Giải pháp công nghệ phải được trình bày dựa trên vấn đề. Tránh bắt đầu từ giải pháp không xuất phát từ vấn đề (SISP)

4. Về insight, cần có cái gì khiến cho công ty bạn độc đáo, sở hữu các lợi thế bất đối xứng. Có 5 loại lợi thế bất đối xứng là:

a. Founder là top 100 chuyên gia hàng đầu thế giới hoặc có kiến thức sâu, có bằng sáng chế trong lĩnh vực

b. Thị trường của bạn tăng ít nhất 20% mỗi năm (cái này là yếu tố bổ sung, nếu chỉ có mình nó sẽ yếu)

c. Sản phẩm của bạn tốt hơn 10 lần so với đối thủ cạnh tranh

d. Chi phí có khách hàng mới của bạn bằng 0

e. Bạn độc quyền vững chắc trong một ngách nào đó

5. Đừng cố trình bày tất cả những gì bạn có. Nhà đầu tư giỏi sẽ nghe bạn nói và hình dung các phần còn lại

VẬY CẦN ĐÓNG GÓI NHỮNG GÌ ĐỂ TRÌNH BÀY CHO NHÀ ĐẦU TƯ?

6. YC Startup application form có đủ các câu hỏi để đánh giá startup. Ở dưới có link hướng dẫn làm thế nào để apply thành công nhưng rất nhiều founder apply đọc bài này. Rất nhiều startup tốt nhưng không apply thành công với YC do không biết cách trình bày.

7. Cơ bản là không nên bán ý tưởng cho YC. Với nhà đầu tư bình thường thì startup phải “bán” ý tưởng cho họ thông qua trình bày, hỏi đáp, tìm các lý do vì sao startup có thể thất bại. Với nhà đầu tư giỏi thì họ tự bán cho họ thông qua việc họ nghe bạn trình bày, hình dung với sự lạc quan dựa trên kiến thức của họ về những cơ hội hiếm có khiến startup như của bạn trở thành unicorn và họ bán lại cho founders. Vì vậy, với nhà đầu tư giỏi thì founder không cần “bán” cho họ

8. Vấn đề của việc thuyết trình nằm ở chỗ:

a. Nhà đầu tư có hiểu ý tưởng của bạn không?

b. Ý tưởng đó có làm cho họ phấn khích không?

c. Team có làm họ thích không? Họ có muốn làm việc với team đó không?

9. Yêu cầu đầu tiên là phải rõ ràng. Vì rõ ràng là cơ sở để tăng trưởng. Những công ty tốt nhất thế giới đều tăng trưởng hữu cơ dựa trên truyền miệng. Và để được truyền miệng thì phải dễ hiểu giúp người nói có thể trở thành người thú vị nhất bên bàn ăn. Khi người này kể cho người khác một cách đầy nhiệt huyết, người nghe đó lại kể cho người khác nữa. Quảng cáo và marketing là loại thuế đánh vào các công ty không có khả năng tạo nên cái gì đó đáng chú ý

10. Trước khi làm cho ai nhớ phải làm cho họ hiểu. Điều này liên quan đến các nguyên tắc làm cho ý tưởng dễ hiểu trong pitch là:

a. Dễ đọc

b. Đơn giản

c. Rõ ràng

11. Tập trung vào ý làm sao để pitch deck dễ đọc:

a. Làm sao để người già ngồi hàng ghế cuối cũng nhìn thấy

b. Cần làm cho rõ ràng với lượng khán giả lớn nhất. Sao cho dễ hiểu với cả những người ngu nhất, không biết gì về lĩnh vực bạn làm cũng hiểu.

c. Coi việc tập luyện nói về công ty của mình là quan trọng và phải tập đi tập lại thành thạo để sau này nói về công ty nhanh và hiệu quả với nhiều người: co-founder, người dùng, nhân viên, cổ đông…

d. Tránh những điều khiến cho việc trình bày ko rõ ràng:

  • Sự mơ hồ: nói một cách trừu tượng, hoặc có thể bị hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
  • Sự phức tạp: Không nên trộn nhiều thứ với nhau trong khi mô tả
  • Sự bí ẩn: Khiến người nghe không hiểu đang nói gì. Ví dụ như những từ riêng, tiếng lóng, đại từ không xác định..
  • Nói những thứ vô nghĩa hoặc bị coi là vô nghĩa, ví dụ những từ trống rỗng không có giá trị thông tin, đao to búa lớn mà những nhà đầu tư nghe nhiều phát chán. Nếu 1 phần bài thuyết trình không được lắng nghe thì họ sẽ không nhớ đến.

12. Hãy làm như một cuộc trò chuyện bình dân như nói với mẹ mình để khiến bà tự hào và dễ dàng kể lại bên bàn ăn cho mọi người

13. Không mào đầu, vòng vo, hãy trình bày thẳng vào vấn đề

14. Phải trình bày theo cách khiến cho người nghe có thể tái tạo được hình ảnh trong đầu về những cái công ty của bạn đang làm. Để thuận lợi cho việc tái tạo hình ảnh này, cần sử dụng các DANH TỪ. 3 loại danh từ cần dùng bao gồm:

a. Bạn đang làm gì?

b. Vấn đề bạn đang giải quyết là gì?

c. Khách hàng của bạn là ai?

Từ ngữ mô tả chính xác, đơn giản, cụ thể, không thể hiện “sự tự vệ” trong cách diễn tả bằng những từ đao to búa lớn.

15. Mặc dù câu giới thiệu dễ hiểu nhưng vẫn phải kích hoạt sự tò mò của nhà đầu tư, khiến họ tự hỏi làm thế nào họ làm được như vậy? Họ có đội ngũ đủ tốt để làm điều đó ko? Họ đã đi được bao xa? Để từ đó họ đọc tiếp tìm hiểu. Chỉ đưa WHAT, không đưa HOW, WHY vào.

16. Nếu muốn diễn đạt kiểu “xây dựng Uber cho ngành…” thì cần phải xem xét 2 điều sau:

a. Tên đầu (Uber) có đủ lớn và chắc chắn nhà đầu tư biết đến không?

b. Lĩnh vực đó có cần loại hình đó hay ko? (Uber)

c. Cách diễn đạt này thường bị coi là SISP

17. Pitch khiến cho người đọc hứng thú. Muốn vậy phải khiến họ tiêu thời gian một cách hiệu quả, hay nói cách khác pitch cần súc tích. Nhà đầu tư đọc rất nhiều pitch nên sẽ chỉ nhớ được 2-3 ý. Founder phải nung nấu ý tưởng của mình và tập luyện nói về nó rất nhiều mới có thể diễn đạt nó súc tích. Súc tích còn nói nên bản thân là người hiệu quả trong công việc, tư duy và hành động. Founder luôn biết điều gì là quan trọng nhất

18. Khi pitch đừng cố nói hết những gì cần nói. Chỉ nói đc 5-6 điều với hy vọng nhà đầu tư sẽ nhớ được 2-3 điều về startup của mình. Làm thật tuyệt vời để họ không thể không hẹn mình sau đó được.

19. Cách founder thể hiện mình trước các nhà đầu tư cũng quan trọng không kém. Pitch như thế nào cũng là thông tin quan trọng để nhà đầu tư hiểu hơn về founder, team. Hài hước, thẩm mỹ, tinh tế…Pitch nhà đầu tư như tán người yêu. Phải làm cho họ thích mình.

20. Nếu vấn đề startup của bạn giải quyết thực sự phức tạp thì phải tìm cách đơn giản hoá tốt nhất để mọi người vẫn hiểu. Không được chỉ nói cho những trong nghề hiểu mà bỏ qua những người khác

21. Pitch tốt nhất đối vs nhà đầu tư là pitch khiến họ muốn bỏ việc để xin vào startup của bạn

Xem full video tại đây:


https://cdn.noron.vn/2021/01/06/file-1609919934.png
Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp