Làm thế nào để tạo sức hút cho sân khấu thiếu nhi?
Trong xu thế hiện nay, khi nhiều loại hình giải trí bùng nổ, các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm những sân chơi, điểm sinh hoạt văn hóa, nhất là sân khấu dành cho thiếu nhi nhằm giúp con mình có những trải nghiệm, tiếp thu kiến thức trong lĩnh vực này. Thế nhưng làm sao để những sân khấu này có thể trở nên thu hút các em nhỏ được lại là một câu hỏi lớn.
nghệ thuật
Để mang đến nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, chương trình giải trí, bổ ích đến với thiếu nhi thành phố, các đơn vị sân khấu nghệ thuật công lập và xã hội hóa nên đẩy mạnh thực hiện Dự án “Sân khấu học đường” trên địa bàn các trường tiểu học, trung học ở thành phố. Đây là một trong những chương trình giúp học sinh tiếp cận, hiểu thêm về nghệ thuật dân tộc, tạo dựng một tầng lớp công chúng đến với sân khấu truyền thống; qua đó, đào tạo những tài năng và nguồn diễn viên cho các hoạt động nghệ thuật.
Qua các buổi biểu diễn, các em học sinh sẽ được học về giọng nói, diễn xuất, sáng tạo tình huống của các nhân vật, giúp tăng khả năng tập trung và ghi nhớ một cách dễ dàng hơn. Đối với giáo viên, đây sẽ là cơ hội được tiếp cận và thực hành sân khấu nhằm làm mới cách truyền đạt của mình sau các suất diễn kịch ngoại khóa.
“Sân khấu học đường” còn là nơi phát hiện các tài năng trẻ nhằm đào tạo thành diễn viên chuyên nghiệp, kế cận cho bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống nước nhà; cần phải giữ "lửa" cho sân khấu học đường vì đây là con đường hữu hiệu, cầu nối giúp học sinh hiểu hơn về các loại hình sân khấu, góp sức lưu truyền những giá trị quý giá của sân khấu và âm nhạc dân tộc.
Bùi Đức Lương
Để mang đến nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, chương trình giải trí, bổ ích đến với thiếu nhi thành phố, các đơn vị sân khấu nghệ thuật công lập và xã hội hóa nên đẩy mạnh thực hiện Dự án “Sân khấu học đường” trên địa bàn các trường tiểu học, trung học ở thành phố. Đây là một trong những chương trình giúp học sinh tiếp cận, hiểu thêm về nghệ thuật dân tộc, tạo dựng một tầng lớp công chúng đến với sân khấu truyền thống; qua đó, đào tạo những tài năng và nguồn diễn viên cho các hoạt động nghệ thuật.
Qua các buổi biểu diễn, các em học sinh sẽ được học về giọng nói, diễn xuất, sáng tạo tình huống của các nhân vật, giúp tăng khả năng tập trung và ghi nhớ một cách dễ dàng hơn. Đối với giáo viên, đây sẽ là cơ hội được tiếp cận và thực hành sân khấu nhằm làm mới cách truyền đạt của mình sau các suất diễn kịch ngoại khóa.
“Sân khấu học đường” còn là nơi phát hiện các tài năng trẻ nhằm đào tạo thành diễn viên chuyên nghiệp, kế cận cho bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống nước nhà; cần phải giữ "lửa" cho sân khấu học đường vì đây là con đường hữu hiệu, cầu nối giúp học sinh hiểu hơn về các loại hình sân khấu, góp sức lưu truyền những giá trị quý giá của sân khấu và âm nhạc dân tộc.