Làm thế nào để sử dụng Mindmap hiệu quả?

  1. Giáo dục

  2. Văn hóa

  3. Sách

  4. Tâm lý học

  5. Noron

  6. Kỹ năng mềm

Hôm hay 15/8/2024

https://substackcdn.com/image/fetch/f_auto,q_auto:good,fl_progressive:steep/https%3A%2F%2Fsubstack-post-media.s3.amazonaws.com%2Fpublic%2Fimages%2Faea122c9-1dbc-4dcc-b2b0-7f2ecabcd2a6_2144x1175.jpeg

Có nhiều bạn mất rất nhiều thời gian để ghi chép bằng Mindmap, tuy nhiên đôi khi bạn sẽ thấy nó thực sự không hiệu quả.

Phải nhắc lại, Mindmap là công cụ, còn lại việc chúng ta học và tiếp nhận kiến thức như thế nào nằm ở trong tư duy, trong các thao tác chúng ta sử dụng não bộ của mình tiếp nhận, phân tích, lưu trữ, ứng dụng và sáng tạo từ những gì chúng ta nhận được. Vậy làm như thế nào để mindmap hiệu quả cho việc học sâu? Mình khái quát lại một số phần mình đã tiếp cận được gọi là GRINDE.

G: Group - Nhóm lại

Trước khi bắt tay vào mindmap, bạn có thể nhóm các thông tin lại thành những nhóm (các nhóm này sẽ có những đặc điểm chung nào đó). Chẳng hạn như trên bàn có 100 chiếc bút, chúng ta có thể nhóm theo màu sắc, hoặc nhóm theo loại, nhóm theo độ còn mực của bút,...Cố gắng tìm ra điểm chung của các thông tin là lúc đó não bộ của bạn bắt buộc bạn phải suy nghĩ và tư duy ban đầu về những thông tin mà bạn có.

R: Relate- Liên quan

Chọn ý chính và sau đó, xem xét các ý giải thích cho ý chính. Bạn có thể sử dụng tri thức bạn có trước đây, liên quan tới phần thông tin bạn đang tiếp nhận để giải thích, minh hoạ hoặc ví dụ.

Chẳng hạn khi đọc thông tin về trì hoãn, tôi có thể liên kết với bản thân (trước đây đã có tình trạng này), hoặc khi đọc thông tin về sơ đồ tư duy nói về phần liên quan này, tôi ngẫm lại thì trước đây thường đọc và chọn ra ý chính ý phụ chứ không ngẫm nghĩ về sự liên quan này.

I- Interconnective (liên kết)

Khi vẽ sơ đồ tư duy, ta thường tách từng phần, giống như các mảng độc lập trong bức tranh tổng thể có nhiều mảng. Các mảng không liên quan gì tới nhau (các phần thông tin không có chút liên quan). Việc của chúng ta là đặt ra các câu hỏi để mảng này liên quan tới mảng kia, mảng này giải thích mảng kia hoặc bằng bất kỳ cách nào để làm chúng có thể liên kết với nhau. Bạn nên tạo ra liên kết giữa các mảng này càng nhiều càng tốt, nhưng sau đó nên lựa chọn và đơn giản hoá nó nhằm tránh rối ren trong quá trình bạn lập sơ đồ tư duy.

N- Non-verbal (phi ngôn ngữ)

Đối với những từ dài hoặc khi chúng ta cần thực hiện mindmap nhanh trong cuộc họp, hội thảo nếu ghi đầy đủ sẽ rất mất thời gian. Vì vậy, có thể sử dụng những biểu tượng, viết tắt để làm nhanh hơn quá trình làm sơ đồ tư duy.

D- Direction (Hướng), dòng chảy

Sử dụng những mũi tên với quy ước của bạn để hiện hướng, kết nối của sơ đồ tư duy. Cùng thông tin A,B,C nhưng có thể chúng có nhiều hướng kết nối với nhau. Chẳng hạn A-C hoặc A,B - C. Có rất nhiều hướng khác nhau. Hãy quan tâm tới nó và tự giải thích xem tại sao lại có hướng đó.

E - Emphasize (Nhấn mạnh)

Với việc này, bạn có thể xem toàn bộ sơ đồ tư duy của mình một lần, sau đó chọn ra những kết nối nào quan trọng nhất thì nhấn mạnh lên, có thể bằng màu sắc, bằng độ dày của mũi tên, viết hoa...Để làm được điều này, não bộ của bạn phải đánh giá và nhìn bức tranh một cách tổng thể, đồng thời đưa ra lựa chọn. Như vậy, lại trải qua một quá trình (học) sâu hơn một chút.

Hôm nay mình chỉ học được tới đây thôi, mình cũng thử áp dụng trong 2 tuần xem có hiệu quả không rồi sẽ quyết định có thực sự dùng phương pháp này để ghi chép và học sâu hay không. Cảm ơn các bạn. 

Từ khóa: 

daihoc

,

phuongphaphoctap

,

hoctaphieuqua

,

giáo dục

,

văn hóa

,

sách

,

tâm lý học

,

noron

,

kỹ năng mềm