Làm thế nào để tăng hiệu suất công việc khi mỗi ngày chỉ có 24 giờ?
Thật sự là nhiều khi mình thấy 1 ngày quá ngắn, không đủ để hoàn thành mọi công việc nên rất mệt mỏi.
kỹ năng mềm
Mình có 2 điều sau muốn khuyên bạn:
1/ Tập trung vào những chi tiết nhỏ thay vì kết quả cuối cùng
"Kế hoạch có xuất sắc tới đâu thì đôi khi cũng cần phải nhìn vào kết quả cuối cùng".
- Winston Churchill.
Dù cho quá trình tốt tới mức nào thì kết quả vẫn là thứ quan trọng nhất. Đúng, bạn có thể có một kế hoạch hiệu quả: không tồn đọng email, hay dán giấy nhớ theo một hệ thống dễ hiểu,... nhưng chúng chỉ thể hiện rằng bạn đang làm tốt những "việc râu ria" mà thôi.
Xét cho cùng, thước đo chính xác nhất của hiệu suất công việc chính là bạn làm và hoàn thành được bao nhiêu. Những người có hiệu suất công việc cao luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ sẵn sàng làm mọi thứ, vượt qua nỗi sợ và bỏ ngoài tai mọi nghi vấn.
Tất nhiên, quá trình vẫn là một yếu tố quan trọng để có được kết quả. Nhưng hãy đảm bảo rằng chúng đang hướng về mục tiêu mà bạn muốn, thay vì kéo bạn xa dần khỏi đích đến.
Hiệu suất phụ thuộc vào việc bạn thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đến mức nào, chứ không phải các "công việc râu ria". Đừng quá tập trung vào những chi tiết nhỏ. Tập trung vào kết quả thì hiệu suất công việc sẽ cải thiện theo.
2/ Thức giấc cùng điện thoại
Theo một cuộc khảo sát thì tỷ lệ người kiểm tra điện thoại trong vòng 1 tiếng sau khi tỉnh giấc lên tới 88% và 55% thì kiểm tra email trước cả khi tới công ty. Khi đọc đến đây bạn cũng có tự hỏi: chẳng phải nên bắt kịp với công việc ngay khi mới thức giấc sao? Nhỡ đâu có chuyện gì gấp hay thông tin gì mới trong đêm qua mà bản thân chưa biết? Nếu không nhìn chẳng phải mình "mù thông tin" hay sao?
Nhưng khi đi sâu hơn vào nghiên cứu, đây thực ra là một thói quen không tốt vì nó sẽ đặt bạn vào trạng thái căng thẳng và dễ bị sao nhãng (trước cả khi bạn dậy làm vệ sinh, ăn sáng,...). Cá là không ít lần, bạn đã muộn làm vì mải lướt mạng xã hội hay xem video trên YouTube. Ngoài ra đọc email công việc trước khi tới công ty cũng chưa chắc đã giúp được gì vì bạn còn chưa tới chỗ làm cơ mà.
Nhưng, ở một mức độ nào đó, việc kiểm tra email cũng chưa hẳn là xấu và chỉ áp dụng với một số ngành nhất định. Ví dụ như trường hợp bạn đã có máy tính ở nhà và công việc của bạn có thể thực hiện qua đó (thiết kế, video editor,...) thì việc kiểm tra email sẽ giúp bạn bắt kịp thông tin, chỉnh sửa sản phẩm nhanh chóng và không bị trễ.
Vậy nên, hãy vận dụng và điều chỉnh tuỳ theo công việc của bản thân.
Đào Mai Hương
Mình có 2 điều sau muốn khuyên bạn:
1/ Tập trung vào những chi tiết nhỏ thay vì kết quả cuối cùng
"Kế hoạch có xuất sắc tới đâu thì đôi khi cũng cần phải nhìn vào kết quả cuối cùng".
- Winston Churchill.
Dù cho quá trình tốt tới mức nào thì kết quả vẫn là thứ quan trọng nhất. Đúng, bạn có thể có một kế hoạch hiệu quả: không tồn đọng email, hay dán giấy nhớ theo một hệ thống dễ hiểu,... nhưng chúng chỉ thể hiện rằng bạn đang làm tốt những "việc râu ria" mà thôi.
Xét cho cùng, thước đo chính xác nhất của hiệu suất công việc chính là bạn làm và hoàn thành được bao nhiêu. Những người có hiệu suất công việc cao luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ sẵn sàng làm mọi thứ, vượt qua nỗi sợ và bỏ ngoài tai mọi nghi vấn.
Tất nhiên, quá trình vẫn là một yếu tố quan trọng để có được kết quả. Nhưng hãy đảm bảo rằng chúng đang hướng về mục tiêu mà bạn muốn, thay vì kéo bạn xa dần khỏi đích đến.
Hiệu suất phụ thuộc vào việc bạn thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đến mức nào, chứ không phải các "công việc râu ria". Đừng quá tập trung vào những chi tiết nhỏ. Tập trung vào kết quả thì hiệu suất công việc sẽ cải thiện theo.
2/ Thức giấc cùng điện thoại
Theo một cuộc khảo sát thì tỷ lệ người kiểm tra điện thoại trong vòng 1 tiếng sau khi tỉnh giấc lên tới 88% và 55% thì kiểm tra email trước cả khi tới công ty. Khi đọc đến đây bạn cũng có tự hỏi: chẳng phải nên bắt kịp với công việc ngay khi mới thức giấc sao? Nhỡ đâu có chuyện gì gấp hay thông tin gì mới trong đêm qua mà bản thân chưa biết? Nếu không nhìn chẳng phải mình "mù thông tin" hay sao?
Nhưng khi đi sâu hơn vào nghiên cứu, đây thực ra là một thói quen không tốt vì nó sẽ đặt bạn vào trạng thái căng thẳng và dễ bị sao nhãng (trước cả khi bạn dậy làm vệ sinh, ăn sáng,...). Cá là không ít lần, bạn đã muộn làm vì mải lướt mạng xã hội hay xem video trên YouTube. Ngoài ra đọc email công việc trước khi tới công ty cũng chưa chắc đã giúp được gì vì bạn còn chưa tới chỗ làm cơ mà.
Nhưng, ở một mức độ nào đó, việc kiểm tra email cũng chưa hẳn là xấu và chỉ áp dụng với một số ngành nhất định. Ví dụ như trường hợp bạn đã có máy tính ở nhà và công việc của bạn có thể thực hiện qua đó (thiết kế, video editor,...) thì việc kiểm tra email sẽ giúp bạn bắt kịp thông tin, chỉnh sửa sản phẩm nhanh chóng và không bị trễ.
Vậy nên, hãy vận dụng và điều chỉnh tuỳ theo công việc của bản thân.